Âm Dương là gì?

1. khái niệm Âm Dương

việc học Âm Dương Ngũ Hành cũng giống như học triết lý, nó đòi hỏi phải có sự tưởng tượng, sự suy luận và có sự mạch lạc, bởi Âm Dương Ngũ Hành ở Phương đông nó mang tính triết lý sâu sắc nên cho chúng ta phải bỏ qua việc làm cho nó “khoa học” theo kiểu phương Tây. Để đơn giản và dễ hiểu nhất về Âm Dương thì khái niệm dễ hiểu đó là :

Âm Dương là sự đối lập của 2 mặt nhưng thống nhất với nhau

Âm chủ về phần nhu, phần ít, phần kém, phần nhỏ, phần đục, phần nặng…

Dương chủ về phần cương, phần nhiều, phần tốt, phần lớn, phần thanh, phần nhẹ..

.

cặp Âm Dương tương phản như Nóng – Lạnh, Sáng – Tối, Trái – Phải, Đen – Trắng, To – Nhỏ, Cao – Thấp, Giàu – Nghèo, Quân Tử – Tiểu Nhân, Già – Trẻ, Khỏe Mạnh – Ốm yếu, Nhanh – Chậm….

khi chúng ta nói đến Âm Dương tức là nói đến sự đối lập của chúng, như sự đối lập giữa Nóng và Lạnh, thì Nóng là Dương và Lạnh là Âm, nhưng thống nhất 1 điểm là chúng đều là Nhiệt độ. Giàu -Nghèo thì Giàu là Dương, Nghèo là Âm, Giàu nghèo đều thống nhất là Số lượng vật chất.

Bố – Con, thì bố là Dương, Con là Âm theo sự thống nhất là tuổi tác, nhưng Con là Dương còn Bố là Âm theo sức khỏe, vì con khỏe hơn bố. Bố là Âm so với ông Nội là Dương theo tuổi tác, nhưng Bố là Dương so với ông nội là Âm theo sức khỏe, vì ông nội yếu hơn bố. Âm Dương có thể chuyển đổi cho nhau từ Âm sang Dương và từ Dương sang Âm là như vậy, nhưng chuyển đổi phải cùng THỐNG NHẤT với nhau.

Tốt là Dương, Xấu là Âm. Quân Tử là Dương vì được gọi là tốt, Tiểu nhân là Âm vì xấu. nhưng xấu tốt chỉ có tính tương đối, như người này Tốt mặt này nhưng lại xấu mặt kia, người kia xấu mặt này nhưng lại tốt mặt kia., vì vậy khi đánh giá Tốt Xấu thì Tốt xấu về cái gì sau đó mới nói đến Âm Dương

chú ý : khi dùng lý Âm Dương phải có sự thống nhất giữa chúng, ví dụ Giàu Nghèo là cặp Âm Dương theo sự thống nhất vật chất, Quân Tử – Tiểu Nhân là cặp Âm Dương theo sự thống nhất là nhân cách, chứ không được suy luận thành Giàu là Quân tử vì nó đều là Dương, Nghèo là Tiểu Nhân vì nó đều là Âm, bởi xét theo tương quan so sánh thì giữa Giàu và Quân tử không có điểm thống nhất.

Âm Dương luôn đi cùng nhau, gắn liền và không rời nhau, nếu tách rời nhau thì không còn là Âm Dương nữa, khi đó chỉ là Thái Cực. và Âm theo Dương, Dương trước Âm sau. ví dụ Ban ngày sáng do có ánh sáng Mặt Trời nên là Dương, buổi tối thì không có ánh sáng nên tối, vì vậy là Âm, như vậy thực chất Âm theo Dương.

Sống – Chết có phải là 1 cặp Âm Dương? đây là 1 cái rất quan trọng cần phân biệt.

Theo nguyên lý Âm Dương thì Âm Dương không tách rời nhau, cùng xuất hiện 1 lúc, cùng tồn tại song song. “Dịch hữu Thái Cực sinh lưỡng nghi…”cái đồ hình thái cực ở trên cho ta thấy Âm Dương tồn tại song song. Thái cực đồng thời sinh cùng lúc Âm Dương. Do vậy Ban ngày là Dương thì ở “bên kia địa cầu” là Âm. hoặc ngoài trời nắng là Dương, trong nhà bóng mát là Âm. Dương có trước rồi đến Âm, hay Dương dùng để định nghĩa Âm.

khi đó Sống Chết không đồng thời trên cùng 1 sự vật, bởi nó chỉ là 1 trạng thái theo quá trình Sinh Lão Bệnh Tử, nó là “dòng đời”. cho nên Sống Chết không phải là cặp Âm Dương.

cái nặng đục thì xuống dưới nên là Âm, cái nhẹ trong bay lên là Dương, vậy electron nhẹ nên là Dương, Proton nặng đục nên làm Âm. electron bao ngoài nên là Dương, proton ở trong nên là Âm xét theo vị trí. eletron chuyển động nên là Dương, Proton đứng yên nên là Âm

Cho nên theo Phương Tây thì Eletron Âm, Proton Dương nhưng theo lý học phương Đông thì không phải như vậy, cái Âm Dương có thể hoán đổi cho nhau. 

Tụ Tán là 1 cặp Âm Dương. nước mưa Tụ lại là Âm, bốc hơi lên là Dương nhưng Tụ khí thì Sống nên là Dương, Tán khí thì chết nên là Âm. 

(Dẫn theo trang kimca.net)

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.