Bàn về hạnh phúc

Dưới đây là vài nghi nhận của tôi sau khi đọc quyển “Bàn về hạnh phúc” của Matthieu Ricard. Ông này là tiến sĩ sinh học người Pháp nhưng sau khi nhận bằng tiến sĩ đã bỏ tất cả qua Tây tạng học đạo và giờ đã ở đấy hơn 30 năm.

Cũng như những cuốn khác cùng chủ đề, tác giả đã dành nhiều trang sách nói về bản chất của đau khổ và chứng minh rằng, hạnh phúc là một cách sống mà người ta phải lựa chọn nó chứ không phải tìm kiếm ở bên ngoài. Ông đã có một diễn giải rất hay về những khoái cảm khi được thỏa mãn tham dục: Cái khoái cảm này giống như sự khoan khoái khi gãi ngứa. Tất nhiên là rất đã khi ngứa mà được gãi, nhưng càng gãi thì càng ngứa và đôi khi nó làm người ta gãi cho đến bật máu.

Xuất thân là nhà khoa học, ông diễn đạt những vấn đề gai góc của đạo học một cách sáng sủa mà lại không quá nôm na, sai lạc. Trong phần nói về “phá bỏ bản ngã” ông đã định nghĩa một cá thể gồm 3 phần: “cái tôi”, “con người” và “bản ngã”.

“Cái tôi” sống trong hiện tại, chính nó nghĩ “tôi đói”, “tôi đang tồn tại”. Đó là cái tôi thông qua kinh nghiệm hiện trạng của bản thân, cái tôi bản năng, cái tôi của “Ngã thức”.

Khái niệm “con người” rộng rãi hơn nhiều, nó là cái liên tục và năng động nối liền quá khứ, hiện tại và cả tương lai nữa. “Con người” cũng là tổng hòa các mối tương quan xã hội, thân thể, ý thức. Khái niệm về “con người tôi” này là lành mạnh nếu nó chỉ dừng lại ở mức khái niệm có tính ghi nhớ. Nó trở thành không lành mạnh nếu xem đó là thực thể tự chủ. Chỗ này khó hiểu, tôi xin mạn phép lấy ví dụ: “Tôi đã từng nghiên cứu lý số, từng xem cho nhiều người và được một số hoan nghênh” … đó là “con người tôi” như một bản ghi nhớ, nó không phải là thực thể. Nếu phát triển lên thành “tôi đã từng xem lý số rất hay và được kính trọng, tôi là cao nhân … và những gì tôi nói là chân lý …” thì thành mầm mống của đau khổ.

“Bản ngã” thì rắc rối hơn, nó là tổng thể không nhìn thấy được của chúng ta, là danh hiệu chung cho tất cả liên quan tới “tôi” như “tiếng tăm của tôi”, “tay chân tôi”, “gan ruột của tôi” … . Dù hết sức kính phục tác giả, tôi phải nhận là, ông ta cũng đã không làm sáng tỏ gì hơn một phần rất khó nhằn là chứng minh rằng, không tồn tại một cái gì như là cái “ngã” thực thể trong mỗi chúng ta. Ông ta chỉ chỉ ra được, cái ngã không có ở bất kỳ đâu trong chúng ta và chỉ là khái niệm nhưng được chúng ta nuôi dưỡng và tin tưởng là có thật. Tuy nói thì nghe dễ vậy, việc lãnh hội được điều này là vô cùng khó, mà chắc cũng khó lòng mà lãnh hội được chỉ qua con đường đọc sách đơn thuần.

Phần hay nhất của cuốn sách là phần nói về những nghiên cứu xã hội học để tìm hiểu mức độ hạnh phúc và những yếu tố ảnh hưởng tới nó.

Trong suốt 30 năm qua, có hơn 2000 công trình nghiên cứu về hạnh phúc tại hơn 70 quốc gia. Ruut Veenhoven đã tổng kết hầu hết các nghiên cứu và đưa ra 3 kết luận chính:

– Gen quyết định khoảng 50% khả năng hạnh phúc của một cá nhân.

– Những yếu tố như giáo dục, gia đình, xã hội có ảnh hưởng đến hạnh phúc nhưng không nhiều, chỉ vào khoảng 10 tới 15%.

– Phần còn lại là do thái độ và sự lựa chọn của chính cá nhân đó.

Trước tiên phải dừng lại và nói cho rõ là, để biết cái nào là do di truyền cái nào là do ngoại cảnh, người ta đã tập trung nghiên cứu các cặp sinh đôi. Những cặp sinh đôi cùng trứng có gen và môi trường nuôi dưỡng như nhau nếu được nuôi chung. Nhiều đôi, được tách ra từ nhỏ và sống với cha mẹ khác nhau thì là cùng gen nhưng khác môi trường nuôi dưỡng. Ví dụ như nghiên cứu của Tellegen, quan sát hàng trăm trường hợp sinh đôi được nhận nuôi riêng biệt, đã kết luận rằng, những đứa trẻ này có những đặc điểm tâm lý giống cha mẹ đẻ hơn (dù họ không nuôi chúng) cha mẹ nuôi. Hàng nghìn nghiên cứu tương tự đã được tiến hành và đã đưa đến kết luận như nêu ở trên.

Cái này cũng hết sức có ý nghĩa cho người học lý số. Những cặp song sinh, dĩ nhiên là không kể một xác suất rất nhỏ là sinh vào giao điểm 2 giờ, có cùng một lá số. Thế mà, theo nghiên cứu, gen chỉ quyết định 50%, 15% nữa là do môi trường, cũng có thể hiểu là cũng do vận số và có thể phát biểu lại là nếu cùng lá số, cùng môi trường nuôi dưỡng thì mới triệt buộc chưa đến 65% khả năng hạnh phúc, còn khoảng hơn 35% còn lại vẫn là do chúng ta lựa chọn và quyết định. Tỉ lệ này không phải nhiều nhưng cũng không ít. Tóm lại, trong khi cụm từ cải sửa số mệnh có thể chưa chính xác thì việc cá nhân có nhiều lựa chọn trong khuông khổ số mệnh là điều không còn nghi ngờ gì nữa (qua các nghiên cứu tâm lý học nêu trên).

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.