Trang Tử bình phê về Mặc học

“Không xa xỉ phô trương với đời sau, không lãng phí mọi vật, không khoe khoang về điển trương chế độ, gắng giữ kỷ luật để sẵn sàng cứu giúp việc khẩn cấp của đời; đạo luật thời xưa có chủ trương đó. Mặc Định và đệ tử Cầm Hoạt Ly nghe phong khí đó thì thích, nhưng họ tỏ ra thái quá và tạo ra sự khắc khổ cho bản thân. Họ vin vào lý do tiết dụng mà cấm nhạc, bảo rằng sống thì chớ ca hát, người thân chết thì không mặc tang phục. Mặc Tử chủ trương kiêm ái, mưu lợi chung cho thiên hạ, và phản chiến.

Đạo của Mặc Tử dạy không oán giận, Ông hiếu học và uyên bác, Ông mong mọi người đừng khác nhau, nhưng chủ trương của ông khác với những vua trước. Ông bỏ hết lễ nhạc thời xưa như: nhạc Hàm Trì của Hoàng Đế, nhạc Đại Chương của vua Nghiêu, nhạc Đại Thiều của vua Thuấn, nhạc Đại Hạ của vua Vũ, nhạc Đại Hộ của vua Thang, nhạc Tịch Ung của Văn Vương, nhạc Vũ của Vũ Vương và Chu Công.

Tang lễ thời xưa có nghi thức tùy sang hèn, tùy đẳng cấp. Quan quách của thiên tử có bảy lớp, của chư hầu có năm lớp, của đại phu có ba lớp, của kẻ sĩ có hai lớp. Nay theo Mặc Tử, hễ sống thì không ca hát, hễ thân nhân chết thì không mặc tang phục. Quan tài bằng gỗ ngô đồng dày ba tấc mà không dùng quách. Ông cho đó là khuôn mẫu để dạy người. Dạy thế e rằng không phải yêu người; tự đem đạo ấy thực hành cho mình, e rằng không phải yêu mình.

Tôi không công kích đạo của Mặc Tử. Nhưng người ta hát thì ông cấm, người ta khóc thì ông chê, người ta vui thì ông cản. Như thế có hợp tình người chăng ? Người ta sống thì cần lao, mà chết thì tang ma bạc bẽo. Đạo của Mặc Tử khắc khổ quá, khiến cho người ta lo và tủi, mà được thế lại khó khăn. Tôi e rằng đó không phải đạo của thánh nhân, vì trái với nhân tâm, không ai chấp nhận nó. Mặc Tử theo được, nhưng người khác thì sao ? Ông ấy cách biệt với thiên hạ như thế thật là xa đạo của thánh vương vậy”

Bất xỉ ư hậu thế,

Bất mỹ ư vạn vật,

Bất huy ư số độ,

Dĩ thằng Mặc Tử kiểu,

Nhi bị thế chi cấp.

Cổ chi đạo thuật hữu tại ư thị giả,

Mặc Định, Cầm Hoạt Ly văn kỳ phong nhi duyệt chi.

Vị chi đại quá,

Dĩ chi đại tuần.

Tác nhi phi nhạc,

Mệnh chi viết tiết dụng,

Sinh bất ca, tử vô phục.

Mặc Tử phiếm ái kiêm lợi nhi phi đấu,

Kỳ đạo bất nộ.

Hựu hiếu học nhi bác, bất dị,

Bất dữ tiên vương đồng,

Hủy cổ nhi lễ nhạc.

Hoàng Đế hữu Hàm Trì,

Nghiêu hữu Đại Chương,

Thuấn hữu Đại Thiều,

Vũ hữu Đại Hạ,

Thang hữu Đại Hộ,

Văn Vương hữu Tịch Ung chi nhạc,

Vũ Vương, Chu Công tác Vũ

Cổ chi tang lễ,

Quý tiện hữu nghi,

Thượng hạ hữu đẳng.

Thiên tử quan quách thất trùng,

Chư hầu ngũ trùng,

Đại phu tam trùng,

Sĩ tái trùng.

Kim Mặc Tử độc sinh bất ca, tử vô phục,

Đồng quan tam thốn nhi vô quách,

Dĩ nhi pháp thức.

Dĩ thử giáo dân,

Khủng bất ái nhân,

Dĩ thử tự hành,

Cố bất ái kỷ.

Vị bại Mặc Tử đạo.

Tuy nhiên,

Ca nhi phi ca,

Khốc nhi phi khốc,

Lạc nhi phi lạc,

Thị quả loại hồ ?

Kỳ sinh dã cần,

Kỳ tử dã bạc,

Kỳ đạo đại hộc.

Sử nhân ưu, sử nhân bi,

Kỳ hành nan vi dã.

Khủng kỳ bất khả dĩ vi thánh nhân chi đạo,

Phản thiên hạ chi tâm.

Thiên hạ bất kham.

Mặc Tử tuy độc năng nhậm,

Nại thiên hạ hà !

Ly ư thiên hạ,

Kỳ khứ vương dã viễn hĩ !

Thiên Thiên hạ còn bình về học thuyết của Mặc gia với kết luận rằng: “Mặc Tử quả là người tốt trong thiên hạ, không thể tìm được ai nữa như ông ấy; dù hình hài dung mạo khô héo, cũng không từ bỏ chủ trương của mình. Thực là bậc hiền tài vậy”.

(Dẫn theo trang khaotapdich.blogspot.com)

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.