Tri thức cơ sở về Lục Hào

Trong phép Ngũ thuật của người Trung Hoa, có hai môn học liên quan nhau rất chặt chẽ, đó là môn Bát tự học và môn Lục Hào. Nó bổ sung cho nhau phép xem “Tượng”. Đây cũng là chỗ tinh túy mà bao lâu nay Đoàn Kiến Nghiệp đã tận dụng nó để bổ túc trong phép luận của Manh Phái.

Tri thức cơ sở về Lục hào

Chương 1, Âm Dương ngũ hành

Một, Âm Dương ngũ hành

Âm Dương ngũ hành là một loại khái niệm Triết học thời Trung Quốc cổ đại, là một loại quan điểm duy vật mộc mạc mà cổ nhân nhận biết tự nhiên. 《 Dịch 》 viết: “Dịch hữu Thái Cực, thị sinh Lưỡng Nghi.”, chỗ nói “Lưỡng Nghi” chính là âm dương, cho nên 《 Dịch 》lại viết: “Nhất âm nhất dương chi vị đạo.” Âm Dương là chỉ sự vật mâu thuẫn, như ngày đêm, nóng lạnh, dài ngắn, đực cái, nam nữ, động tĩnh, cương nhu … Ngũ hành thì là phân tích đối với vạn vật thế giới càng chi tiết hơn, cổ nhân cho rằng, thế giới là từ 5 loại nguyên tố cơ bản là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ tổ hợp lại thành, hơn nữa tiến thêm một bước còn cho rằng, 5 loại nguyên tố này là chuyển hóa qua lại với nhau, chế ước nhau, cho nên chuyển hóa và chế ước, từ đó cơ cấu và hướng đi cấu thành vạn vật trong trời đất là thiên hình vạn trạng. Đối với quy luật ngũ hành chuyển hóa, có thể phân ra là hai loại tương sinh và tương khắc:

1. Tương sinh: Kim sinh thủy, thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim

2. Tương khắc: Kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim

Hai, Thiên can Địa chi

Thiên can Địa chi gọi tắt là can chi, là một bộ phù hiệu mà thời Trung Quốc cổ đại dùng để tính toán lịch pháp. Trong đó, thiên can có 10 can: Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý; Địa chi có 12 chi: Tý Sửu Dần Mão Thìn Tị Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi. Thiên can và địa chi kết hợp khởi lập thành tổ hợp 60 vị can chi, cũng gọi là Lục thập Hoa Giáp như biểu sau:

+ Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mão, Mậu Thìn, Kỷ Tị, Canh Ngọ, Tân Mùi, Nhâm Thân, Quý Dậu;

+ Giáp Tuất, Ất Hợi, Bính Tý, Đinh Sửu, Mậu Dần, Kỷ Mão, Canh Thìn, Tân Tị, Nhâm Ngọ, Quý Mùi;

+ Giáp Thân, Ất Dậu, Bính Tuất, Đinh Hợi, Mậu Tý, Kỷ Sửu, Canh Dần, Tân Mão, Nhâm Thìn, Quý Tị;

+ Giáp Ngọ, Ất Mùi, Bính Thân, Đinh Dậu, Mậu Tuất, Kỷ Hợi, Canh Tý, Tân Sửu, Nhâm Dần, Quý Mão;

+ Giáp Thìn, Ất Tị, Bính Ngọ, Đinh Mùi, Mậu Thân, Kỷ Dậu, Canh Tuất, Tân Hợi, Nhâm Tý, Quý Sửu;

+ Giáp Dần, Ất Mão, Bính Thìn, Đinh Tị, Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, Canh Thân, Tân Dậu, Nhâm Tuất, Quý Hợi.

Ba, Phân phối ngũ hành Can Chi

Đã là thế giới vạn vật đều thuộc âm dương ngũ hành, như vậy thì thiên can địa chi cũng không ngoại lệ, cổ nhân đem can chi phân phối ngũ hành như sau:

Kim kim mộc mộc thủy thủy hỏa hỏa thổ thổ

Âm dương âm dương âm dương âm dương âm dương

Tân Canh Ất Giáp Quý Nhâm Đinh Bính Kỷ Mậu

Dậu Thân Mão Dần Hợi Tý Tị Ngọ Sửu Mùi Thìn Tuất

Bốn, Nhị thập tứ tiết khí cùng mối quan hệ can chi

Lịch pháp xưa nay là không ngoài hai loại là Lịch Thái Dương và Lịch Thái Âm. Lịch Thái dương như dương lịch ngày nay thế giới thông dụng (tiền thân là Lịch Nho lược, thế kỷ 16 Giáo Hoàng Grêgôriô XIII sửa chữa mà hình thành dương lịch hư ngày nay), Lịch Thái âm như Lịch Hồi giáo thông dụng ở các nước theo đạo Hồi Giáo. Hai loại lịch pháp này phân biệt chủ yếu ở chỗ: Lịch Thái dương lấy địa cầu xoay một vòng quanh Thái Dương (so với địa cầu mà nói, thì Thái dương vận hành xoay quanh Hoàng đạo một vòng) là một vòng quy về một năm, cũng đem bình quân thành 12 tháng, tổng thể còn lại thì chia làm tháng lớn nhỏ bình nhuận. Ưu điểm của lịch Thái dương là phân rõ 4 mùa, chuẩn xác không sai; còn lịch Thái âm thì nghiêm khắc lấy chu kỳ mấy tháng sóc vọng của mặt trăng, bởi vì không có chú ý đến chu kỳ địa cầu xoay quanh mặt trời, cho nên không thể chuẩn xác mà phân chia ranh giới 4 mùa. Trên thực tế âm lịch của truyền thống Trung Quốc là một loại âm dương hợp lịch, là một phương diện lấy chu kỳ mấy tháng sóc vọng (ngắm vào mồng một và ngày rằm âm lịch) của mặt trăng, một phương diện lại đúng dịp làm được mà thiết lập ra tháng nhuận cùng trở lại đồng bộ một năm.

Chỗ nói 24 tiết khí là đem địa cầu quay xung quanh Thái dương (mặt trời) một vòng 360 độ cắt làm 24 phần là một vòng quy về một năm, tức là Thái dương ở Hoàng Kinh ở hướng đông mỗi lần di động một góc 15 độ là một “Khí”, di động một vòng 360 độ tổng cộng là 24 khí, âm lịch đem chỗ 24 tiết khí này đặt tên là Lập Xuân, Vũ Thủy, Kinh Chập, Xuân Phân, Thanh Minh, Cốc Vũ, Lập Hạ, Tiểu Mãn, Mang Chủng, Hạ Chí, Tiểu Thử, Đại Thử, Lập Thu, Xử Thử, Bạch Lộ, Thu Phân, Hàn Lộ, Sương giáng, Lập Đông, Tiểu Tuyết, Đại Tuyết, Đông Chí, Tiểu Hàn, Đại Hàn.Trong đó lấy 12 loại Lập Xuân, Kinh Chập, Thanh Minh, Lập Hạ, Mang Chủng, Tiểu Thử, Lập Thu, Bạch Lộ, Hàn Lộ, Lập Đông, Đại tuyết, Tiểu Hàn gọi là “Tiết khí”, còn lại gọi là “Trung khí”. Tiết khí, thông thường được lấy làm âm lịch, trên thực tế lại là nghiêm khắc dựa theo tính toán quy về một năm, thuộc về phạm trù âm lịch. Trong sắp xếp tứ trụ chỗ dùng năm tháng phân chia cũng là nghiêm khắc lấy tiết khí làm tiêu chuẩn, mà không phải là âm lịch thông thường hoặc là phân chia theo năm tháng dương lịch, chỗ này là nguyên tắc cơ bản khởi tứ trụ, khiến cho việc sắp xếp tứ trụ không bị ảnh hưởng bởi lịch pháp thay đổi mà bảo trì tính chuẩn xác, trọng yếu hơn là lấy năm hồi quy làm tiêu chí vài năm, phù hợp với tiết khí 4 mùa nóng lạnh thay đổi, tuân theo quan hệ nhân quả thiên đạo luân hồi, mà những chỗ này đều là cơ sở lý luận của mệnh lý học.

Hiện đem quan hệ tứ trụ năm tháng cùng tiết khí sắp xếp như sau:

+ Lập Xuân 315 độ Dần; Lập Hạ 45 độ Tị; Lập Thu 135 độ Thân; Lập Đông 225 độ Hợi;

+ Vũ Thủy 330 độ Dần; Tiểu Mãn 60 độ Tị; Xử Thử 150 độ Thân; Tiểu Tuyết 240 độ Hợi;

+ Kinh Trập 345 độ Mão; Mang Chủng 75 độ Ngọ; Bạch Lộ 165 độ Dậu; Đại Tuyết 255 độ Tý;

+ Xuân Phân 0 độ Mão; Hạ Chí 90 độ Ngọ; Thu Phân 180 độ Dậu; Đông Chí 270 độ Tý.

+ Thanh Minh 15 độ Thìn; Tiểu Thử 105 độ Mùi; Hàn Lộ 195 độ Tuất; Tiểu Hàn 285 độ Sửu;

Cốc Vũ 30 độ Thìn; Đại Thử 120 độ Mùi; Sương Giáng 210 độ Tuất; Đại Hàn 300 độ Sửu.

Chú thích:

1. Nghiêm túc mà nói bắt đầu một năm là lấy tiết Lập Xuân làm chuẩn, như lúc 9 giờ 31 phút ngày 4 tháng 2 năm 1994 là tiết Lập Xuân, thì năm Giáp Tuất tính từ lúc 9 giờ 31 phút ngày 4 tháng 2 năm 1994 khởi đến tiết Lập Xuân năm 1995 là dừng.

2. Bắt đầu mỗi tháng nghiêm túc mà nói là lấy lúc thời khắc giao tiết làm chuẩn, như lúc 9 giờ 31 phút ngày 4 tháng 2 năm 1994 tiết Lập Xuân, thì tháng Dần (tháng giêng) năm Giáp Tuất tính từ giờ Lập Xuân, đến 3 giờ 38 phút ngày 6 tháng 3 tiết Kinh Trập là dừng, từ 3 giờ 38 phút ngày 6 tháng 3 khởi tính là tháng Mão (tháng 2 âm), còn lại cứ loại suy như vậy.

Năm, Thiên can ngũ hợp

Giáp Kỷ hợp hóa thổ, Ất Canh hợp hóa kim, Bính Tân hợp hóa thủy, Đinh Nhâm hợp hóa mộc, Mậu Quý hợp hóa hỏa.

Chỗ nói là thiên can ngũ hợp, là chỉ 5 tổ thiên can tác dụng với nhau mà sản sinh thay đổi. Như Bính Tân hợp hóa thủy, là chỉ thiên can Bính gặp thiên can Tân, Bính vốn là hỏa, Tân vốn là kim, nhưng khi cả hại hợp lại một chỗ sẽ khởi phản ứng với nhau, nối lại hợp ở một chỗ, lại biến hóa thành thủy, giống như phản ứng hóa học thông thường, tính chất cả hai đều thay đổi, sinh thành tính chất mới. Đương nhiên ở trong lúc ứng dụng thực tiễn, hợp hóa là điều kiện nghiêm khắc, cũng không phải vừa thấy Bính Tân hợp thì cho là hóa thành thủy. Bính Tân như vậy, còn lại cái khác cứ loại suy ra.

Sáu, Địa chi lục xung

Bao gồm: Tý Ngọ xung; Sửu Mùi xung; Dần Thân xung; Mão Dậu xung; Thìn Tuất xung; Tị Hợi xung.

Địa chi lục xung là chỉ giữa các địa chi sinh khắc mà biến hóa, như địa chi Tý gặp địa chi Ngọ, cả hai xung nhau qua lại đều có tổn thất. Về phần xung này là tốt hay xấu, cần phải suy luận toàn bàn.

Bảy, Địa chi tam hợp

Hợi Mão Mùi hợp hóa mộc; Tị Dậu Sửu hợp hóa kim; Thân Tý Thìn hợp hóa thủy; Dần Ngọ Tuất hợp hóa hỏa;

Địa chi tam hợp lý giống như thiên can ngũ hợp, tức là giữa các địa chi tác dụng qua lại mà thay đổi tính chất, như 3 địa chi Hợi Mão Mùi tụ lại một chỗ, như vậy thì thành đổi hóa thành mộc. Ở trong thực tiễn địa chi tam hợp cũng có điều kiện nghiêm ngặt của nó.

Tám, Địa chi bán Tam Hợp

Bao gồm: Hợi Mão hợp mộc, Mão Mùi hợp mộc; Tị Dậu hợp kim, Dậu Sửu hợp; Thân Tý hợp thủy, Tý Thìn hợp thủy; Dần Ngọ hợp hỏa, Ngọ Tuất hợp hỏa.

Địa chi bán tam hợp lý giống như địa chi tam hợp, chẳng qua bởi vì cả ba không có đầy đủ, cho nên lực lượng so với tam hợp phải nhỏ hơn một chút.

 

Chín, Địa chi Lục Hợp

Bao gồm: Tý Sửu hợp thổ; Dần Hợi hợp mộc; Mão Tuất hợp hỏa; Thìn Dậu hợp kim; Tị Thân hợp thủy; Ngọ Mùi hợp thổ.

Địa chi lục hợp cũng là giữa các địa chi tác dụng lẫn nhau mà biến hóa, như Tý Sửu tụ ở một chỗ, thì biến hóa thành thổ, lực lượng địa chi lục hợp nhỏ hơn tam hợp và bán tam hợp.

Tác giả: Lesoi – Tử Bình diệu dụng

(Dẫn theo trang bocdich.com)

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.