Ngũ Hành Âm Dương trong Tử Vi

Theo hầu hết các sách cổ về Tử Vi, Bói Dịch, Tử Bình, Phong Thủy…v…v… thì thuyết ngũ hành Âm Dương phát xuất từ Kinh Dịch.

Nguồn gốc của các thuyết này là từ một mô hình tối cổ về các con số gọi là Hà Đồ. Tương truyền do trời ban cho vua Phục Hy, một ông vua thần thoại của Trung Hoa, cách đây khoảng 4000 năm. Khi Ngài đi tuần thú Phương Nam, qua sông Hoàng Hà, bỗng thấy một con Long Mã hiện lên, trên lưng nó có những chấm đen trắng. Khi về Ngài mới phỏng theo mà vẽ lại thành một bảng ký hiệu 10 số đếm bằng các chấm đen và trắng, xếp thành hai vòng trong và ngoài, theo đúng 4 phương: Nam, Bắc, Đông, Tây. Ở chính giữa là hai số 5 và 10. Ngài gọi là Hà Đồ, tức là bức đồ trên sông Hoàng Hà (chỉ là hình vẽ chứ không có chữ vì sự phát minh thuộc thời chưa có chữ viết). Bảng Hà Đồ chia 10 số đếm thành 2 loại Thuyết Âm Dương – Ngũ Hành xuất phát từ Kinh Dịch cổ. Nguồn gốc của thuyết này là từ một mô hình tối cổ về các con số gọi là Hà Đồ. Tương truyền do trời ban cho vua Phục Hy, một ông vua thần thoại của Trung Hoa, cách đây khoảng 4000 năm. Khi Ngài đi tuần thú Phương Nam, qua sông Hoàng Hà, bỗng thấy một con Long Mã hiện lên, trên lưng nó có những chấm đen trắng. Khi về Ngài mới phỏng theo mà vẽ lại thành một bảng ký hiệu 10 số đếm bằng các chấm đen và trắng, xếp thành hai vòng trong và ngoài, theo đúng 4 phương: Nam, Bắc, Đông, Tây. Ở chính giữa là hai số 5 và 10. Ngài gọi là Hà Đồ, tức là bức đồ trên sông Hoàng Hà (chỉ là hình vẽ chứ không có chữ vì sự phát minh thuộc thời chưa có chữ viết).

Bảng Hà Đồ chia 10 số đếm thành 2 loại số đối xứng nhau:

Số Dương, số Cơ, số Trời: 1, 3, 5, 7, 9.

Số Âm, số Ngẫu, số Đất: 2, 4, 6, 8, 10.

Số Sinh: 1, 2, 3, 4, 5.

Số Thành: 6, 7, 8, 9, 10.

Tuy nhiên, trong Hà Đồ không phải chỉ có Âm Dương, bởi vì chỉ riêng cơ chế Âm Dương thì không đủ giải thích mọi biến thiên phức tạp của vũ trụ. Trong đồ hình còn có cả nội dung tương tác của 10 số đếm, thông qua sự định vị 5 con số đầu tiên là 5 con số Sinh, đại diện cho 5 yếu tố vận động trong vũ trụ, đã được ghi rõ trong bài ca quyết:

Thiên nhất sinh Thủy, Địa lục thành chi.

Địa nhị sinh Hỏa, Thiên thất thành chi.

Thiên tam sinh Mộc, Địa bát thành chi.

Địa tứ sinh Kim, Thiên cửu thành chi.

Thiên ngũ sinh Thổ, Địa thập thành chi.

Nghĩa Là:

Số Trời 1 sinh Thủy, thành số Đất 6.

Số Đất 2 sinh Hỏa, thành số Trời 7.

Số Trời 3 sinh Mộc, thành số Đất 8.

Số Đất 4 sinh Kim, thành số Trời 9.

Số Trời 5 sinh Thổ, thành số Đất 10.

Như vậy Ngũ Hành đã được định cùng với 5 cặp số Sinh Thành ra chúng, có vị trí Tiên Thiên theo đúng các hướng của các cặp số:

1-6: Hành Thủy, phương Bắc.

2-7: Hành Hỏa, phương Nam.

3-8: Hành Mộc, phương Đông.

4-9: Hành Kim, phương Tây.

5-10: Hành Thổ, ở Trung Tâm.

Ngũ Hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ khi tương tác lẫn nhau cũng phải theo cơ chế hai chiều đối xứng là Âm và Dương, tức cơ chế Tương Sinh và Tương Khắc. Đây là tinh thần căn bản của thuyết Ngũ Hành. Theo đó cứ hai Hành đứng kề cận nhau thì sinh cho nhau, luân chuyển mãi không ngừng, các Hành cách nhau thì khắc chế nhau, và cứ thế mà luân lưu mãi, biểu thị cho triết lý cao siêu của sự đổi thay, biến dịch của vũ trụ tự nhiên.

Tính Chất Của Ngũ Hành:

Hành Mộc gọi là Phu Hòa, vì nó phân bố ra khí ôn hòa làm cho vạn vật được nẩy sinh tươi tốt.

Hành Hỏa gọi là Thăng Minh, có nghĩa là bừng sáng, có khí thịnh trưởng làm cho vạn vật được phát triển.

Hành Thổ gọi là Bị Hóa, vì nó đầy đủ khí hóa sinh vạn vật, làm cho vạn vật được đầy đủ hình thể.

Hành Kim gọi là Thẩm Bình, vì nó phát ra khí yên tĩnh, hòa bình, làm cho vạn vật kết quả.

Hành Thủy gọi là Tĩnh Thuận, vì có khí tĩnh mà nhu thuận làm cho vạn vật được bế tàng, gìn giữ.

Quan hệ tương sinh nghĩa là giúp cho nhau lớn hoặc sinh ra nhau. Quan hệ tương khắc là ức chế, làm thiệt hại nhau, nhưng phải biểu hiện cái ý quân bình và giữ gìn lẫn nhau giữa các Hành. Quan hệ tương sinh và tương khắc nếu thái quá lại làm cho sự biến hóa bị trở ngại khác thường thành ra thái quá hoặc bất cập.

Hành Mộc bất cập được gọi là Ủy Hòa, nghĩa là thiếu khí ôn hòa sẽ làm cho vạn vật rũ rượi, không phấn chấn.

Hành Hỏa bất cập được gọi là Phục Minh, nghĩa là thiếu khí ấm áp làm cho vạn vật ảm đạm, không sáng.

Hành Thổ bất cập gọi là Ty Giám, nghĩa là không có khí hóa sinh, sẽ làm cho vạn vật yếu ớt, không có sức.

Hành Kim bất cập gọi là Tòng Cách, nghĩa là không có khí thu liễm, làm cho vạn vật trở nên mềm giãn, không có sức đàn hồi.

Hành Thủy bất cập gọi là Hạc Lưu, nghĩa là không có khí phong tàng dấu kín, làm cho vạn vật bị khô queo.

Hành Mộc thái quá thì gọi là Phát Sinh, do sự khuếch tán khí ôn hòa quá sớm, làm cho vạn vật sớm phát dục.

Hành Hỏa thái quá gọi là Hách Hy, do khuếch tán hỏa khí mãnh liệt, làm cho vạn vật nóng nảy chẳng yên.

Hành Thổ thái quá gọi là Đơn Phụ, do có khí nồng hậu rắn chắc, làm cho vạn vật không thể thành hình.

Hành Kim thái quá gọi là Kiên Thành, do có khí cứng cỏi làm cho vạn vật ngay thẳng, không có sức nhu nhuyễn.

Hành Thủy thái quá gọi là Lưu Diễn, do có khí đầy tràn làm cho vạn vật phiêu lưu không thể về chỗ. Do đó 2 hệ thống tương sinh và tương khắc không tồn tại đơn độc, biệt lập. Trong tương khắc đã có ngụ ý tương sinh và ngược lại, để vạn vật cùng tồn tại và phát triển. Bởi vì vũ trụ không thể có sinh mà không có khắc, không thể có khắc mà không có sinh. Không có sinh thì vạn vật không nảy nở, không có khắc thì sự phát triển quá độ sẽ có hại.

Ngũ Hành của Thiên Can và Địa Chi:

Thiên Can:

Giáp là dương Mộc

Ất là âm Mộc

Bính là dương Hỏa

Đinh là âm Hỏa

Mậu là dương Thổ

Kỹ là âm Thổ

Canh là dương Kim

Tân là âm Kim

Nhâm là dương Thủy

Quý là Âm Thủy

Địa Chi:

Tý là dương Thủy

Sửu là âm Thổ

Dần là dương Mộc

Mão là âm Mộc

Thìn là dương Thổ

Tỵ là âm Hỏa

Ngọ là dương Hỏa

Mùi là âm Thổ

Thân là dương Kim

Dậu là âm Kim

Tuất là dương Thổ

Hợi là âm Thủy

Sự Tương sinh và tương khắc ngũ hành của Thiên Can:

Nhóm Dương:

Mậu sinh cho Canh, Canh sinh Nhâm, Nhâm sinh Giáp, Giáp sinh Bính, Bính sinh Mậu

Giáp khắc Mậu, Mậu khắc Nhâm, Nhâm khắc Bính, Bính khắc Canh, Canh khắc Giáp

Nhóm Âm:

Kỹ sinh cho Tân, Tân sinh Quý, Quý sinh Ất, Ất sinh Đinh, Đinh sinh Kỹ.

Ất khắc Kỹ, Kỹ khắc Quý, Quý khắc Đinh, Đinh khắc Tân, Tân khắc Ất.

Ngũ Hợp của Thiên Can:

Canh hợp Ất

Kỹ hợp Giáp

Mậu hợp Quý

Nhâm hợp Đinh

Tân hợp Bính

Nhị Hợp của Địa Chi trong Tử Vi:

Sửu hợp (sinh xuất cho) Tý,

Hợi hợp (sinh xuất cho) Dần,

Mão hợp (sinh xuất cho) Tuất,

Dậu hợp (sinh xuất cho) Thìn,

Tỵ hợp (sinh xuất cho) Thân,

Mùi hợp (sinh xuất cho) Ngọ

Tương Xung của Địa Chi trong Tử Vi:

Chia là 6 trục:

Dần Thân

Tỵ Hợi

Tý Ngọ

Sửu Mùi

Thìn Tuất

Mão Dậu

Tương Hại của Đia Chi trong Tử Vi:

Chia làm 6 cặp tương hại lẫn nhau:

Dần Tỵ

Ngọ Sửu

Tý Mùi

Thân Hợi

Thìn Mão

Tuất Dậu

Tương Hình của Địa Chi trong Tử Vi:

Có 4 cách hình nhau:

Cách hình Vô Lễ: Tý hình Mão, Mão hình Tý.

Cách hình Dựa Thế: Dần hình Tỵ, Tỵ hình Thân, Thân hình Dần.

Cách hình Vô Ơn: Sửu hình Tuất, Tuất hình Mùi, Mùi hình Sửu.

Cách hình Tự Hình: Thìn tự hình Thìn, Ngọ tự hình Ngọ, Dậu tự hình Dậu, Hợi tự hình Hợi.

(Dẫn theo blog Trần Nhật Thành)

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.