Lá số Ngô Bảo Châu (P1): Các cách nghiên cứu khoa học

vuivui

Khi tư duy logic chiếm ưu thế, chúng ta có những con người bảo thủ. Họ có thể rất giỏi, uy tín cao. Song sự nghiệp của họ ở đỉnh cao thì không thể sáng chói. Hay nói cách khác, họ không bao giờ đạt đến tầm vóc đỉnh cao trí tuệ của nhân loại được. Họ chỉ có thể là những con Gà to, đẹp mã trong một đàn gà, chứ không thể trở thành những con Công, con Phượng được.

Khi tư duy sáng tạo chiếm ưu thế. Họ cũng có thể rất giỏi, nhưng là giỏi ở một lĩnh vực hẹp nào đó, nhiều sáng kiến, tư duy độc đáo. Song sự phát triển thường thái quá mà dẫn đến phóng túng, thiểu kiểm soát, thành ra thường có những ý tưởng điên rồ, không tưởng, thiếu thực tế, và trên hết, khả năng hiện thực hóa rất khó khăn.

Một sự cân bằng giữa hai loại tư duy này là một trạng thái cân bằng, nhưng thể hiện bởi sự khác thường trong tâm sinh lý. Với những người làm công tác nghiên cứu khoa học. Cả ba trạng thái đều khả di, đó là loại tư duy logic chiếm ưu thê, tư duy sáng tạo chiếm tỷ lượng cao hơn, và loại cân bằng được hai loại tư duy trên. Chỉ những người cân bằng được hai loại tư duy trên mới cho ra được những nhà khoa học xuất sắc, phi thường. Ở chủ đề này, chúng ta xem xét những nhà nckh loại đó.

Tư duy logic đòi hỏi sự chặt chẽ, có tính tổ chức, quy trình thực hiện và hành động đều được sắp đặt có thứ tự, theo những quy tắc, thể chế. Tư duy có điều khiển, có lớp lang, …

Tư duy sáng tạo đòi hỏi sự nhạy bén, mẫn cảm, tính tự do, thoáng đạt. Không bị rằng buộc, hay trói buộc bởi những định kiến, không bảo thủ, mà luôn hướng tới sự sáng tạo, tìm ra cái mới. Vì thế, với họ, những người này khi tư duy, họ như chìm vào miên man, như nhập vào, hóa thân vào đối tượng mà họ đang quán xét. Có thể nói khi đó, họ như “nhập đồng” vậy. Ở họ, ta nói họ là những người có Ngộ tính cao. Sự hiểu biết của họ, đó là sự Giác Ngộ.

Người nckh, khi có cả hai, họ là những người có dấu hiệu phi thường nhân.

Trong tử vi, rất may là có tất cả những hệ sao này.

Hệ sao Giác Ngộ.

-Trước hết phải kể đó là các sao Không – Vong.

Tử vi có Lục kông – vong, đó là những sao: Địa không, Địa kiếp. Tuần, Triệt. Thiên không, Kiếp sát. Tuy nhiên, mức độ, hay tầm vóc có sự phân loại, và sự khác biệt rất rõ ràng. Như sao Không thì ngộ tính chiếm ưu thế so với sao Vong. Có thể nói, khi nói đến ngộ tính, người ta nghĩ đến các sao không là chính. Sao vong, có chăng chỉ có sao Triệt là còn có ý nghĩa. Còn địa kiếp và kiếp sát, ngộ tính của nó tập trung vào sự thăng hoa vô hạn của cá tính, như kiếp sát thì nóng nảy vô hạn, địa kiếp thì hung hãn vô độ. Khi đạt tới sự thăng hoa, ngộ tính xuất hiện. Song đáng tiếc, dù cho ngộ tính xuất hiện, thì hậu quả đã xảy ra, nên người đời chẳng có mấy khi còn có thể chứng kiến sự kiện giác ngộ của những sao này. Chỉ khi những sao này có sao kiềm chế, thì ngộ tính của chúng mới thể hiện. Đó là những điểm chói sáng, như ánh chớp trong bầu trời đêm vậy.

Xem xét trên thang bậc của sự giác ngộ, thì bậc nhất phải là hai sao Địa không và Địa kiếp. Thứ mới đến Tuần và Triệt, sau cùng là Thiên không, Kiếp sát. Nếu như sự phân loại này được phân theo chủ nghĩa kinh nghiệm, thì có thể nhiều người sẽ phản đối, bởi vì họ có thể cho rằng, thiên không mới là sao giác ngộ bậc nhất, kế đến thì thường thấy là tuần không, sau chót là địa không. Nhưng thực thì không phải như vậy. Đó chỉ là do bởi ở họ, chưa thấy rõ bản chất và nguồn gốc của các sao Không này. Đồng thời, trong khi xem xét các trường hợp cụ thể, phương pháp luận giải cũng không hẳn đã chuẩn xác, theo đó mà có những minh chứng chuẩn xác về từng sao !.

Tôi tuy không trình bày cụ thể bản chất và nguồn gốc của các sao không này ra đây. Nhưng có một lối có thể chỉ rõ và dễ dàng hiểu được hơn. Đó là, như chúng ta đều biết thiên không – câm đèn chạy trước ô tô. Địa không – đại nghịch bất đạo. Tuần không – trung dung. Cứ như thứ bậc hay cấp độ đó mà xét, địa không là mạnh nhất, tuân không trung dung mạnh nhì, và thiên không đứng cuối bảng, chỉ xem như là sự giác ngộ. Khi đó, chúng ta hiểu rằng, cấp độ của địa không là sáng tạo, nên người có địa không mà hỏng, là khùng khùng, điên điên, hành vi chả giống ai. Nên mới nói, phi thường là ở chỗ này, bất phi thường nhân thì thành khùng nhân. Với tuần không, chỉ có thể đưa người ta tới những bậc chân nhân, thấu hiểu lẽ biến hóa của trời đất. Với thiên không con người có thể giác ngộ.

Sự phân loại này chỉ là tương đối trên một bình diện về thang bậc mạnh yếu, chứ không thể nói người tuần không, hay địa không thì không giác ngộ, cũng như người thiên không thì khó có sáng tạo. Bởi vậy, 6 sao này, quan trọng nhất là ba sao Không, đối với tư duy, chủ về sự sáng tạo, giác ngộ.

-Hai sao Nhật Nguyệt.

Cũng là hai sao sáng tạo, nhưng ở hai sao này, sự sáng tạo không cực đoan như các sao Không Vong. Ở chúng có sự hài hòa, nên mang tính triết lý rất cao, đồng thời có tính mẫn cảm, sự nhạy bén mà ta thường gọi đó là những thông minh đĩnh ngộ, học một biết 10.

-Các sao mẫn cảm: Đó là các sao như: Đào, Hồng, Thai, Thiên riêu, Hóa khoa, Hóa kỵ, Khúc, Xương, Đà la, Phục binh, Thiên cơ, thiên mã, Thât sát. …

Tuy nhiên, các sao này có khác nhau, đối với giơi nckh thì các sao có trọng lượng là: Thiên riêu, Đà la, Khoa, Kỵ, Phục. Xếp theo thứ tự thì Riêu, Phục, Khoa, Kỵ, Đà. Nghệ thuật thì có Hồng, Đào, Xương, Khúc đứng đầu bảng

Có thể có nhiều người sẽ bảo rằng tôi phân loại theo cảm tính. Nhưng như đã trình bày với các sao không, thì sự phân loại ở đây cũng theo tiêu chuẩn xuất phát từ nguồn gốc các sao vậy. 

Hệ sao Logic.

Điển hình là các Sao:

Thiên hình, Thái tuế, Liêm trinh, Cự môn, Thái dương, Thiên lương, Khốc, Hư, …

Riêng với những người làm Toán, không thể không có những sao: Thiên hình, Thái tuế, Cự, Liêm trong kết cấu mệnh.

Thái dương khi làm chủ đối với người làm nckh thì sẽ có thiên hướng, triết học, Vật lý, kỹ thuật, hoặc nếu làm trong ngành Hóa thì đó phải là Hóa Lý. Hoặc văn chương, nghệ thuật tùy theo sự gia hội thêm các sao.

Sơ lược là như vậy.

Khi xét một con người cụ thể, ta phải có sự phối hợp, giao hội các sao, các thế đứng cũng như nhiều sự phối chế khác nữa. Trên cơ sở lý mệnh chủ thì sự phối hợp mới rõ ràng được.

Tôi không biết, đó là một sự bất công ở đời hay là một quy luật tự nhiên nào đó dành cho những vĩ nhân của nhân loại ?. Bởi vì, nói riêng những nhà khoa học xuất sắc, hay những vĩ nhân trong khoa học, số người thành công rất ít. Còn lại hầu như đều có những cuộc đời bi thảm. Đứng trên quan điểm tử vi, có thể thấy rất rõ, do bởi họ đều có những bộ có các sao Không Kiếp tham gia trong cơ cấu mệnh. Liên quan đến chúng, ta thấy có những câu phú, chẳng hạn như: Mệnh không, thân kiếp hoặc mệnh kiếp thân không chung thân bất toại. Tuần Triệt đương đầu thiếu niên tân khổ. Lục Không Vong có mặt trong cơ cấu mệnh mang lại cho đương số những dấu hiệu thiên tài, thì bản chất không vong cũng vùi dập người có số tới tận cùng đất đen. Đứng về mặt thường lý, người ta thây rằng họ là những người “chẳng giống ai”, ngỗ ngược, hay đi ngược lại “dòng chảy” của xã hội. Ở họ, là những đại biểu cho những cách mạng về tư tưởng, tinh thần. Như chúng ta đã biết về các loại cách mạng xã hội, mang tính vật chất – vai trò của phá kiếp không – đã ghê gớm như thế nào, thì những cuộc cách mạng khoa học, tư tưởng nó dai dẳng, thâm sâu, tàn bạo như thế nào. Chúng ta có thể xem xét tới các cuộc đời tấm gương như Chúa Jesu. Bruno, Galileo, Boltzmann, Gauss, Riemann, Lobasepxki, …thì đủ thấy nhân loại đã đón nhận những cách mạng trong nhận thức thế giới như thế nào đối với họ.

Những loại người này, sống trong một xã hội tự do, họ còn có cơ hội để minh chứng những đúng đắn trong cải cách của họ. Nhưng ở những xã hội phi tự do – đặc biệt phi tự do trong tư tưởng – thì họ là những nạn nhân chịu những oan trái thê thảm. Điều này giải thích tại sao, ở những xã hội này, rất khó sản sinh ra những vĩ nhân. Nếu có, đó chỉ là những vĩ nhân do chính xã hội đó tâng bốc kên mà thôi. Nhưng lịch sử sẽ nhanh chóng đào thải, vứt tên họ của những vĩ nhân đó vào sọt rác.

Do đó, những người này, để có được thành tựu, ở họ, không chỉ có những bộ sao về giác ngộ, logic, mà quan trọng nhất phải có những bộ sao thành tựu, những cấu trúc các sao tạo thế đứng cho chúng đảm bảo đưa họ tới thành công. Những điểm quan trọng nhất cho sự thành công, mấu chốt đều nằm ở Phúc. Chính Phúc tạo nên sự chu chuyển những thế cục trong mệnh đưa đương số tới thành tựu không chỉ về sự giác ngộ, mà còn tạo sự phù hợp, hay nói cách khác là ráp nối tư tưởng của họ với thời đại.

Nói thường lý như thế, có vẻ rất trừu tượng. Nhưng vào tử vi chúng rất cụ thể. Chúng ta sẽ thấy rõ khi đi tìm lá số cho giải fields này.

Trả lời câu hỏi của Gấu Trắng.

Trong đoạn trích, chú không viết có Triệt Vong. Chỉ có Địa kiếp và Kiếp sát. Bộ sao chế ngự được hai sao này, như đối với địa kiếp thì có Nhật Nguyệt, Tuần. Còn Kiếp sát thì có Tuần và Hóa khoa.

Nên nhớ, Nhật khác Nguyệt, trong việc thể hiện tầm vóc tư tưởng. Với Nguyệt thì Dịa kiếp khi lóe sáng mang tính thực dụng hơn đối với Nhật. Với Nguyệt, thì những sáng tạo mang tính thực nghiệm, gần gũi với đời sống, và gần với thực nghiệm. Như khi làm vật lý, thì họ có thiên hướng vật lý thực nghiệm, toán ứng dụng, hay làm kỹ sư sáng chế. Với Nhật thì có thiên hướng triết lý, lý thuyết, như nếu làm toán sẽ là toán lý thuyết, vật lý lý thuyết, triết học, thần học, … Riêng với Gấu Trắng, do Mệnh chủ là Thái dương, Cự môn chiếu là khách thành cách. Chú được biết cháu làm về toán, nhưng theo tử vi của cháu, chú thấy rằng cháu làm toán lý, chứ không thể chỉ là toán. Thành công của cháu sẽ là thành công trong lĩnh vực vật lý lý thuyết. Không thể là bất cứ ngành nào ngoài vật lý lý thuyết. Điểm chớp lóe trong sáng tạo của cháu sẽ là ý tưởng vật lý lý thuyết, nhưng có tầm vóc triết học. Lời đoán này, chú có thể ghi vào như một đoán có tính quyết đoán. Nếu cháu có ý định cưỡng lại, hay đang không là như thế, thì cứ ghi nhận để minh chứng hộ chú cho sau này.

Phần của chị htruongdinh, xin để bài tới.

Chủ đề này, Tôi muốn đề cập tới một cách tiếp cận cho việc nghiên cứu lá số của một nhà khoa học, với những đặc thù chỉ của những nhà khoa học. Tuy nhiên, Tôi luôn nhấn mạnh rằng. Cái gọi là nhà khoa học, không phải chỉ có những tiêu chuẩn Không Vong trong cơ cấu mệnh. Như đã thấy ở trên, một người làm công tác nghiên cứu, một giáo sư, một nhà sư phạm, một gì gì đó, không nhất thiết phải có Không Vong trong cơ cấu mệnh. Chú Ý. Trong cơ cấu Mệnh, chứ không phải là trong cung mệnh. Một nhà khoa học, Tôi đã phân có ba loại. Loại bảo thủ, bảo tồn, duy lý. Loại sáng tạo phóng khoáng, mang tính nghệ sỹ. Chỉ có loại cân bằng được hai điểm cực đoan trên mới thực sự là những nhà khoa học. Chỉ khi Không Vong trong cơ cấu mệnh hài hòa với những cách cục duy lý thì họ mới trở thành những nhà khoa học thực thụ. Rồi ra, có thành hay bại trong thời gian của cuộc đời họ là do cấu trúc của lá số có cách cục thành tựu hay là không.

Phối hợp ca ba yêu cầu này, chúng ta thấy một nhà khoa học thành tựu thì cực kỳ hiếm. Đa phần các nhà khoa học rất cơ cực, bị đời vùi dập. Một nhà khoa học thành tựu, cũng chẳng có gì đáng gọi là giàu có, cũng bởi hai điều kiện trên đã khó cho phép họ tập trung về vật chất. Dù giàu có, cuộc sống của họ cũng vẫn nghèo. Tức là cách sống của họ vẫn không ham hưởng thụ, thực tế, nhà khoa học mà giàu có cực kỳ hiếm.

Ngoài ba yếu tố trên mà một lá số của BCN phải đạt được, xem xét các tiêu chí mà BCN đã trải qua, thì cần phải thấy trong lá số đó, mệnh chủ không biến hóa. Bình thường, với một lá số đã được xác định do giờ sinh chính xác, sau khi xác định được mệnh chủ, tức khắc phải biết được mệnh chủ có biến hóa hay không, do sự vận động nội tại của bản số đương số. Nhưng ở đây, bởi giờ sinh của BCN chúng ta phải đi tìm, thành thử, việc xác định biến hóa của mệnh chủ, phải làm ngược lại.

Những giờ mà Tuvi đề ra, đều khả dĩ, song chưa đủ với những tiêu chuẩn đã xác định ở trên cho một nhà khoa học. Sơ lược qua 12 lá số thuộc ngày này, Tôi có nhận xét rằng, BCN chưa đủ tầm cho một lá số mà có Địa Không Địa kiếp trong cơ cấu mệnh đồng thời thỏa được các điều kiện Duy lý và Thành công cùng với sự bất biến của mệnh chủ. Một lá số có được thành tựu như vậy, nghiên cứu ở một ngành đại biểu cho sự duy lý, lo gíc, và với một cuộc đời khá bằng phẳng, với nhưng thành tích liên tục và ổn định như thế. Không có chỗ cho Địa không Địa kiếp dung thân. Một bộ óc vĩ đại như Einstein mà sinh thời, trước khi nổi tiếng, cũng như trong suốt cả một cuộc đời, bên cạnh sự nổi tiếng cũng còn bao nhiêu thăng trầm. Bởi vậy, thêm một điều kiện nữa, tôi loại trừ địa không địa kiếp có mặt trong cơ cấu mệnh của người này. Một cặp Địa không Địa kiếp với cấu trúc lá số có thành công như vậy, thực tôi không thể hình dung nổi sự vĩ đại của anh ta sẽ tới đâu. Trong tôi, một người như vậy, chỉ có thể tầm cỡ: Riemann, Gauss, Heidenberg, NielsBor 

Newton, Einstein, Bannach, …rất nhiều nữa. Những người này, chúng ta dễ dàng đánh giá được tầm vóc của họ.

(Dẫn theo trang hoc-tuvi.blogspot.com)

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.