Vòng Thái Tuế

Vòng Thái Tuế được an theo năm sinh bao gồm Thái Tuế, Thiếu Dương (Thiên Không đồng cung), Tang Môn (có bộ Tang Hổ vì Bạch Hổ luôn xung chiếu), Thiếu Âm, Quan Phù (Long Trì đồng cung), Tử Phù (Nguyệt Đức đồng cung, có Kiếp Sát đồng cung hoặc tam hợp chiếu), Tuế Phá (Thiên Hư đồng cung), Long Đức, Bạch Hổ (Tang Môn xung chiếu), Phúc Đức (Thiên Đức đồng cung, có Kiếp Sát đồng cung hoặc tam hợp chiếu), Điếu Khách, Trực Phù. Vòng Thái Tuế thường được phân thành bốn tam hợp là Tuế Phù Hổ, Tang Tuế Điếu, Dương Tử Phúc, Âm Long Trực

Đi sâu phân tích các sao an theo năm, chúng ta nhận thấy:

Thiên Mã luôn luôn đồng cung với một trong ba sao của bộ Tang Tuế Điếu

Nguyệt Đức và Thiên Đức, Phúc Đức luôn luôn tam hợp chiếu

Kiếp Sát luôn luôn tam hợp với Đào Hoa và luôn luôn thuộc về bộ Dương Tử Phúc

Bạch Hổ và Hoa Cái luôn luôn đồng cung hoặc tam hợp chiếu

Thiếu Dương luôn luôn có Tứ Đức là Nguyệt Đức, Long Đức, Phúc Đức, Thiên Đức chiếu và có Kiếp Sát đồng cung hoặc tam hợp chiếu

Do đó ta có bốn tam hợp như sau:

Thái Tuế, Quan Phù – Long Trì, Bạch Hổ với Hoa Cái trong tam hợp, gọi tắt là Tuế Phù Hổ Long Cái

Thiếu Dương – Thiên Không, Tử Phù – Nguyệt Đức, Phúc Đức – Thiên Đức với Kiếp Sát trong tam hợp, gọi tắt là Dương Tử Phúc Tam Đức Thiên Không Kiếp Sát (Tam Đức là Nguyệt Đức, Phúc Đức, Thiên Đức). Riêng Thiếu Dương thì có thêm Long Đức xung chiếu nên có Tứ Đức chiếu

Tang Môn, Tuế Phá – Thiên Hư, Điếu Khách với Thiên Mã trong tam hợp, gọi tắt là Tang Tuế Điếu Hư Mã

Âm Long Trực

Khi xét các tam hợp này chúng ta cần chú ý đến các sao an theo năm và chú ý đến các bộ như bộ Khốc Hư, Tang Hổ Khốc Hư, Long Phượng, Tứ Linh (Long Phương Hổ Cái), Tứ Đức, Cô Quả, Đào Hồng Cô Quả, Mã Khốc Khách, Tam Minh (Đào Hồng Hỉ), Thiên Không Đào Hoa đồng cung, Thiên Không Hồng Loan đồng cung hay xung chiếu và các sao như Kiếp Sát, Phá Toái. Chú ý:

Cô Quả luôn tam hợp chiếu với nhau. Cô Thần chỉ an tại Tứ Sinh, Quả Tú chỉ an tại Tứ Mộ. Do đó nếu có Cô hay Quả thủ hoặc tam chiếu thì sẽ có đủ bộ Cô Quả, còn nếu xung chiếu thì chỉ gặp sao đó mà thôi. Khi có Cô Quả tam hợp xung chiếu thì hiếm khi có bộ Khốc Hư

Đào Hoa chỉ an tại Tứ Chính Tí Ngọ Mão Dậu

Phá Toái chỉ an tại Tỵ Dậu Sửu

Hồng Loan khi ở Tứ Chính mới không gặp Cô Quả

Bộ Long Phượng chỉ dành riêng cho bộ Tuế Phù Hổ, Thiếu Âm ở Tứ chính, Điếu Khách ở Tứ Mộ và Tí Ngọ Dần Thân (ở Dương cung và ở Sửu Mùi), Tử Phù ở Sửu Mùi. Bộ Âm Long Trực không bao giờ có Long Phượng tam hợp xung chiếu. Thiếu Âm và Tử Phù tại Sửu Mùi có cách giáp Long Phượng

Cần chú ý người có bộ Tuế Phù Hổ Long Cái, bộ Tang Tuế Điếu Hư Mã là người Âm Dương thuận lý, người có bộ Dương Tử Phúc Tam Đức Thiên Không Kiếp Sát, bộ Âm Long Trực là người Âm Dương nghịch lý

Mệnh có bộ Tuế Phù Hổ Long Cái thì Di có bộ Tang Tuế Điếu Hư Mã. Mệnh có bộ Tang Tuế Điếu Hư Mã thì Di có bộ Tuế Phù Hổ Long Cái. Tuế Phù Hổ khi ở Âm cung thì luôn luôn có Tứ Linh. Như vậy người Âm Dương thuận lý thì Tứ Linh dễ có tại Mệnh hay Di. Mệnh quan trọng hơn Di thành ra có Tứ Linh tại Mệnh tốt hơn tại Di, nghĩa ra ra ngoài tuy phải phấn đấu nhưng khi ra tay hành động thì kết quả có lợi hơn là ra ngoài hanh thông nhưng khi ra tay hành động thì cuối cùng dễ thất bại. Như vậy Mệnh dễ có Tuế Phù Hổ Long Cái ưu thế hơn Mệnh có bộ Tang Tuế Điếu Hư Mã. Đây chỉ là điểm khái quát vì còn phụ thuộc rất lớn vào sự phối hợp với các sao khác mà có kết quả khác nhau

Đặc tính bộ Tuế Phù Hổ Long Cái Thái Tuế có Tuế Phá Thiên Hư xung chiếu (chú ý xem có bộ Khốc Hư hay không)

Quan Phù Long Trì có Điếu Khách xung chiếu

Bạch Hổ có Tang Môn xung chiếu (bộ Tang Hổ)

Bộ Tuế Phù Hổ Long Cái thì dễ có Tứ Linh (vì luôn luôn có Long Trì, Bạch Hổ, Hoa Cái trong tam hợp. Bộ Tuế Phù Hổ khi ở Âm cung thì luôn luôn có Tứ Linh, khi tại Dương cung thì chỉ một trong ba sao Thái Tuế, Quan Phù hoặc Bạch Hổ mới có Tứ Linh. Thái Tuế không có Tứ Linh khi an tại Tí Ngọ, Thìn Tuất. Quan Phù không có Tứ Linh khi an tại Dần Thân, Thìn Tuât. Bạch Hổ không có Tứ Linh khi an tại Tí Ngọ, Dần Thân), khó gặp Cô hay Quả (nếu có thì chỉ có một sao xung chiếu, riêng Thái Tuế thì không bao giờ gặp Cô Quả), không có Đào Hồng (ngoại trừ Thái Tuế Dần Thân thì giáp Đào Hồng), không có sao nào của bộ Tứ Đức, không có Kiếp Sát, không gặp đủ bộ Khốc Hư trừ Thái Tuế mới dễ có (Thái Tuế ở Dần Thân Thìn Tuất mới không có bộ Khốc Hư. Quan Phù và Bạch Hổ hiếm khi gặp bộ Khốc Hư vì không có Thiên Hư, nhưng dễ gặp Thiên Khốc chiếu), chỉ gặp Thiên Mã xung chiếu khi đóng tại Tứ Sinh (Dần Thân Tỵ Hợi). Cần chú ý Bạch Hổ luôn luôn có Tang Môn xung chiếu (bộ Tang Hổ). Cần xét có Phá Toái hay không

Người Thái Tuế rất tự hào, biết xét đoán, hay lý luận, hay nói, hay bắt bẻ, thích tranh luận, dễ cãi vã với người, hay phê bình người nhưng lại không thích người khác phê bình mình, không gian xảo lừa lọc, hơi khó tính, ít khi hợp với người khác, ít giao thiệp, thường ít bạn bè, ít cảm tình, hành xử theo lý trí, đôi khi lạnh lùng khinh người, đàng hoàng, nghiêm chỉnh, không lăng nhăng bay bướm, mở miệng nói ra cũng có người nghe theo. Gặp nhiều sao xấu thì dễ bị họa vì miệng, gặp nhiều sao tốt thì ăn nói hùng hồn, đanh thép, nhiều người kính nể, giỏi về pháp lý, tranh chấp, đấu lý, dễ thành công khi làm những nghề cần ăn nói như quan tòa, luật sư, nhà giáo, chính trị gia

Người Quan Phù (Long Trì) là người ôn hòa nhưng trịnh trọng, lương thiện, biết xét đoán lý luận, suy tính kỹ càng, thận trọng trước khi hành động, có mưu cơ, quyền biến, biết thời cơ, lúc tiến, lúc lui, có tinh thần ganh đua, bình tĩnh, có năng khiếu về pháp luật, thông minh, tuấn dật, thanh tú, phong nhã, có văn chất

Người Bạch Hổ thì can đảm, cương nghị, gan lì, hơi ương ngạnh bướng bỉnh, cứng cỏi, giỏi chịu đựng, chịu khó, ưa làm theo ý mình, hay lo lắng, âu sầu, ưu tư, nếu đắc địa tại Dần Thân Mão Dậu thì hăm hở làm việc, thường hay có tham vọng, có tài thao lược, xét đoán và lý luận sắc bén, học rộng biết nhiều. Đàn ông có Tang Hổ đắc địa thủ Mệnh thì tính cương cường, anh hùng quả cảm, tài kiêm văn võ, hiển đạt về võ nghiệp, thích hoạt động về chính trị, quán xuyến cả về quân sự, gặp nhiều sao sáng sủa thì có thể chuyên về pháp lý, làm luật sư, quan tòa. Nếu hãm địa thì thích ăn ngon mặc đẹp, tính hay chơi bời, thích ăn nhậu (nam giới), thiếu cương quyết, vẻ mặt không tươi, có nét u buồn, hay ưu tư phiền muộn

Bộ Tuế Phù Hổ Long Cái thì dễ có Tứ Linh (vì luôn luôn có Long Trì, Bạch Hổ, Hoa Cái trong tam hợp. Bộ Tuế Phù Hổ khi ở Âm cung thì luôn luôn có Tứ Linh, khi tại Dương cung thì chỉ một trong ba sao Thái Tuế, Quan Phù hoặc Bạch Hổ mới có Tứ Linh). Sự xuất hiện của Tứ Linh là một ưu thế lớn của bộ Tuế Phù Hổ Long Cái vì Tứ Linh đem lại may mắn hanh thông về mọi mặt, chủ về công danh quyền thế khi gặp cát tinh hội họp và xa lánh sát tinh hãm địa (như Kình Đà, Không Kiếp, Hỏa Linh, hoặc Hình Riêu Hóa Kỵ hãm). Nếu có sát tinh hãm địa hội họp thì tuy làm suy giảm đi tính chất tốt đẹp về công danh, quyền thế, tài lộc nhưng cũng không đáng quá lo ngại vì Tứ Linh làm giảm bớt tai họa rất nhiều. Khi không có Tứ Linh tại cung nào thì cung đó thì cần phải xét kỹ xem có sự xuất hiện của sát tinh hãm địa hay không, rơi vào cung nào (Mệnh, Quan hay Tài), đặc biệt chú ý vị trí của Bạch Hổ (luôn có Tang Môn xung chiếu) và Thái Tuế (luôn có Tuế Phá Thiên Hư xung chiếu) và tính chất đắc hãm của nó (Tang Hổ đắc tại Dần Thân Mão Dậu, Khốc Hư đắc tại Tí Ngọ Mão Dậu). Có rất nhiều bộ sao xấu, đặc biệt liên quan đến Thái Tuế và Bạch Hổ cần nắm vững. Vị trí của bộ Tuế Phù Hổ không có Tứ Linh là vị trí cát phù hung diệt, gặp cát tinh hội họp thì sẽ tốt lên, gặp hung tinh hãm địa hội họp thì đưa đến chỗ tranh chấp, thị phi, kiện cáo, cãi vã, tù tội, bệnh tật, tai nạn, tang thương, làm ngăn trở mọi công việc, gây rắc rối tổn hại đến công danh, quyền thế, tài lộc tùy theo sao nào hội họp mà luận giải. Không có Tứ Linh tại Mệnh thì luận giải cũng khác với không có Tứ Linh tại Quan hay Tài. Mệnh Quan Phù Long Trì thì Thiên Di có Điếu Khách là nơi có khả năng gặp bộ Long Phương (Điếu Khách tại Âm cung là Mão Dậu Tỵ Hợi mới không gặp bộ Long Phương). Bộ Long Phượng là bộ cũng rất đẹp nên Mệnh Quan Phù Long Trì thường có ưu thế hơn Mệnh Thái Tuế (Di dễ có bộ Khốc Hư) hoặc Mệnh Bạch Hổ (Di có bộ Tang Hổ) trong môi trường giao tiếp ngoài xã hội, dễ hanh thông may mắn, ít phiền muộn hơn

Khi có Tứ Linh trong tam hợp thì cần chú ý đến bộ Long Phượng Giải Thần tọa thủ tại cung nào. Phượng Cát và Giải Thần luôn luôn đồng cung với nhau. Phượng Cát và Thiên Khốc luôn luôn tam hợp chiếu với nhau. Giải Thần là phúc tinh chủ giải trừ bệnh tật tai họa, gia tăng phúc thọ. Long Trì và Quan Phù luôn luôn đồng cung, vì đồng cung với Quan Phù và có Bạch Hổ tam hợp nên khi gặp Sát Tinh như Không Kiếp, Thiên Hình thì trở nên xấu

Nói chung bộ Tuế Phù Hổ Long Cái khi có bộ Long Phượng thủ chiếu Mệnh (ít nhất Long hoặc Phượng thủ) thì ôn hòa, lương thiện, hòa nhã, nhã nhặn. Tính chất này rất mạnh mẽ, cho dù có Không Kiếp Kỵ xâm phạm cũng là người ôn hòa, lương thiện.

Đàng hoàng, đứng đắn, đoan trang, không lăng nhăng bay bướm

Thông minh, tuấn dật, thanh tú, phong nhã, có văn chất

Bình tĩnh, trịnh trọng

Hay gặp may mắn, cuộc đời cho dù có chìm nổi cũng không đến nỗi bần cùng

Mệnh Long Trì thì điềm đạm, bình tĩnh, trì trệ, chủ về khoa giáp và hỷ sự

Mệnh Thân có Phượng Các tính ôn hòa, vui vẻ, người có cốt cách, có địa vị khoa giáp, chủ sự vinh hiển lâu dài. Nam Mệnh mà gặp thì có lợi cho công danh tài lộc. Nữ Mệnh rất hợp khi có Long Phượng, là người hiền lành, ôn hòa, dịu dàng, thuần hậu, lấy được chồng sang và có danh giá

Long Phượng Sửu Mùi gặp nhiều sao sáng sủa thì thi đỗ cao, nữ nhân dễ lấy chồng quyền quí

Long Phượng là vừa là đài các chi tinh vừa là văn tinh chủ về khoa giáp, đem lại may mắn hưng thịnh về mọi mặt (đặc biệt khi miếu địa) như công danh, tài lộc, nhà cửa, thi cử và đặc biệt là hôn nhân, sinh đẻ. Tọa thủ tại tất cả các cung nó đều mang đến sự may mắn, tốt lành nhưng phải đi đủ bộ và phải có sao thủ thì mới tốt hơn, hoặc cả hai sao trên nếu đồng cung tại Sửu Mùi thì càng tốt đẹp rực rỡ hơn nhiều so với các vị trí khác vì sẽ có đủ bộ tứ linh (Long, Phượng, Hổ, Cái), vừa đồng cung và đồng thời lại có Giải Thần đứng đồng cung để giải họa. Có lẽ chính vì vậy một số người đã cho rằng Long Phượng miếu địa tại Sửu Mùi

Long Phượng chủ sự may mắn hanh thông, do đó tùy sao phối hợp mà luận giải như gặp quí tinh như Khôi Việt, Thai Cáo, Quốc Ấn… hoặc Quang Quí thì chủ may mắn về quan trường, thi cử, công danh, thăng quan tiến chức, gặp hỉ tinh như Riêu, Hỉ Thần (chú ý Long Phượng không bao giờ gặp Thiên Hỉ) thì may mắn về hôn nhân, con cái, gặp thời, gặp tài tinh như Lộc Tồn, Vũ Khúc, Hóa Lộc thì chủ may mắn về tiền tài … (Chú ý do đặc tính văn tinh nên Long Phượng khi gặp văn tinh như Xương Khúc Khôi Việt… thì gia tăng tính chất may mắn về công danh sự nghiệp rất nhiều). Gặp hung sát tinh như Không Kiếp thì cũng giảm thiểu được tác họa do gặp may mắn (chú ý Long Trì hành Thủy, đa số các hung tinh là hành Hỏa, Long Trì giải họa mạnh hơn Phượng Các)

Long Phượng là sao đem lại may mắn, đi với mọi cách đều có lợi, nhưng phụ tá cho bộ Tử Phủ, Nhật Nguyệt và Cơ Lương rất đắc lực. Đối với trung tinh, bộ Long Phượng kết hợp với bộ Tả Hữu là tốt nhất, chủ sự may mắn đến dồn dập. Long Phương đi với Quang Quí là cách kim bảng đề tên.

Long Phượng gặp Sát Tinh hoặc Tuần Triệt thì không sợ, không bị suy giảm tính chất

Long Phượng hội họp cùng với Hỷ Thần, Hình Riêu, Hình, Kỵ đắc địa là đồng tính chất, tăng thêm hỉ sự, đài các nguy nga, văn chương siêu việt ví như rồng có vảy râu tỏa ánh hào quang, Phượng có lông sực sỡ

Long Phượng tọa thủ tại Tài thì tiền tài hanh thông, tại Quan thì quan trường thuận lợi, tại Thiên Di thì ra ngoài dễ gặp may mắn, dễ thoát nhiều tai nạn, tại hạn thì gặp may mắn mọi chuyện

Các bộ sao kết hợp mang tính chất tốt đẹp:

Long Phượng Cái Hổ gọi là bộ Tứ Linh,

Long Phượng Tả Hữu

Long Phượng Tả Hữu Khoa Quyền Lộc

Phượng Xương, Khúc, Khôi, Việt

Long Phượng Xương, Khúc, Khôi Việt, Khoa

Long Phượng gặp Xương Khúc, Khôi Việt, Tả Hữu

Long, Phượng Phi Liêm

Long, Phượng, Riêu, Hỉ

Long, Phượng Sửu Mùi gặp Quang, Quí, Khôi Hồng

Long, Phượng, Lương

Long củng Thân, Mệnh ngộ Phượng và Xương, Khúc hay Khôi, Việt

Các bộ sao kết hợp phá cách

Long gặp Không, Kiếp, Kỵ

Phượng, Kỵ

Long Trì, Quan Phù, Thiên Hình gặp Không hay Kiếp

Long Trì Quan Phù gặp Thất Sát hãm địa

Bộ Tuế Phù Hổ Long Cái khó gặp Cô hay Quả (nếu có thì chỉ có một sao xung chiếu, riêng Thái Tuế thì không bao giờ gặp Cô Quả). Chỉ có Quan Phù ở Thìn Tuất Sửu Mùi thì bị Quả Tú xung chiếu và Bạch Hổ ỏ Dần Thân Tỵ Hợi bị Cô Thần xung chiếu, còn các vị trí khác thì bộ Tuế Phù Hổ không bao giờ bị Cô Quả chiếu thủ. Hai sao Cô Quả này ảnh hưởng đến tinh thần là chủ yếu khi đóng ở Mệnh, Thân, Bào, Phụ Mẫu, Tử Tức, Thiên Di, Phối, Nô, Phúc Đức. Vì có ý nghĩa cô độc, trơ trọi, lẻ loi, đơn chiếc, lạnh lẽo, hiếm hoi nên nếu không gặp cát tinh (chú ý điều này) thì có hại cho việc cầu hôn nhân, cưới hỏi, đoàn tụ, gây bất lợi cho cá nhân trong quan hệ ngoài xã hội, trong gia đình như trong tương quan giữa cá nhân với bạn bè, người giúp việc, người hôn phối, cha mẹ, con cái, anh em, họ hàng. Vì tránh được bộ Cô Quả thành ra người có bộ Tuế Phù Hổ Long Cái thường đỡ gặp lận đận hơn về các mặt đã nêu. Chú ý trường hợp Quan Phù hay Bạch Hổ gặp Cô hay Quả xung chiếu, đây là trường hợp rơi vào cung Thiên Di có Cô hay Quả thủ thì ra ngoài thông thường có nhiều bạn, có quan hệ rộng rãi, nhưng ít kết bạn thân, chọn lọc kỹ lưỡng. Nếu Di xấu thì ít được người giúp đỡ, thường phải tự lực là chủ yếu. Nếu Di tốt thì cũng được người giúp. Cô Thần gặp Quí Tinh đồng cung thì được nhiều người giúp đỡ. Quả Tú gặp Phá Toái đồng cung thì đi đường hay bị nguy hiểm, gặp Phục Binh đồng cung thì hay bị nói xấu, gặp Hóa Kỵ đồng cung thì thường bị người ghét bỏ

Các bộ sao hợp cách Cô Quả:

Cô Quả cát tinh hội họp

Cô Quả gặp Tử Phủ và cát tinh hội họp

Cô Quả Điền Tài

Thiên Di Cô Thần gặp Quí Tinh

Cô Thần, Thiếu Dương đồng cung tại Dần Thân Tỵ Hợi

Cô Thần gặp Thiên Không Hồng Loan đồng cung tại Dần Thân Tỵ Hợi

Các bộ sao phá cách Cô Quả:

Cô hay Quả gặp Vũ Khúc, nữ Mệnh

Quả Tú, Phục Binh

Quả Tú, Hóa Kỵ

Quả Tú, Hóa Kỵ, Tuế

Quả Tú Đào Hoa gặp Thiên Mã (???)

Tử Tức Cô Quả

Tử Tức Quả Tú gặp Thiên Hình

Tử Tức Cô, Quả gặp Thiên Hình

Tử Tức Cô Kỵ

Tử Tức Quả Tú, Lộc Tồn

Phúc đức Quả Tang

Phúc đức Quả Tú, Lộc Tồn

Thiên Di Quả Tú, Phá Toái

Huynh Đệ Cô, Kiếp

Phu Thê Quả Tú, Phá Toái, Không

Bộ Tuế Phù Hổ Long Cái không có Đào Hồng (ngoại trừ Thái Tuế Dần Thân thì giáp Đào Hồng). Điểm này cho thấy người có bộ Tuế Phù Hổ Long Cái thông thường không phải là người lăng nhăng bay bướm, không có sức thu hút đối với người khác phái, thông thường là người hành xử theo lý trí hơn là con tim

Bộ Tuế Phù Hổ Long Cái không có sao nào của bộ Tứ Đức. Đây là đặc điểm chính đưa tới người có bộ Tuế Phù Hổ Long Cái khi không có Tứ Linh thì hành xử hoàn toàn theo lý trí, không nhân nhượng, không khoan dung độ lượng. Đối với một lá số tốt thì là người đứng ở vị trí trên mà phán xử kẻ dưới (như là luật sư, quan tòa, nhà cầm quyền), còn đối với một lá số xấu thì là người hành xử quá khích để rồi lãnh hậu quả (như bị kiện thưa, tranh chấp, tù tội..) tùy theo sự hội họp của sao

Bộ Tuế Phù Hổ Long Cái không gặp đủ bộ Khốc Hư trừ Thái Tuế mới dễ có (Thái Tuế ở Dần Thân Thìn Tuất mới không có bộ Khốc Hư. Quan Phù và Bạch Hổ hiếm khi gặp bộ Khốc Hư vì không có Thiên Hư, nhưng dễ gặp Thiên Khốc chiếu). Đây cũng là điểm làm cho Thái Tuế hoặc Bạch Hổ khác với Quan Phù. Thái Tuế tại Âm cung thì luôn luôn có Khốc Hư đủ bộ (nhưng lại có Tứ Linh) trong khi tại Dương cung thì ở Tí Ngọ mới có bộ này, các vị trí khác thì chỉ có Thiên Hư. Tại Tí Ngọ thì Thái Tuế có Khốc Hư miếu địa đồng cung tại Di. Tại Mão Dậu thì Thái Tuế đồng cung với Thiên Khốc đắc địa, có Thiên Hư đắc địa xung chiếu. Bộ Tuế Phá Thiên Hư tại Di là bộ phá tán nếu Thiên Hư hãm địa, do đó người có Thái Tuế thủ Mệnh thì khi ra ngoài thường hay ưu tư, có nhiều điều phải lo lắng, phải đối phó, phải bận tâm, phiền não, thông thường thì khi tuổi trẻ hoặc trung niên thì thành bại bất nhất, phải muộn phát thì mới bền vững và bớt các thị phi sầu muộn. Nếu có đủ bộ thủ hoặc Mệnh thì trường hợp này càng rõ.

Khốc Hư Tí Ngọ tại Di thì ra ngoài có danh tiếng, nếu hội cùng cát tinh hoặc gặp Lộc Tồn, Hóa Lộc đồng cung hay xung chiếu thì càng nổi danh và giàu có nhưng phải muộn phát mới tốt.

Khốc Hư Mão Dậu tại Mệnh Di thì là người có chí lớn, có văn tài lỗi lạc, nói năng đanh thép, hùng hồn, thích hoạt động về chính trị nhưng cũng phải tiên trở hậu thành thì mới tốt. Nếu gặp Lộc Tồn hay Hóa Lộc đồng cung hoặc xung chiếu thì càng đa tài, càng nổi danh. Nếu gặp Hóa Quyền thì là cách Khốc Quyền, là người có công nghiệp lớn lao được ghi vào sử sách, minh danh vu thế

Bạch Hổ thì luôn luôn có đủ bộ Tang Hổ và dễ bị Thiên Khốc chiếu nhưng không bao giờ gặp Thiên Hư tam hợp xung chiếu. Bạch Hổ tại Âm cung hoặc tại Thìn Tuất thì có Tứ Linh. Tại Tí Ngọ Dần Thân thì không có Tứ Linh. Tại Tí Ngọ thì Bạch Hổ hãm địa, không gặp Khốc Hư Cô Quả hay Thiên Mã. Tại Dần Thân thì Bạch Hổ đắc địa, gặp Cô Thần và Thiên Mã

Các bộ sao hợp cách Khốc Hư

Mệnh, Quan tại Tí Ngọ gặp Khốc Hư đồng cung

Khốc Hư Tí Ngọ Mão Dậu

Mã Hình Khốc

Khốc Hư gặp Mã Hình

Mệnh Khốc Hư Tí Ngọ gặp Mã Hình

Khốc Hư Mão Dậu gặp Quyền (cách Khốc Quyền)

Khốc Quyền đồng cung

Khốc Hư Tí Ngọ gặp cát tinh hoặc Lộc Tồn, Hóa Lộc

Khốc Hư Tí Ngọ gặp Sát hay Phá đồng cung

Khốc Hư Dần Thân gặp Đà La đồng cung

Hư đắc địa gặp Lộc đồng cung hoặc xung chiếu

Mã Khốc Khách

Hạn gặp Nhật tại cung Ngọ có Hình, Tang, Hổ Khốc

Tuổi Ất Tân Mệnh Cơ Nguyệt Đồng Lương gặp hạn có Hữu Bật, Kình, Tuế Phá, Điếu Khách, Thiên Hư

Các bộ sao phá cách Khốc Hư

Mệnh Thiên Hư thủ, có Tuế Phá Điếu Khách Kình hội họp

Khốc Hư Thìn Tuất

Thiên Khốc, Địa Võng (Thiên Khốc tại Tuất)

Phượng Các gặp Khốc Hư

Khốc Hư gặp Cô Thần đồng cung hay xung chiếu

Đồng Âm tại Tí gặp Hổ Khốc Riêu Tang

Cự Kỵ Khốc Hình Thìn Tuất

Khốc Hư gặp Thiên Cơ

Tử Tức có Thất Sát gặp Hình Hổ Khốc

Tử Tức có Khốc Hư gặp Dưỡng (QXT, VT)

Tử Tức có Khốc Hư gặp Cô Thần (TVT)

Tử Tức có Khốc Hư gặp Kình

Tử Tức có Thiên Hư gặp Kình

Thiên Hư cung Phu Thê

Phu Quân Khốc Hư gặp Tang Hỏa

Hạn gặp Khốc Hư

Hạn gặp Khốc Hư Tang Mã

Hạn gặp Khốc Hư gặpTang (QXT)

Hạn gặp Khốc Hư Tang Quả (VT)

Hạn có Nhật gặp Kiếp, Hồng, Phục, Khốc

Tuổi Tân và Quí, hạn gặp Khốc Kình Hình Hổ

Bộ Tuế Phù Hổ Long Cái khi đóng tại Tứ Sinh (Dần Thân Tỵ Hợi) gặp Thiên Mã xung chiếu, tại các vi trí khác không có Mã hội họp (Thái Tuế có Mã Phượng Các Thái Tuế tại Dần Thân thì Mã Phượng Các đồng cung nhau. Quan Phù có Mã Khốc Khách. Quan Phù tại Dần Thân thì Mã Khốc Khách đồng cung nhau. Bạch Hổ có Mã Tang Môn Cô Thần. Chú ý bộ Tuế Phù Hổ Long Cái tại Tỵ Hợi thì có Tứ Linh, tại Dần Thân chỉ có Thái Tuế mới có). Đây là trường hợp Mã tại Thiên Di. Tại vị trí này thì lợi hại tùy theo gặp cát tinh hay hung tinh hội họp, nếu Mệnh hoặc Di có cát tinh thủ (như Lộc Tồn, Hóa Lộc, Tử Phủ Dần Thân) hoặc hung tinh đắc địa (như Hỏa Linh) thì Mã sẽ kết hợp với các sao này làm tốt hơn bội phần. Nếu Mệnh Di gặp hung tinh hãm địa tọa thủ (như Đà, Hỏa Linh.Chú ý Đà La hãm địa tại Dần Thân Tỵ Hợi) thì càng xấu hơn vì Mã sẽ kết hợp với các sao này gây tác hại mạnh mẽ hơn

Các bộ sao hợp cách với Thiên Mã

Mã Lộc Tồn (đồng cung hoặc xung chiếu) tại Dần Thân

Mã Tràng Sinh đồng cung (Thanh Vân đắc lộ cách)

Mã Hỏa hoặc Linh đắc địa

Mã Khoa Quyền Lộc

Mã Tử Phủ đồng cung tại Dần Thân

Mã Lộc Tử Phủ

Mã Nhật, Nguyệt sáng sủa

Mã Khốc Khách

Các bộ sao kết hợp phá cách

Mã Hao (đồng cung hoặc xung chiếu) tại Dần Thân

Mã Đà (đồng cung hoặc xung chiếu) tại Tỵ Hợi

Mã gặp hung tinh hãm địa (như Hỏa Linh, Kình Đà, Không Kiếp hãm) thủ chiếu.

Mã Triệt, Mã Tuần (Mã Triệt thì xấu hơn Mã Tuần)

Mã Hình đồng cung (cho dù Hình đắc hay hãm, Hình hãm địa tại Tỵ Hợi thì càng bất lợi)

Mã Tuyệt đồng cung

Mã Hao đồng cung

Mã Lương Tỵ Hợi

Mã Tràng Sinh đồng cung tại Hợi

Mã Hỏa Linh hãm địa Mệnh hay Thiên Di

Kình hay Đà hãm thủ gặp Mã xung chiếu

Bộ Tuế Phù Hổ thì kỵ gặp Kình Đà hãm (kỵ Đà hơn Kình, Đà khi hóa khí là Kỵ), Hóa Kỵ hãm, Hình Riêu hãm hội họp, Không Kiếp hãm. Hỏa Linh hãm

Các bộ sao hợp cách Thái Tuế

Thái Tuế Văn Xương

Thái Tuế, Xương Khúc

Quan Phù Xương Khúc

Thái Tuế Xương Khúc Khôi Việt

Thất Sát Thái Tuế đồng cung

Thái Tuế Xương Khúc Kình

Thái Tuế Văn Xương tại cung Thìn Tuất gặp Thất Sát, Phá Quân, Tả Hữu, Mộ Khoa hội họp

Cự Môn Tuế Hình

Cự Môn gặp Tuế Phù Hổ

Các bộ sao hợp cách Bạch Hổ:

Nam nhân có Tang Hổ đắc địa tại Dần Thân Mão Dậu

Mệnh tại Dậu có Bạch Hổ tọa thủ

Hổ Tấu Thư đồng cung

Hổ Phi Liêm đồng cung

Bạch Hổ Thiên Hình đắc

Bạch Hổ đắc gặp Phi Liêm

Bạch Hổ Tấu Thư Đường Phù (?)

Hạn Thái Dương tại Ngọ có Tang Hổ, Khốc Hình

Các bộ sao phá cách Thái Tuế

Thất Sát gặp Quan Phù Bạch Hổ

Tham Lang Bạch Hổ tại Thìn Tuất

Tham Lang Thái Tuế

Thiên Phủ Tuế Đà cung Tỵ

Thất Sát Kình, Linh, Lưu Bạch Hổ

Thái Tuế gặp sát tinh hãm

Thái Tuế gặp Kình Đà hãm

Thái Tuế Kiếp Không

Thái Tuế Thiên Hình tại Dậu (Chú ý Thiên Hình cư Dậu thì đắc địa)

Thái Tuế Kỵ Phục

Thái Tuế Kỵ Phục, Kiếp, Không hãm

Tuế, Đà

Mệnh có Tuế Đà Dần Thân tọa thủ đồng cung

Tuế Đà Riêu Cái (Hoa Cái)

Tuế Đà Kỵ

Thân có Tuế Đà Kỵ

Tuế Đà Cự Kỵ

Tuế Đà Sát Kỵ

Thái Âm hãm, Tuế Đà, Hổ

Cự, Tuế Đà, Tấu

Tuế Phục Kỵ

Lộc Tồn Mã giao trì gặp Kiếp Không Tuế hội họp

Quan Phù Đà Kỵ

Mệnh tại Tuất có Quan Phù tọa thủ

Quan Phù Kình hãm

Quan Phù Đà hãm

Quan Phù, Hình, Không Kiếp

Sát Phù Hổ

Quan Phù cư Thiên Di giáp Thiên Hình và ThiênThương

Mệnh Thái Tuế, gặp hạn có Thái Tuế

Mệnh, Thân Thái Tuế Quan Phù, hạn phùng hung sát tinh

Mệnh hay Thân Cự Kỵ, hạn gặp Cự Kỵ lại thêm Thái Tuế, Quan Phù

Mệnh Đào, Thân Hồng, hạn Thái Tuế, Địa Kiếp

Mệnh Đào, Thân Hồng, hạn Thái Tuế

Mệnh Thái Tuế thủ đến tiểu hạn có Thái Tuế thủ

Hạn gặp Thái Tuế Quan Phù

Hạn Thái Tuế, Tang Môn

Hạn Cơ Lương hãm gặp Thái Tuế hoặc Tang Môn

Các bộ sao phá cách Bạch Hổ

Riêu gặp Hổ

Nữ Mệnh có Hổ Riêu tọa thủ đồng cung

Bạch Hổ Tướng Quân đồng cung

Liêm Trinh Bạch Hổ đồng cung

Tham Lang Bạch Hổ đồng cung

Tham Lang Bạch Hổ đồng cung tại Mệnh, tuổi Thìn Tuất

Tham Lang Bạch Hổ đồng cung tại Dần, Tuất (QXT)

Tham Lang Bạch Hổ tại Thìn Tuất

Tham tại Ngọ và Dần gặp Tang Hổ và sát tinh

Thái Âm hãm gặp Tuế, Hổ, Đà

Tang Hổ Khốc Riêu

Đồng Âm tại Tí gặp Tang Hổ Khốc Riêu (Nữ Mệnh)

Cơ Lương hãm gặp Thái Tuế hay Tang Môn

Mệnh Cơ Âm tại Thân mà hạn gặp Liêm Hổ Riêu Linh

Cung Tật Ách có Cự Đồng gặp Tang Hổ Riêu Ðà

Cung Tử Tức có Thất Sát gặp Hình Hổ hãm địa

Nô có Phá Tang Kỵ thì làm ơn mắc oán

Hạn gặp Thất Sát Kình Linh và Lưu Bạch Hổ

Thai Hổ (Nữ Mệnh Tật Ách)

Tật cung Thai Hổ

Phúc có Tang Đào Hồng

Điền có Tang Hổ

Tử Tức có Tang Hổ Kiếp Kình gặp Thái Âm hãm địa, Kỵ hội chiếu

Tử Tức Hổ Tang gặp Thất Sát, Dục (Mộc Dục)

Tử Tức Hình Sát Hổ

Tử Tức Khốc Hình Sát Hổ

Hạn Riêu Hổ

Hạn gặp Hổ Kình Đà Kỵ

Mệnh có Kình Linh hạn gặp Lưu Bạch Hổ

Hạn gặp Khốc Kình, Hình Hổ tuổi Tân và Quí

Hạn Kình, Đà, Hình, Hổ

Hạn có Nguyệt gặp Tang Hổ Đà Kỵ

Hạn Tang Hổ Lưu Hà, Nữ Mệnh, khi sinh đẻ

Kình Linh thủ Mệnh gặp Bạch Hổ

Bạch Hổ Thiên Hình hãm

Bạch Hổ hãm gặp Phi Liêm (???)

Đặc tính bộ Dương Tử Phúc Tam Đức Thiên Không Kiếp Sát Thiếu Dương Thiên Không có Long Đức xung chiếu, có Tứ Đức chiếu

Tử Phù Nguyệt Đức có Trực Phù xung chiếu

Phúc Đức Thiên Đức có Thiếu Âm xung chiếu

Bộ Dương Tử Phúc Tam Đức Thiên Không Kiếp Sát thì không có Tứ Linh, Long Phượng tam hơp xung chiếu (Tử Phù tại Sửu Mùi có cách giáp Long Phượng), không có Thiên Mã, có sự xuất hiện của ít nhất hai trong ba sao Đào Hồng Hỉ đồng cung tam hợp xung chiếu, không có Khốc Hư tam hợp xung chiếu (chỉ có Tử Phù Sửu Mùi mới giáp bộ Khôc Hư). Cần chú ý xem có Cô Quả, Phá Toái hay không

Chỉ có Thiếu Dương ở Tứ Sinh (Dần Thân Tỵ Hợi), Tử Phù ở Tứ Mộ (Thìn Tuất Sửu Mùi), Phúc Đức (và Thiếu Âm) ở Tứ Chính (Tí Ngọ Mão Dậu) mới có đủ bộ Tam Minh Đào Hồng Hỉ. Tại vị trí này chỉ có Phúc Đức lại không gặp bộ Cô Quả

Thiếu Dương tại Tứ Sinh, Tử Phù tại Tứ Chính, Phúc Đức tại Tứ Mộ (luôn đồng cung với Quả Tú) thì mới có đủ bộ Cô Quả thủ chiếu. Tại các vị trí khác thì Thiếu Dương không có bị Cô hay Quả chiếu

Người Thiếu Dương (Thiên Không) là người trí tuệ, khôn ngoan, nhạy bén, có trực giác cao, có khả năng xét đoán, hành xử rất thận trong, toan tính kỹ lưỡng trước khi ra tay hành động, và khi hành động thường quyết liệt nếu có Đào Hoa đồng cung, Mệnh có Thiên Không Hồng Loan đồng cung thì là người thông minh, vui vẻ, hòa nhã, nhân hậu, từ thiện, có tâm hồn hướng thiện, không hay ganh đua tranh giành đấu đá, ưa nơi yên tĩnh, thích chổ thanh vắng, ở ẩn hay đi tu. Mệnh có Thiên Không Đào Hoa đồng cung thì là người lanh lẹ hơn người, ưa lấn lướt người, đa mưu, thủ đoạn, về tình duyên thì hay bị ách gió trăng, lụy vì tình, về sự nghiệp thì chung cuộc cũng không có gì, tiêu tan tài lộc chức vụ, tu thân may ra có được tiếng tốt lúc về già

Người Phúc Đức (Thiên Đức) và người Tử Phù (Nguyệt Đức) đều là người có đức độ, hòa nhã, đoan chính, nhân hậu từ thiện, biết nhân nhượng người, không làm hại ai, trái lại hay giúp đở làm phúc, hay tha thứ. Nếu đồng cung với ĐàoHoa, Hồng Loan thì là người có duyên, có phẩm hạnh, thu hút người khác bằng tính nết đoan trang, không xảo trá gian manh vì không bao giờ có bộ Thiên Không Đào Hoa đồng cung thủ Mệnh. Phúc Đức tại Tứ Sinh (đồng cung với Kiếp Sát) và Tử Phù tại Tứ Mộ (đồng cung với Thiên Hỉ hoặc Hồng Loan) mới có Thiên Không Đào Hoa đồng cung tam hợp chiếu

Bộ Dương Tử Phúc Tam Đức Thiên Không Kiếp Sát có Tam Đức trong đó Thiên Đức (đồng cung với Phúc Đức) và Nguyệt Đức có tác dụng giải họa.

Phú có câu:

Thiên Nguyệt Đức, Giải Thần tàng,

Cùng là Quan Phúc một làng trừ hung (NMB, AB)

Tác dụng giải họa này thiết tưởng không mạnh, thành ra ảnh hưởng nên xét khi thủ đồng cung, còn tam hợp xung chiếu không đáng kể. Điều này có thể thấy rõ tại vị trí Thiên Không mặc dù luôn luôn có Tứ Đức chiếu là vị trí hiểm họa trong Tử Vi. Chú ý Long Đức không có tác dụng giải họa vì luôn luôn có Thiên Không xung chiếu

Bộ Dương Tử Phúc Tam Đức Thiên Không Kiếp Sát luôn luôn có Thiên Không và Kiếp Sát trong tam hợp nên là bộ sao ẩn tàng tai họa. Cần chú ý ảnh hưởng của Kiếp Sát (luôn luôn tam hợp với Đào Hoa và luôn luôn đồng cung với một sao của bộ Dương Tử Phúc) chỉ có khi xuất hiện với các bộ sao xấu khác mà thôi. Tùy theo vị trí Thiên Không Kiếp Sát và sự kết hợp với các sao hung cát tinh khác mà biến chuyển sẽ khác nhau rất lớn. Bộ này tối kỵ gặp Không Kiếp hãm địa. Trong bộ này vị trí Thiên Không là vị trí cần chú ý nhất vì không có sao Đức nào tọa thủ đồng cung thành ra hiểm họa cao hơn. Cần chú ý đến bộ Thiên Không Đào Hoa đồng cung và Thiên Không Hồng Loan đồng cung

Các bộ sao hợp cách Đào Hồng Hỉ

Hồng Đào tại Hợi Tí

Hồng Loan miếu vượng tại Dần Mão, Hợi Tí

Tam Minh Đào Hồng Hỉ

Thiên Không Hồng Loan đồng cung

Đào Hoa chiếu Mệnh

Đào, Hồng tại Quan Lộc

Đào Hoa tại Quan hoặc Tài

Hồng Loan gặp Hóa Lộc Kình Đà

Thiên Hỉ, Hỉ Thần (bộ Song Hỉ)

Mệnh giáp Đào Hồng

Mệnh có Hồng Loan tại Tí

Mệnh có Xương Tấu Hồng Khôi

Mệnh Đào Hình đồng cung

Mệnh Hồng Hình đồng cung

Mệnh có Thiên Đức hay Nguyệt Đức đồng cung Đào Hoa hay Hồng Loan

Hồng Loan Thai Tọa

Mệnh Quan có Hồng Loan, Bát Tọa

Thân có Đào Hồng Thai Tọa

Nữ nhân tuổi Giáp Mệnh Sửu Mùi có Xương Khúc Sửu Mùi gặp Hồng Lộc

Mệnh Kiếp Thân Không gặp Hồng Loan và Kình Dương, được Nhật Nguyệt hay Tử Phủ hội họp

Tử Vi Thất Sát tại Tỵ gặp Bật Khoa Mã Ấn Tràng Sinh, Hồng Loan

Đào Hồng Hỉ, Tấu Thư gặp Vũ Khúc

Đào Hồng Hỉ, Tấu Thư gặp Thiên Cơ

Mệnh Đào Hồng gặp Thiên Cơ

Vũ Khúc, Hồng, Đào, Hỉ

Đào Hồng Tấu Vũ

Cơ, Tang, Hồng, Phúc (QXT, VVT)

Nữ mệnh có Hồng Loan đồng cung với Tử Vi hay Thiên Phủ

Mệnh có Đào Hỉ gặp Tử Vi hay Thái Dương hội họp

Mệnh và Thân đều có Tử Phủ Khoa Quyền Hồng Khôi Hình Ấn

Hạn Tử Phủ Vũ Tướng gặp Hồng Quyền

Phu cung có Tử Phủ Vũ Tướng gặp Đào Riêu người tuổi Giáp, Mậu

Nữ Mệnh có Thiên Tướng Hồng Loan

Thái Dương cư Hợi được Khoa Quyền Lộc chiếu, Tả Hữu Hồng Khôi

Hạn gặp Cơ Nguyệt Đồng Hồng Hỉ Khôi Xương Khúc Tấu Thư, Phúc Đức

Sát, Phá, Liêm, Tham gặp Khoa, Quyền, Lộc có Hồng Loan, Thiên Hình, Tả Hữu

Mệnh có Liêm Trinh sáng sủa tọa thủ gặp Hồng Khôi, Xương hội họp

Hồng Khôi, Xương, Tấu

Hồng Khôi Xương Liêm sáng sủa

Nữ Mệnh có Tham Đào Hoa gặp Triệt Tuần

Cung Tử Tức có Nhật Nguyệt sáng sủa chiếu gặp Thiên Hỉ tọa thủ

Nhật Nguyệt Sửu Mùi gặp Xương Khúc, Ân Quang, Thiên Quí, Thai Tọa, Hồng Khôi

Điền có Ân Quang hay Thiên Quí gặp Đào Hồng

Phu có Hồng Loan Địa Kiếp, Mệnh tốt

Hạn có Thai gặp Hỉ, Thanh Long

Hạn có Thai gặp Hỉ, Phi Liêm

Hạn có Thai gặp Hỉ Đào Hoa

Hạn Vũ, Cơ, Lộc, Mã, Hỉ, Hồng

Vũ, Cơ, Lộc, Mã, Quả (Quả Tú), Loan (Hồng Loan),

Các bộ sao phá cách Đào Hồng Hỉ

Đào Hồng Thân Mệnh Nữ Mệnh

Đào Hoa cư tại Nô

Đào Hoa nhập hạn trên 50 tuổi

Hồng Loan hãm địa

Hồng Loan gặp Địa Kiếp Cô Quả

Thiên Không Đào Hoa đồng cung

Thiên Không Đào Hoa đồng cung tại Tí Mão (VVT)

Đào Hoa gặp Không Kiếp

Đào Hoa gặp Hỏa Linh

Mệnh Đào Hoa

Đào Hoa cư Dậu

Hồng Loan thủ Nữ Mệnh:

Mệnh Đào Hoa thủ gặp Kình Đà, Hình Kỵ

Xương Tấu Hồng Khôi Hóa Kỵ

Mệnh có Đào Hoa tọa thủ gặp Địa Kiếp

Mệnh Hồng Loan gặp Không Kiếp

Mệnh hay Thân có Phá Quân gặp Hồng Loan Không Kiếp

Mệnh có Đào Hồng Không Kiếp Đà Linh thủ chiếu

Đào Riêu đồng cung

Riêu Hỉ đồng cung hay xung chiếu

Phu Thê có Thai thủ gặp Đào

Đào Hồng Riêu Hỉ

Đào Hồng Riêu Hỉ gặp Binh Tướng

Hồng Loan gặp Phục Binh hay Tướng Quân thủ đồng cung

Phục Binh hay Tướng Quân thủ gặp Đào, Hồng, Hỉ, Thai

Đào Hồng Thai Phục Tướng

Mệnh có Đào Hoa gặp Phi Liêm

Mệnh Tử Vi gặp Đào Hồng Không Kiếp

Nữ Mệnh Thiên Tướng gặp Ðào Khúc, Mộc Dục

Nữ Mệnh Thiên Tướng gặp Hoa Cái, Khúc, Mộc Dục

Nữ Mệnh có Đào Hồng Sát Phá Liêm Tham

Nữ Mệnh cung Tử Tức có Thai Đào gặp Kiếp

Đàn bà Mệnh Thân có Đào hay Hồng tọa thủ gặp tam ám Riêu, Đà, Kỵ hội họp

Đàn bà Mệnh Thân có Đào hay Hồng tọa thủ gặp Thai Phục Tướng hội họp

Nữ Mệnh có Đào Thai Phục Tướng

Nữ Mệnh Đào Thai Tướng Quân

Nữ Mệnh có Tham Đào Hoa

Sát, Phá, Liêm, Tham gặp Khoa, Quyền, Lộc lại có Hồng, Hình, Tả Hữu bị Hóa Kỵ, Không hay Triệt xâm phạm

Thiên Di có sao Phục Tướng, Phá Quân, có Thai thủ, Đào Hồng hội họp

Nam Mệnh Nô Bộc có Đào Hoa

Cung Thê có Hồng Loan

Cung Phu ở Tứ Mộ gặp Hồng Loan thủ

Phu có Hồng Loan (có người ghi là Đào Hồng) đồng cung vói Hóa Kỵ

Phu có Hồng Loan Địa Kiếp, Mệnh xấu

Phu có Hồng Loan Tứ Sát (Kình Đà Hỏa Linh, nên thêm Không Kiếp)

Đào Tang (Tang Môn) ở Mệnh

Tang, Đào ở Mệnh

Phúc cung ngộ Tang Đào Hồng

Phúc (cung phúc) Thai, Tang ngộ Đào Hồng,

(Đào Hồng không tam hợp xung chiếu nhị hợp với Tang Môn ngoại trừ tuổi Tỵ Đào cư Ngọ và tuổi Hợi Đào tại Tí thì nhị hợp Tang Môn)

Thiên Tướng tại Mão gặp Sinh Vượng Ðào Hồng Tả Hữu Quyền Xương hạn gặp Phá Ðà Kình Kiếp

Hạn có Nhật gặp Kiếp, Hồng, Binh, Khốc

Hạn gặp Riêu Hỉ Đào Hồng

Mệnh Đào Thân Hồng hạn có Thái Tuế

Nhìn chung thì bộ Dương Tử Phúc Tam Đức Thiên Không Kiếp Sát thích hợp cho cách Nhật Nguyêt nhất vì bộ Tam Minh là bộ hỗ trợ cho Nhật Nguyệt, hơn nữa Thiếu Dương đồng cung với Thái Dương thì lại rất thích hợp. Tùy theo vị trí của Đào Hồng (Đào Hồng thủ Mệnh khác với Đào Hồng tại Tài Quan Di) và các bộ sao kết hợp mà biến chuyển khác nhau, hoặc là rất tốt (khi kết hợp với các bộ sao hợp cách), hoặc là rất xấu (khi kết hợp với bộ sao phá cách). Cần nắm vững ý nghĩa của Đào Hồng, Cô Quả, Thiên Không Đào Hoa đồng cung và Thiên Không Hồng Loan đồng cung cùng Kiếp Sát để giải đoán. Bộ sao này không bao giờ kết hợp với Tang Hổ Khốc Hư là một ưu thế nhưng bù lại có rất nhiều phá cách lớn ví dụ như tối kỵ Không Kiếp xâm nhập, kỵ Hỏa Linh Kình Đà…

Riêng Tử Phù tại Sửu Mùi có cách giáp Long Phượng. Cách giáp Long giáp Phượng mà có mệnh Tử Phù nếu không có ác sát tinh xâm phạm thì là người vui tính, miệng cười tươi (Thiên Hỉ), hay gặp may mắn và rất có duyên được nhiều người theo, tính tình thông thường là nghiêm chỉnh (có Nguyệt Đức Hỉ Hồng Đào). Mệnh Quan giáp Phượng Long thì có tiếng tăm và được nhiều người mến chuộng

Bộ Dương Tử Phúc Tam Đức Thiên Không Kiếp Sát rất cần các phúc thiện tinh như Thiên Quan, Thiên Phúc, Ân Quang, Thiên Quí hoặc các sao chủ về đoan chính hoặc khắc chế được tính hoa nguyệt như Thái Dương, Lộc Tồn hội họp, nhất là tại vị trí Thiếu Dương thì sự nghiệp mới được bền vững. Bộ này không hợp với cách Sát Phá Tham nhất là hãm địa sẽ gia tăng sự thất bại đổ vỡ vì những hành động sát phạt không nương tay gây ra

Chú ý

Thiên Không Thiếu Dương tại Tứ Sinh (Dần Thân Tỵ Hợi) thì có đủ bộ Đào Hồng Hỉ Kiếp Sát Cô Quả trong đó Thiếu Dương Thiên Không Kiếp Sát Cô Thần đồng cung. Tại Dần Thân thì đồng cung với Hông Loan, với Thiên Hỉ Long Đức xung chiếu. Tại Tỵ Hợi thì đồng cung với Thiên Hỉ với Hông Loan Long Đức xung chiếu. Tại Tỵ còn có Phá Toái tam chiếu. Chú ý bộ Cô Quả chỉ có khi Thiên Không Thiếu Dương tại Tứ Sinh mà thôi, tại các vị trí khác thì Thiên Không không có

Thiên Không Thiếu Dương tại Tứ Chính (Tí Ngọ Mão Dậu) thì có Thiên Không Đào Hoa đồng cung, tam hợp với Kiếp Sát và Hồng Loan hoặc Thiên Hỉ (tại Mão Dậu thì có Thiên Hỉ tam hợp với Phá Toái xung chiếu hoặc đồng cung, tại Tí Ngọ thì có Hồng Loan tam hợp, không có Phá Toái). Như vậy Thiên Không tại Tí Ngọ tốt hơn Mão Dậu (vì tại Tí Ngọ có Đào Hồng không có Phá Toái, tại Mão Dậu thì chỉ có Đào Hỉ lại gặp Phá Toái). Thiên Không Đào Hoa đồng cung tại Dậu xấu nhất (vì Phá Toái đồng cung, tại Mão thì Phá Toái xung chiếu)

Thiên Không Thiếu Dương tại Tứ Mộ (Thìn Tuất Sửu Mùi) thì không đồng cung với Đào Hồng Hỉ, luôn tam hợp với Đào Hoa Kiếp Sát. Tại Thìn Tuất thì tam hợp với Đào Hồng đồng cung, tại Sửu Mùi thì tam hợp với Đào Hỉ (ở Sửu còn gặp Phá Toái đồng cung nên xấu nhất)

Đặc tính bộ Tang Tuế Điếu Hư Mã Tang Môn có Bạch Hổ xung chiếu (bộ Tang Hổ) (không có bộ Long Phượng tam hợp xung chiếu vì thiếu Long Trì)

Tuế Phá Thiên Hư có Thái Tuế xung chiếu (chú ý xem có bộ Khốc Hư không vì luôn có Thiên Hư) (không có bộ Long Phượng tam hợp xung chiếu vì thiếu Long Trì)

Điếu Khách có Quan Phù Long Trì xung chiếu (chú ý coi xem có bộ Long Phượng hay không)

Bộ Tang Tuế Điếu Hư Mã không bao giờ gặp Đào Hồng Hỉ tam hợp xung chiếu (chỉ có Tuế Phá Thìn Tuất thì giáp bộ Đào Hồng, Điếu Khách Sửu Mùi có cách nhị hợp với Đào Hồng Tí Ngọ nhưng lại gặp Quả thủ Cô chiếu), khó gặp bộ Long Phượng (chỉ có Điếu Khách mới dễ gặp Long Phượng thủ đồng cung, tam hơp chiếu hoặc đồng cung xung chiếu, chỉ khi Điếu Khách tại Mão Dậu Tỵ Hợi mới không gặp), dễ gặp bộ Khốc Hư (vì luôn có Thiên Hư. Tại Dương cung luôn luôn có bộ Khốc Hư. Chú ý chỉ có Tang Môn mới có khả năng có đủ bộ Tang Hổ Khốc Hư), không có Đào Hồng (chỉ có cách giáp Đào Hồng nhưng thỉnh thoảng mới có), không có Tứ Linh, Kiếp Sát

Khi có Khốc Hư đủ bộ thì có bộ Mã Khốc Khách

Khi Tang Môn ở Thìn Tuất Sừu Mùi, Tuế Phá ở Dần Thân Tỵ Hợi, Thìn Tuất, Điếu Khách ở Tí Ngọ Mão Dậu Dần Thân Tỵ Hợi thì có bộ Mã Khốc Khách

Bộ này luôn luôn có Thiên Mã xuất hiện trong tam hợp. Đây là điểm nổi bật nhất. Thiên Mã là bộ sao có liên quan, ảnh hưởng đến công danh, tài lộc, phúc thọ, chủ sự thay đổi, di chuyển, có liên quan đến xe cộ hoặc chân tay. Thủ Mệnh và đắc cách thì là người đa tài, thao lược, nhiều tài năng, đặc biệt là tài tổ chức, nghị lực, hiếu động, nhanh nhẹn, thao vát, mau mắn, khéo léo, ăn nói giỏi, có tài ngoại giao. Cần xét kỹ sao này với các sao phối hơp để biết ảnh hưởng của nó (coi phần Thiên Mã)

Bộ Tang Tuế Điếu Hư Mã khó gặp bộ Long Phượng (chỉ có Điếu Khách mới dễ gặp Long Phượng thủ đồng cung, tam hợp chiếu hoặc đồng cung xung chiếu, Điếu Khách tại Âm cung là Mão Dậu Tỵ Hợi mới không gặp bộ Long Phượng tại Mệnh). Đây là đặc điểm khiến cho Mệnh Điếu Khách khác với Mệnh Tang Môn, Tuế Phá. Ngoài ra Mệnh Điếu Khách luôn luôn có Quan Phù Long Trì đồng cung tại Di nên dễ có Tứ Linh tại Di (tại tam hợp Phúc Di Phối) hơn Mệnh Tang Môn hoặc Tuế Phá. Mệnh Điếu Khách có đặc điểm là sẽ có bộ Long Phượng tại Mệnh hoặc Di hoặc cả tại Mệnh và Di (Điếu Khách tại Thìn Tuất Sửu Mùi thì có Long Phượng tại Mệnh và Tứ Linh tại Di. Điếu Khách tại Tí Ngọ Dần Thân thì có Long Phượng tại Mệnh, Di không có Tứ Linh, Điếu Khách tại Tỵ Hợi Mão Dậu thì Mệnh không có Long Phượng nhưng Di có Tứ Linh). Nhìn chung thì Mệnh Tang Tuế Điếu là Mệnh dễ có Tứ Linh tại Di (Di tại Âm cung luôn có Tứ Linh) nên khi xem xét Mệnh Tang Tuế Điếu Hư Mã thì cần chú ý. Thiên Di có Tứ Linh hay không. Di có Tứ Linh thì ra ngoài hanh thông may mắn, gặp cát tinh thì càng tốt hơn, gặp hung tinh lạc hãm thì cũng đỡ lo lắng vì Tứ Linh giải họa rất mạnh

Tang Môn luôn có bộ Tang Hổ Hư. Ngoài vị trí Mão Dậu Tỵ Hợi, tại tất cả các vị trí khác thì Tang Môn luôn có đủ bộ Tang Hổ Khốc Hư. Đây là bộ hao bại tinh chủ sự hao hụt, suy bại, tang thương nên vị trí Tang Môn thường đem lại buồn thương cho cuộc sống hơn là vị trí Tuế Phá hoặc Điếu Khách. Cần chú ý vị trí đắc địa của Tang Môn (Dần Thân Mão Dậu). Tang Môn tại Dần Thân Mão Dậu thì tốt hơn các vị trí khác vì Tang Môn tại Dần Thân thì có bộ Tang Hổ Khốc Hư đắc địa, Tang Môn tại Mão Dậu thì đắc, có thêm Phượng Cát Giải Thần, lại không gặp Khốc Hư Cô Quả. Tang Môn tại các vị trí khác thì gặp bộ Tang Hổ Khốc Hư hoặc bộ Tang Hổ Cô Quả hội họp. Mệnh Tang Môn tại Âm cung thì luôn luôn có Tứ Linh (khi tại Mão Dậu có thêm Phượng Cát Giải Thần) thành ra đỡ bất lợi hơn Mệnh Tang Môn tại tại Dương cung (ngoại trừ tại Dần Thân) mặc dù tại Dương cung thì luôn luôn có Phượng Các Giải Thần trong tam hợp nhưng Di không bao giờ có Tứ Linh, chỉ có Tuế Phù Hổ

Bộ Tang Tuế Điếu Hư Mã là bộ sao suy bại (luôn có Tang Môn, Thiên Hư lại dễ gặp Thiên Khốc là các bại tinh chủ suy bại) báo hiệu sự khó khăn trắc trở trong việc lập sự nghiệp nên lúc nào cũng có Thiên Mã trong tam hợp để đương sự có nghị lực ý chí đứng lên đấu tranh với đời, sự thành bại thì tùy theo sự đắc vị của Thiên Mã, Tang Môn, Thiên Hư cùng các sao phối hợp, nhưng dù gì thì sự thành công cũng dựa vào sự phấn đấu của bản thân là chính, ít khi gặp may mắn khi ra tay hành động (vì thiếu Tứ Linh, Tam Minh). Tại vị trí Điếu Khách thì tương đối đỡ xấu hơn các vị trí khác (vì dễ có bộ Long Phượng và Mã Khốc Khách), còn Tang Môn thì luôn có Bạch Hổ xung (bộ Tang Hổ Hư) và Tuế Phá thì luôn đồng cung với Thiên Hư với Thái Tuế xung là hai vị trí dễ gặp nghịch cảch. Chú ý bộ Mã Khốc Khách phải đồng cung thì mới đúng và cần phối hợp với các sao khác, tốt nhất là Lộc Tồn thì mới phát huy tính chất tốt đẹp được. Thông thường người có bộ sao Tang Tuế Điếu Hư Mã này là người nổi loạn, hay chống đối, thường có tư tưởng và hành động đi nghịch với xã hội đương thời nên bộ này thích hợp cho cách Sát Phá Tham sáng sủa tốt đẹp hoặc các hung tinh đắc địa. Đây là bộ sao canh cải, thay cũ đổi mới, sẵng sàng bất kể dư luận, mạnh dạn ra tay thực hiện mục tiêu của mình. Người Tang Tuế Điếu Hư Mã là người dễ có Tứ Linh tại Thiên Di (tại Âm cung luôn có Tứ Linh), khi có Tứ Linh thì tuy dễ gặp may mắn thuận lợi khi bước ra ngoài xã hội nhưng bù lại khi bắt tay hành động thì thường dễ thất bại, trong khi người Tuế Phù Hổ Long Cái mặc dù dễ gặp khó khăn khi bước ra ngoài xã hội (Tang Tuế Điếu Hư Mã tại Thiên Di) nhưng lại được hanh thông khi bắt tay thực hiện (ít nhất Mệnh Tài Quan phải có Tứ Linh)

Người Tang Môn thì nặng lo và tính toán, khi bất mãn thì khóc lóc bi thương. Nếu đắc địa tại Dần Thân Mão Dậu thì có tài xét đoán và lý luận sắc bén, thao lược, thích hoạt động về chính trị, tính tình cương dũng, văn võ song toàn, lập nên sự nghiệp lớn. Đàn ông có Tang đắc địa thủ Mệnh thì học rộng biết nhiều, hiển đạt về võ nghiệp, quán xuyến cả về quân sự lẫn chính trị

Người Tuế Phá là người ngang ngược, phá tán, tinh nghịch, phá phách, có tính quật khởi, ưa chống đối, tranh luận, bàn cãi, thích thay cũ đổi mới, khi bất mãn thì hận lòng, đả phá quật ngược. Khi bị hoàn cảnh làm cho vụng suy thất ý, nếu không có phúc thiện tinh tại Mệnh thì rất dễ làm những điều bạo nghịch

Người Ðiếu Khách là người hay nói, hay tranh luận, hay làm chuyện mạo hiểm, chống đối, đi ngược lại với người, khi bất mãn thường hay lấy lời lẽ phân trần. Nếu hội với Mã Khốc Khách cư Mệnh thì là người có học vấn, có tài hùng biện, mẫn tiệp, rất khéo léo về ngoại giao. Hội với sao xấu thì là người nói năng không cẩn thận, ham mê chơi bời, nhất là bài bạc, khắc tổ ly tông

Bộ Tang Tuế Điếu Hư Mã rất cần các phúc thiện tinh tọa thủ đồng cung, đặc biệt là Thiên Quan, Thiên Phúc, Ân Quang, Thiên Quí hoặc Tuần Triệt án ngữ hóa giải các điểm bất lợi, trở thành con người rất có từ tâm, ngay thẳng, thấy chuyện bất bình sẵng sàng ra tay tương trợ. Bộ này cũng rất cần có Tam Thai, Bát Tọa hội họp làm giảm sự lo lắng, phiền muộn, đối kháng, bất mãn trong cuộc sống

Các bộ sao hợp cách

Tang Môn tại Mão

Nam nhân có Tang Hổ đắc địa tại Dần Thân Mão Dậu

Cơ, Tang, Hồng, Phúc

Hạn gặp Thái Dương tại Ngọ có Hình, Tang, Hổ Khốc

Các bộ sao phá cách

Điếu Khách Tang Hình

Tang Môn, Kình

Tang Hổ Khốc Riêu

Mệnh Đào Hoa, Tang Môn nhị hợp

Tang Môn gặp Hỏa Tinh

Tham tại Dần, Ngọ gặp Tang Hổ và sát tinh

Đồng Âm tại Tí gặp Tang Hổ Khốc Riêu (Nữ Mệnh)

Đồng Âm tại Tí gặp Tang, Khốc Riêu (Nữ Mệnh)

Mệnh Tang Môn ở Thìn Tuất

Cơ Lương hãm gặp Thái Tuế hay Tang Môn

Tham Vũ Thìn Tuất gặp Tang Điếu

Cung Tật Ách có Cự Đồng gặp Tang Hổ Ðà Riêu

Nô có Phá Hóa Kỵ Tang Môn

Cung Phúc có Tang Đào Hồng

Điền có Tang Hổ

Tử Tức có Tang Hổ Kiếp Kình gặp Thái Âm hãm địa, Kỵ hội chiếu

Tử Tức Tang Hổ gặp Thất Sát, Dục (Mộc Dục)

Tử Tức Khốc Hổ Hình Sát

Phúc Thai, Tang ngộ Đào Hồng,

Phúc Tang Đào Hồng

Phúc Tang, Đào, Hồng, Hỉ,

Tử, Tang, Tả, Hữu

Hạn Tang Môn, Mã Kình Dương

Hạn Lưu Tang lưu Mã gặp

Lưu Dương Lưu Tang (VT)

Hạn Tang Môn Hỏa Tinh

Hạn Tang Môn Thái Tuế

Hạn gặp Khốc Kình Hình Hổ tuổi Tân và Quí

Hạn có Nguyệt gặp Đà Kỵ Hổ Tang

Hạn gặp Tang Môn Mã Kình Dương tại Hợi

Hạn gặp Khốc Hư Tang Mã;

Hạn Tang Tú (Quả Tú) Khốc Hư

Hạn Khốc Hư Tang Mã

Hạn Tang Môn, Điếu Khách thủ

Hạn Vũ Tham Linh,Tang, Khốc, Thái Tuế tại Thìn, Tuất

Tham Thái Tuế đồng cung

Cơ Lương hãm gặp Tang Tuế

Tham Vũ đóng tại Võng La, Gặp phải Tang Điếu một nhà càng hung

Tuế (Tuế Phá) Khách (Điếu Khách), Hư (Thiên Hư), Kình hãm địa

Mệnh Thiên Hư thủ, Tuế Phá, Điếu Khách, Kình hãm

Đặc tính bộ Âm Long Trực Thiếu Âm có Phúc Đức Thiên Đức xung chiếu

Long Đức có Thiếu Dương Thiên Không xung chiếu

Trực Phù có Tử Phù Nguyệt Đức xung chiếu

Bộ Âm Long Trực thì không có Khốc Hư thủ chiếu (chỉ có cách giáp hoặc nhị hợp. Long Đức luôn nhị hợp với Thiên Khốc. Long Đức ở Sửu Mùi thì nhị hợp với bộ Khốc Hư Tí Ngọ. Long Đức tại Tí Ngọ thì giáp bộ Khốc Hư), không có Tang Hổ, Long Phượng (Thiếu Âm Sửu Mùi thì giáp bộ Long Phượng. Thiếu Âm tại Tí Ngọ thì nhị hợp với Long Phượng đồng cung tại Sửu Mùi), không có Thiên Mã thủ chiếu, không có Thiên Không ngoại trừ Long Đức luôn luôn có Thiên Không xung chiếu, luôn luôn có ít nhất một sao của bộ Đào Hồng Hỉ, có từ một đến ba sao của bộ Tứ Đức. Cần chú ý xem có Cô Quả, Kiếp Sát, Phá Toái hay không

Thái Âm có Tam Đức, Trực Phù có Nhị Đức, Long Đức chỉ có một mình

Chỉ có Thiếu Âm hoặc Phúc Đức tại Tí Ngọ Mão Dậu (tuổi Tí Ngọ Mão Dậu) thì mới có đủ bộ Tam Minh

Trong bộ này thì vị trí Long Đức là vị trí xấu hơn các vị trí khác (vì luôn có Thiên Không xung chiếu, nhị hợp với Thiên Khốc). Sự không xuất hiện của Thiên Không (trừ Long Đức), Tang Hổ Khốc Hư, Thiên Mã trong tam hợp xung chiếu khiến cho người có bộ này nhìn chung hiền lành, có cuộc sống êm đềm, an phận thủ thường, ít âu lo, không hay bon chen phấn đấu. Tùy theo vị trí của Đào Hồng Hỉ, có Cô Quả hoặc Kiếp Sát cùng các bộ sao khác mà có sự khác biệt. Chú ý rằng Thiếu Âm khi đồng cung với Thái Âm thì rất tốt đẹp. Bộ Âm Long Trực tốt đẹp cho người có Thiếu Âm tại Tí Ngọ Mão Dậu (tuổi Tí Ngọ Mão Dậu) có đủ bộ Tam Minh lại không bị Cô Quả Kiếp Sát Thiên Không xâm nhập. Riêng Thiếu Âm tại Tí Ngọ đồng cung với Thiên Hỉ thì được thêm bộ Long Phượng tại Sửu Mùi nhị hợp

Người Thiếu Âm thì suy tính âm thầm, thông minh, hòa nhã, vui vẻ, nhân hậu, từ thiện, cả tin, dễ lầm lẫn, đôi khi quá tin tưởng người nên hay bị lợi dụng, dễ bị thiệt thòi vì chủ quan

Người Long Ðức thì đoan chính, ưa làm điều lành, từ bi, hay giúp đở người làm phúc, không hay bon chen, an phận, ít mạo hiểm, biết nhân nhượng, chấp nhận thua thiệt người

Nếu gặp Đào-Hoa, Hồng-Loan thì là người có duyên, có phẩm hạnh

Người Trực Phù thì trực tính, ăn ngay nói thẳng, trong cuộc sống chịu nhiều thiệt thòi, công lao không được hưởng xứng đáng

(Dẫn theo blog Trần Nhật Thành)

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.