LỘC MÃ GIAO TRÌ THUỶ HỮU DỤNG

Lộc Mã cánh yếu giao trì

(Lộc mã càn gần “giao trì”)

“Lộc” chỉ Lộc Tồn, “ Mã” chỉ Thiên Mã. Phàm là Lộc Mã thì phải hội chiếu lẫn nhau, hoặc là tương đồng cung với nhau, nhờ đó mới có thể phát huy tác dụng đặc thù. Nếu không được như thế, thì chỉ có thể luận đoán đơn độc mà thôi, tức là Lộc Tồn thì Luận riêng Lộc Tồn, Thiên Mã thì luân riêng Thiên Mã (xem hình 8).

Hình 8: Phân bố Lộc Mã

Nếu Lộc Mã đồng cung, hoặc ở tam phương hội chiếu, thì có một tính chất đặc thù, tính chất này thông thường cũng được gọi là “Lộc Mã giao trì”, nhưng thật ra không phải, mà chỉ nên gọi “Lộc Mã”.

“Lộc Mã” có hai tính chất. Gặp sao Sát, Kỵ, Hình, đặc biệt là gặp sao Hỏa, Linh, hoặc sao không ổn định như Thiên Cơ, Thái Dương mất ánh sáng, Thái Âm mất ánh sáng, thì chủ về phải bôn ba lao nhọc để cầu danh lợi.

Hình 9: Một ví dụ về Lộc Mã giao trì.

Nếu gặp cát diệu (còn gọi là cát tinh), đặc biệt là gặp lại Tài tinh như Vũ Khúc, Thái Âm nhập miếu, v.v… thì chủ về xa quê hương mà phát tài. Trong thời đại hiện nay, cũng có khả năng người không xa quê hương nhưng nguồn tài chánh ở tỉnh ngoài hoặc nước ngoài.

Nhưng trong lá số vốn có “Lộc Mã”, vẫn không nhất định có thể phát huy tác dụng, mà phải “giao trì” mới phát huy được.

Vậy thế nào mới được gọi là “giao trì”?

Xin trả lời “giao trì” tức là “Lộc Mã” của đại hạn, xung động “Lộc Mã” của nguyên cục; hoặc “Lộc Mã” của lưu niên, xung động “Lộc Mã” của đại hạn.

Thế nào là “xung động”?

Chẳng hạn như Thiên Mã ở cung Dần, gặp lưu Mã ở cung Thân hoặc cung Dần. Hoặc như Lộc Tồn ở cung Thân, gặp Lưu Lộc ở ba cung Thân, Tý, Dần.

Hai trường hợp nêu trên đồng thời xuất hiện thì có thể gọi là “ Lộc Mã giao trì”. (Xem hình 9)

(Dẫn theo trang tuvibinhgiai.com)

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.