Kiếm chiêu Kim Hạc

Khái niệm

– Mỗi SAO phải cách nhau bằng 1 dấu (–). Ví dụ: Kình – Đà – Kiếp – Kỵ không nên gõ là: Kình, Đà – Kiếp Kỵ hoặc Kình Đà, Kiếp – Kỵ, ..).

– Các SAO trong công thức thông thường thì nằm rải rác ở Tam phương (1 cung xung chiếu & 2 cung tam hợp) chiếu về bản cung, do đó phải xét đến 4 cung, đa số không kể đến nhị Hợp, (nhưng nếu ở 2 cung Nhị hợp Tý – Sửu / hoặc Ngọ – Mùi thì có khi phải kể vì vừa là Nhị hợp, vừa là lân cung, ảnh hưởng rất mạnh)

– Về Tuần / Triệt thì trừ 1 số trường hợp ngoại lệ, đa số tác dụng của công thức vẫn được biểu hiện, tuy rằng lực tác dụng có thể giảm khinh, hay trì hoãn .. nhưng đến Hạn Xuất TUẦN / Xuất TRIỆT thì công thức vẫn phục hồi khí thế như cũ:

  • Ví như công thức: Mệnh Thiên đồng cư Tuất ngộ Tuế – Tấu, chủ về có khoa ăn nói, thuyết phục người khác, nhưng nếu Thiên di (có Cự môn) bị Tuần / Triệt thì khoa ăn nói có khi bị giảm bán hoặc tệ hơn nữa.
  • Ví như Mệnh có Mã – Tuyệt – Linh (nếu vô Cát tinh thì nghèo túng) ngộ Triệt thì cuộc sống đỡ hơn, nhưng không giàu.
  • Mệnh / Hạn ngộ Liêm – Tham – Tuyệt – Linh (yểu, bần yểu) cũng vậy, nếu ngộ Không vong, thì đỡ bị bần, yểu.
  • Ví như Hạn Hình – Riêu – Không – Kiếp (ly dị), ngộ Không vong thì bị rã đám, nhưng về mất tình cảm, hoặc giấy tờ ly dị vẫn bị trì hoãn, kéo dài …

Tóm lại, vấn đề Tuần / Triệt ảnh hưởng đến công thức như thế nào, cần được quý vị nghiên cứu và khai thác thêm.

– Về Cách cục (các công thức) nằm ở Mệnh / Thân / hay Hạn:

  • Các công thức xuất hiện có thể ở khắp nơi, trải đầy 12 Cung, nên gặp đâu thì đánh đó, Ví như công thức Tang – Quang – Lộc (được hưởng tài sản thừa tự), thấy xuất hiện ở Hạn Huynh đệ (chẳng hạn 12 – 21 tuổi) thì nói là Hạn này được hưởng thừa tự, không cần chờ công thức này hiện ở Mệnh / Tài / Điền mới được xác định …
  • Ngoại trừ trường hợp công thức có chú rõ, như công thức Thai giáp Âm – Dương (anh em sinh đôi) thì dĩ nhiên phải coi Cung Bào, còn như câu Phủ ngộ Tam Không (túng thiếu, chật vật) thì tại Mệnh / Thân / Hạn gì cũng dùng được.

– Tại một Đại Hạn, như đại hạn ở Cung Huynh đệ, một công thức (biệt cách) có liên quan dến Huynh đệ hay không và làm sao phân biệt:

  • Khi xem tổng quát lá số, thì tất cả những công thức, cách cục nhỏ (biệt cách) trong cung Huynh đệ đều dùng để suy đoán cho anh em, nhưng khi ĐẠI HẠN đi đến cung huynh đệ thì những công thức, cách cục này còn ám chỉ cho BẢN THÂN đương sự, do đó, nếu nói 1 cách tổng quát, thì những công thức nào xuất hiện ở cung Huynh đệ, tại Đại hạn cũng có khả năng xảy ra cho ta (đương số), điều này mới nghe hình như có vẻ mơ hồ, lộn xộn và giải đáp nước đôi.
  • Nhưng điều này không có gì là lạ, chẳng hạn như Thân cư Tài, thì có phải là những những công thức nào trong Tài cung đều có thể dùng để luận THÂN hay không? Cũng vậy, Thân cư DI / THÊ / QUAN … cũng xảy ra tình trạng tương tự.
  • Nói tổng quát là vậy, nhưng khi đi vào thực tế và tiểu tiết, thì tùy theo từng cách cục, từng công thức mà luận, khi đó qua công thức, phần nào đó ta có thể suy luận việc đó có ảnh hưởng đến người nào, nhưng không phải lúc nào sự việc cũng dễ dàng như lý thuyết, vì thực tế, có những lá số rất … khó xem (cũng như Toán học vậy, có bài toán dễ, có bài rất khó), đến những vị Thầy kinh nghiệm nhiều khi cũng phán .. chung chung, như: “năm nay đề phòng tang chế nhé, thân nhân có người mất …” tức là cũng chẳng dám chỉ rõ 1 người nào.
  • Khi xem 1 lá số, tức đã đi vào chi tiết, thì tùy trường hợp, Ví như Thân cư Thê mà có Hồng – Lộc, thì biết ngay là ta hưởng, không phải mụ vợ. Còn người vợ mà xem lá số của mình, thấy Thân (Thân cư Phúc) có Khốc – Hỏa – Kiếp thì thở phào … hú vía, vì biết ngay là thằng chồng sẽ bị .. tàn tật, hổng phải là mình.

– Khi xem Tiểu Hạn (1 Năm) thì ta phải xem:

  • 1 Cung Chính chiếu và 2 Cung Bàng chiếu (Tam hợp chiếu), tức là 3 Cung, cộng với Bản Cung tất cả là 4 Cung.
  • Trường hợp bình thường, chỉ cần xét 4 Cung là đủ, không cần thiết phải so với gốc Đại hạn hay đối chiếu với Thân / Mệnh (trừ khi xem cho những trường hợp quan trọng hoặc những case cần sự cẩn thận và chính xác 1 chút), thường thì khi 1 hay 1 số công thức xuất hiện ở Tiểu Hạn thì năm đó sẽ bị ảnh hưởng của những công thức này chứ chúng không lý do gì mà xuất hiện khơi khơi đâu.
  • Đa số các công thức được vận hành theo kiểu Tam phương hội tụ Bản cung, nếu có ngoại lệ thì đã được ghi chú, dường như không có công thức nào ghi theo lối kết hợp 1 ở Tiểu hạn, 1 ở Đại hạn và 1 tại Tam hợp chiếu Mệnh / Thân, cách kết hợp từng Sao ở mỗi Cung này trước kia các Tử vi gia nhà Trần thấy có xài nhiều, nhưng nay dường như môn phái này đã bị tuyệt truyền, không thấy hậu duệ xuất sắc xuất hiện (ngoại trừ ông Trần Đại Sĩ), nhưng ngay như ông Trần Đại Sĩ thấy cũng chẳng bao giờ giở đến chiêu này, có lẽ là bị thất truyền thật rồi, điều này thật là 1 mất mát lớn đối với làng Tử vi VN.

– Nếu không xét gốc Đại hạn thì cứ mổi 12 năm thì lại có sự trùng hợp hay sao?

  • Thật ra khi xem Tiểu Hạn, không nhất thiết phải theo 1 quy cách nào cả, mà chỉ là theo hướng riêng của cá nhân, theo cách xem của 1 phái hay nhóm nào đó, tức có nhiều phương pháp xét Tiểu hạn khác nhau, có người dùng LN Tiểu hạn làm chính, có người dùng LN Đại han làm chính, có người kết hợp 2 loại Lưu niên này để xem, còn phái nhà Trần thì lại dùng thêm Cung lưu Thái tuế nữa … Nhưng vì hướng xem Tiểu hạn hiện nay đa số dùng kết hợp giữa 2 cung Lưu niên cho nên anh thấy có sự khác biệt.
  • Anh có đặt vấn đề về: cứ mỗi 12 năm lại có sự TRÙNG HỢP, vấn đề lo sợ / thắc mắt về Trùng hợp này đã được giới nghiên cứu đưa ra trước đây khá lâu, ý kiến chung thì cho rằng phải dùng Ln Đại hạn hay gốc Đại hạn để phân biệt giữ 2 chu kỳ thập nhị địa chi, Giải quyết này hoàn toàn hợp lý và thỏa đáng không chê vào đâu được.
  • Nhưng ngoài ra, chúng ta còn cần hiểu thêm 1 khía cạnh khác mà tôi thấy chưa ai đề cập. Đó là vòng Thiên bàn (Eclipse) hay Địa bàn đều chỉ có 12 cung, đi hết 12 cung thi dù muốn dù không cũng phải có sự lặp lại, dù có áp đặt thêm gốc Đại hạn, nhưng các SAO trong từng Cung vẫn không hề thay đổi (ngoại trừ các Sao lưu).
  • Điều tôi muốn nhấn mạnh là tuy có sự lập lại sau khi đi hết 1 Chu kỳ Hoàng đạo, nhưng có 1 sự thật là “trong sự Trùng hợp đã chứa sự Khác biệt”, do đó chúng ta sẽ hưởng được cảm giác là cuộc đời vẫn luôn thay đổi, chẳng có năm nào giống với năm nào. Chẳng hạn như năm Hợi cách đây 12 năm, anh có đi ăn đám cưới, năm nay anh cũng có đi ăn đám cưới thì dù có trùng lặp, rõ ràng là đã có những chi tiết khác biệt to lớn giữa 2 cuộc cưới, chẳng hạn khác biệt về cô dâu chú rể, về xe đưa đón, về phục sức của riêng anh và những người chung quanh, về các món ăn, về thành phố anh đang ở, đám cưới cách đây 12 năm làm ở Chùa nay lại tổ chức trong 1 công viên chẳng hạn, đại khái nếu mà phân tích chi ly 1 chút, chúng ta sẽ thấy có hơn 1001 sự khác biệt giữa 2 cái đám cưới!!!
  • Những sự việc khác như tang ma, di chuyển, thăng thưởng, bệnh hoạn, đụng xe, mất xế, bị lừa gat v v.. cũng như vậy, đều xảy ra rất mực khác nhau. Như vậy tại sao chúng ta lại cứ phải lo lắng, thắc mắc cho cái sự Trùng lặp mong manh này?
  • Ngoài nữa, đối với những vị khởi đầu luyện kiếm tông, việc ưu tiên nhất là phải chuyên chú học thuộc từng chiêu thức một, cũng giống như bạn đọc kiếm hiệp, tại sao người ta lại chia đệ tử thành nhiều nhóm nhỏ để dợt lại, ôn lại các chiêu vừa mới học, hoặc trốn vào hang đông 1 mình để nghiền ngẫm, nghiên cứu từng chiêu.

– Trong khoảng thời gian này, việc trước mắt là phải thấu ngộ chiêu thức, gát bỏ qua 1 bên những linh tinh khác,cho nên tôi có nói là không cần phải xem xét gốc ngọn Đại hạn, Thân / Mệnh chi cả là vậy.

Tham khảo thêm: Tử vi phân loại

(Tác giả: Kim Hạc)

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.