Tự quái truyện là quyển thứ 6 của Dịch truyện chủ yếu bàn luận về thứ tự sắp xếp và ý nghĩa của 64 quẻ trong Kinh dịch, đồng thời nêu rõ ý nghĩa của sự kế thừa giữa các quẻ.

Tự quái truyện phân làm hai phần:

Phần đầu là giải thích thượng kinh gồm 30 quẻ từ Khôn đến Khảm, sách viết: “có trời đất, sau đó vạn vật mới được sinh ra. Giữa trời đất bao la vạn vật được sinh ra nên gọi là Truân. Truân là sự đầy đủ; Truân là vạn vật mới được sinh ra, mới sinh ra thì còn mông muội, nên gọi là Mông. Mông tức là thơ dại, non tơ; vật còn non tơ, tất cần nuôi dưỡng, nên sinh ra nhu. Nhu tức là nhu cầu về ăn uống; tranh nhau ăn uống tất sinh ra kiện tụng, nên sinh ra Tụng. Tụng tất có nhiều người tham gia, nên sinh ra Sư. Sư là đông người, đông người tất có sự so sánh, nên sinh ra Tỷ. Tỷ là sự so sánh, tỷ thí cần có phần thưởng bằng gia súc, nên sinh ra Tiểu Súc. Sau phần thưởng bằng gia súc là tế lễ, nên sinh ra Lữ. Lữ thì thái bình, an định, nên sinh ra thái. Thái là sự thông suốt vật. Vật không được thương yêu nên sinh ra Bĩ. Vật không thể Bĩ đến cuối cùng, nên sinh ra Đồng Nhân. Người cùng với người quy tụ lại, nên sinh ra Đại Hữu. Đại Hữu là có nhiều, có nhiều mà vẫn chưa đủ, nên sinh ra Khiêm. Có nhiều mà lại Khiêm (khiêm tốn) tất sinh ra Dự. Dự cần có sự theo cùng, thế là sinh ra Tuỳ. Người theo cùng tất có tâm sự, nên sinh ra Cổ. Cổ tức là sự việc; sự việc muốn sau này lớn lên, nên sinh ra Lâm. Lâm tức là to lớn; sự việc to lớn sẽ dễ nhìn thấy, nên sinh ra Quan. Vật quan sát sau đó có sự khép lại, nên sinh Phệ Hạp. Hạp tức là hợp mà vật không thể cứ khép mãi được, nên sinh ra Bí. Bí là trang điểm, là cái vỏ bề ngoài; vật trang điểm sau đó phải cởi hết ra, nên sinh ra Bác. Bác tức là bóc ra, lột ra; lột hết trên sau đó lột đến dưới, nên sinh ra Phục. Phục là lặp lại những gì xảy ra trưóc đó, song lột không hết nên sinh ra Vô Vọng. Có Vô Vọng, sau đó mới có súc, nên sinh ra Đại Súc. Đại Súc sau khi được nuôi dưỡng sinh ra Di. Di tức là dưỡng; nếu không nuôi dưỡng thì vật không thể hoạt động được, nên sinh ra Đại Quá. Vật không thể cứ sai lầm mãi, nên sinh ra Khảm. Khảm là phanh hãm lại; sau khi hãm lại, vật tiếp tục được nuôi dưỡng sẽ đẹp trở lại, nên sinh ra Ly. Ly tức là đẹp”.

Phần hai giải thích hạ kinh từ Hàm, Hằng đến Ký tế, Vị tế: “Có trời đất, sau đó mới có vạn vật; có vạn vật, sau đó mới có nam nữ; có nam nữ, mới có vợ chồng: có vợ chồng thì có quan hệ cha con; có quan hệ cha con thì có quan hệ quân thần; có quan hệ quân thần thì có quan hệ trên dưới; có trên dưới thì có sự đan xen lễ nghĩa. Đạo của vợ chồng lâu bền nên sinh ra quẻ Hằng. Hằng tức là lâu bền. Vật không thể ở một chỗ, nên sinh ra Độn. Độn tức là chạy trốn, là ẩn đi nơi khác. Vật không thề ẩn náu suốt đời, nên sinh ra Đại Tráng. Vật không thê khoẻ mạnh (đại tráng) mãi được, nên sinh ra Tấn. Tấn tức là tiến sang giai đoạn khác. Tiến mãi sẽ bị tổn thương, nên sinh ra Minh Di. Di tức là thương tổn, bị thương tất phải về nhà, nên sinh ra Gia Nhân. Đạo của gia đình giáo dục, rèn cho con người trở nên ngoan ngoãn, nên sinh ra Khuê. Khuê nghĩa là ngoan ngoãn. Dễ bảo mãi cũng có cái khó của nó, nên sinh ra Kiển. Kiển là khó khăn; vật không thể ở trong trạng thái khó khăn mãi được, nên sinh ra Giải. Giải tức là trì hoãn; trì hoãn tất sẽ có cái còn cái mất, nên sinh ra Tổn. Tổn tức là hao tổn. Tổn mà có lợi, nên sinh ra Ích, ích lợi mà không vẹn toàn, nên sinh ra Quải. Quải tức là khuyết; khuyết tất có sự gặp gỡ, nên sinh ra Cấu. Cấu nghĩa là gặp gỡ, hội ngộ; vật gặp nhau sau tụ thành bầy, nên sinh ra Tụy. Tụy tức là tụ tập, tụ hội; tụ tập ở trên, nên gọi là Thăng. Thăng là lên cao, lên cao mãi tất sẽ khốn khổ, nên sinh ra Khốn. Khốn ở trên tất bị rơi xuống dưới, nên sinh ra Tỉnh. Tỉnh là giếng, là vực thẳm, là tụt hậu; tụt hậu thì phải cải cách, nên sinh ra Cách. Cách tức là cải cách, cải cách cần phải có Đỉnh (lư hương đồng), nên sinh ra Đỉnh; chủ trì tế lễ là do con trai trưởng, nên sinh ra Chấn. Chấn tức là chấn động, hoạt động; vật không thể động mãi được, cần phải dừng lại nghỉ ngơi, nên sinh ra Cấn. Cấn nghĩa là dừng lại; vật không thể cứ dừng lại một chỗ, nên sinh ra Tiệm. Tiệm tức là tiến; tiến mãi tất hồi quy (quay trỏ lại), nên sinh ra Quy Muội. Hồi quy ngày một nhiều, nên sinh ra Phong. Phong tức là to lớn, là được mùa. Tụ tập quá lớn tất sinh ra phân tán, nên sinh ra Lữ. Lữ là lữ hành, là sự ra đi, là sự không dung nạp, nên sinh ra Tốn. Tốn nghĩa là nhập. Sau khi nhập lại cần phải thuyết lý, nên sinh ra Đoài. Đoài nghĩa là thuyết; thuyết xong lại phân tá nên sinh ra Hoán. Hoán nghĩa là phân ly; vật không thể phân ly mãi, nên sinh Tiết. Tiết mà giữ được chữ tín, nên sinh ra Trung Phu; có tín rồi thì tập trung hành động, nên sinh ra Tiểu quá (sai lầm nhỏ). Vật có sai lầm tất cần        cứu tế, nên sinh ra Ký Tế, vật không thể là vô tận, nên sinh ra Vị Tế.

Tự quái truyện phân tích trình tự quẻ nói chung đều dựa vào tên gọi của quẻ để trình bày, ngoại trừ ba quẻ Càn, Khôn và Hàm. Nói về hai quẻ Càn, Khôn, sách viết: “Có trời đất sau đó mới sinh ra vạn vật; ở giữa trời đất bao la là vạn vật”. Sở dĩ sách chỉ nói tới trời đất mà không nói tới tên hai quẻ này, bởi vì theo thuyết chọn tượng thì Càn là thiên, là trời; Khôn là địa, là đất. Quẻ thứ ba là quẻ Hàm, Tự quái truyện cũng không nói tới tên gọi quẻ Hàm mà chọn kêt cấu quái thể và nghĩa của quái từ coi quẻ Hàm làm đạo vợ chồng.

Đối vối kết cấu thứ tự của 64 quẻ, Tự quái truyện đi sâu phân tích theo hai khía cạnh: tương nhân và tương phản

Tương nhân

Là sự liên kết liên tục các quan hệ: quan hệ kế thừa nhân quả giữa quẻ trước và quẻ sau, quan hệ điều kiện và quan hệ nội hàm.

Tự quái truyện dùng quan hệ kế thừa để thuyết trình, sách viết: Nhu giả, ẩm thực chi đạo dã. Ẩm thực tất hữu Tụng, cô thụ chi Tụng. Tụng tất hữu chúng khởi, cố thụ chi dữ Sư; Sư giả chúng dã. Tụ tất hữu sơ Tỷ, cố thụ chi dĩ Tỷ; Tỷ giả, Tỷ dã. Tỷ tất hữu sở súc, cố thụ chi dĩ Tiểu súc. Vật súc nhiên hậu hữu lễ, cố thụ chi dĩ Lữ”; có nghĩa là: sau quẻ Nhu là quẻ Tụng, vì quẻ Nhu nói về đạo ẩm thực, mà nhu cầu ẩm thực tất sẽ sinh ra tranh tụng, tranh tụng sẽ liên lụy đến nhiều người; sau quẻ Tụng là quẻ Sư, Sư chính là ý nguyện của quần chúng (chỉ nhiều người). Tụ hợp, người đông sinh ra tỷ (gần kề thân thiết), cho nên sau quẻ Sư là quẻ Tỷ. Thân tỷ cần có súc tích (tích trữ, kho chứa), cho nên sau quẻ tỷ là tiểu súc. Của cải tích luỹ được khi phân phối nảy sinh lễ, cho nên sau quẻ Tiểu súc là quẻ Lữ (lữ là lễ).

Thuyết trình các quẻ liền kề, Tự quái truyện còn dùng quan hệ điều kiện tức là lấy nghĩa của quẻ tiếp theo làm điều kiện cho nghĩa của quẻ trước. Sách viết: “Mông giả, mông dã, vật chi trĩ dã. Vật trĩ bất khả dưỡng dã, cố thu chi dĩ Nhu. Nhu giả, ẩm thực chi đạo dã”; có nghĩa là: quẻ Mông tượng trưng cho sự vật còn non nớt (ấu trĩ), sự vật còn non nớt tất cần phải tăng cường nuôi dưỡng giáo dục; quẻ Nhu tượng trưng cho ẩm thực ăn uống, đây chính là nhu cầu dưỡng dục sự vật còn ấu thơ, ẩm thực của quẻ Nhu thành điều kiện dưỡng dục quẻ Mông; cho nên sau quẻ Mông là quẻ Nhu. Tương tự, Tự quái truyện cho rằng quẻ Hàm, quẻ Hằng liền kề nhau là vì đạo của phu thê cần phải vĩnh hằng; quẻ Tỉnh, quẻ Cách liền kề nhau là vì Tỉnh cần phải tăng cường đào thải, cách tân. Sở dĩ sau quẻ Tỉnh là quẻ Cách là do sự vật biến cách, biến đổi không rõ ràng bằng sự ra đời của Đỉnh (lư hương đồng); sau quẻ Đỉnh là quẻ Chấn là bởi vì việc chủ trì lư hương đồng (quẻ Đỉnh không ai thích hợp bằng con trai trưởng, quẻ Chấn).

Tự quái truyện còn dùng quan hệ nội hàm để nói rõ mối quan hệ mật thiết giữa hai quẻ liền kề nhau. Sách viết: “Truân, vật chi thuỷ sinh dã. Vật sinh tất cố thụ chi dĩ Mông. Mông giả, mông dã, vật chi trĩ dã”; có nghĩa là: tên quẻ Truân là nói về vật nuôi được sinh ra. Tên quẻ Mông là ấu trĩ (non nớt), nội hàm của nó giống với nghĩa vật mới sinh ra của quẻ Truân”, đó là nói về sự liên kết giữa quẻ Truân và quẻ Mông. Ví dụ khác: tên của quẻ Tụng có nghĩa là tụ tập, hội tụ; còn tên của quẻ Thăng có nghĩa là thượng thăng, bay lên cao; nội hàm của bay lên cao có ý nghĩa hội tụ: cho nên quẻ Tụng, quẻ Thăng có quan hệ liên kết nhau. Hoặc như: quẻ Vị Tế có nghĩa là sự vật không có khả năng để phát triển vô cùng tận được, mặt khác hàm nghĩa hoàn thành song sự vật của Ký Tế còn có Vị Tế mới; cho nên hai quẻ này liền kề nhau.

Tương phản

Là chỉ hai quẻ liền kề nhau có quan hệ biến hoá ngược chiều nhau. Ví dụ: “Thái giả, thông dã. Vật bất khả dĩ chung thông, cố thụ chi dĩ Bĩ. Vật bất khả chung Bĩ, cố thụ chi dĩ Đồng Nhân”; có nghĩa là: nghĩa của quẻ Thái là thông suốt, song sự vật không phải lúc nào cũng thông đồng bén giọt, thông đến cực độ sẽ chuyển sang đóng chặt (Bĩ), vì vậy sau quẻ Thái là quẻ Bĩ. Con ngưòi cũng không thể sống mãi trong môi trường bị phủ kín được, cuối cùng sẽ hợp tác với người khác (đồng nhân) để thông thoát, vì thế sau quẻ Bĩ là quẻ Đồng Nhân. Ngoài ra sách còn đề xuất quan điểm “vật cùng tắc phản” nói về sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mặt đối lập để lý giải thứ tự giữa các quẻ liền kề.

Tự quái truyện không những cho rằng giữa các mặt đối lập có thể tự chuyển hoá lẫn nhau mà còn cho rằng chuyển hoá này sẽ phát triển đến vô cùng, vô tận. Ví dụ: hai quẻ cuối cùng trong Kinh dịch là quẻ Ký tế và Vị tế; Ký Tế có nghĩa là hoàn thành, còn Vị Tế là chưa hoàn thành; Kinh dịch không xếp Ký Tế vào vị trí cuối cùng mà xếp Vị Tế vào vị trí kết thúc, ý muốn nói là chuyển hoá của sự vật là vô cùng vô tận, sự vật mãi mãi ở trong quá trình biến dịch.

Tự quái truyện thông qua phân tích 64 quẻ trong Kinh dịch đã thảo luận về quá trình phát triển lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội, đồng thời đề xuất lý thuyết trời đất là cội nguồn của vạn vật và giữa trời đất bao la là vạn vật. Quan điểm trời đất là bản nguyên của vạn vật chứ không phải do đấng thần linh sáng tạo ra thế giới (có trời đất, sau mới có vạn vật); theo Tự quái truyện, thế giới tự nhiên có trước, sau đó mới có xã hội loài người và lấy gia đình làm cơ sở.

(Theo Kinh Dịch ứng dụng trong y học cổ truyền)

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.