Văn ngôn truyện là tác phẩm thứ 3 trong 7 Dịch truyện, tác phẩm chủ yếu đi sâu giải thích quái từ và hào từ của hai quẻ Càn và Khôn. Trong 64 quẻ của Kinh dịch thì hai quẻ Càn, Khôn chiếm vị trí quan trọng, có ý nghĩa rất lớn và là cánh cửa đi vào phân tích Kinh dịch. Chính vì vậy Văn ngôn truyện đặc biệt chú trọng giải thích hai quẻ Càn và Khôn, từ đó làm cơ sở giải thích cho 62 quẻ còn lại.

Trong giải thích quái từ, Văn ngôn truyện là sự kế thừa của Thoán truyện với hai hình thức: giải thích từng chữ trong quái từ và phát triển nghĩa rộng của quái từ.

Giải thích từng chữ trong quái từ, ví dụ về quẻ Càn: “Càn nguyên giả thiện chi trưởng dã; hanh giả, gia chi hội dã; lợi giả, nghĩa chi hoà dã; trinh giả sự chi cán dã”. Ở đây nguyên là người quân tử thể hiện đủ nhân đức thì trưởng thành, hanh là đối nhân xử thế tốt thì hợp lễ; lợi là tài vật đầy đủ thì hoà thuận lễ nghĩa, trinh là an tâm với công việc đang làm; bậc quân tử làm tròn tứ đức trên thì đươc gọi là Càn: nguyên, hanh, lợi, trinh. Như vậy đầu tiên sách giải thích nghĩa của bốn chữ “nguyên, hanh, lợi, trinh”; tiếp đến lần lượt diễn giải tứ đức của người quân tử sau đó dùng đức của người quân tử để luận giải quái từ.

Phát triển nghĩa rộng của quái từ, ví dụ về quẻ Khôn: “Khôn chí nhu mà cũng động cũng cương, chí tĩnh mà đức độ. Đắc chủ mà hữu thường, vạn vật được hoá sinh. Khôn đạo thuận thiên và hợp thời”. Đối với quẻ Khôn, sách không giải thích cặn kẽ từng chữ, từng câu trong quái từ mà chỉ nêu đặc điểm của các chữ: nhu, tĩnh, thuận trong quẻ Khôn, sau đó trình bày mở rộng nghĩa của cả câu.

Giải thích hào từ

Việc giải thích hào từ được thông qua 4 loại phương thức sau:

Phương thức 1:

Theo kiểu vấn đáp: đầu tiên đưa ra hào từ, sau đó dùng “tử viết” (tử nói) để trả lời. Ví dụ: khi giải thích hào sơ cửu của quẻ Càn, tiết 2 sách viết: “Tiềm long vật dụng” có nghĩa gì?. Tử viết: “Long đức của người ở ẩn, không sự đòi, không tên gọi, trốn tránh quan trường lấy làm vui, mũ nỉ che tai không buồn chán, vui thì làm, không vui thì nghỉ, ý niệm này không dễ khuyên nhủ, nghĩa của tiềm long là thế.

Phương thức 2:

Kiểu định nghĩa: về mẫu câu mà ngữ khí cũng giống với Tiểu tượng truyện. Trước tiên đưa ra hào từ, sau đó dùng một câu ngắn gọn kiểu định nghĩa trực tiếp thuyết trình. Ví dụ về quẻ Càn, tiết 3, tiết 4 sách viết: “Tiềm long vật dụng”, dương tại hạ dã. “Kiến long tại điền”,v.v…

Phương thức 3:

Kiểu dẫn chứng: trước tiên đi thẳng vào chủ đề chính, sau đó đưa hào từ ra để chứng minh. Ví dụ về quẻ Càn, tiết 6 sách viết: “Quân tử học để tích kiến thức, tàng học vấn biện giải, khoan dung trong xử thế, nhân từ trong hành động”, sách Dịch nói: “Thấy rồng tại ruộng, lợi gặp đại nhân”, đó là đức của người quân tử. Ở đây bàn về nghĩa chính của câu, sau đó trình bày rõ nghĩa của hào từ.

Phương thức 4:

Kiểu chú thích trọng điểm: là nắm chắc một số chữ, một số câu quan trọng để giải thích và mở rộng nghĩa của hào từ. Ví dụ:

Quẻ Càn, tiết 6 sách viết: “Cửu tứ, hào từ trọng cương mà lại không trung (giữa), trên không phải trời, dưới không phải đất nên gọi là hoặc. Chữ hoặc là nghi hoặc nên không có lỗi”.

Quẻ Khôn, tiết 2 sách viết: “Quân tử trong triều, tinh thông lý sự, sắp xếp đúng vị trí, nổi bật nét đẹp trong triều, thông suốt xung quanh, công thành danh toại, tuyệt mĩ lắm thay”.

Văn ngôn truyện không phân tích quái thể, song đối với tượng trưng sự vật và tính chất của hai quẻ Càn và Khôn thì đều có luận giải: Càn là thiên, Khôn là địa: tính chất của Càn là cương kiện trung chính, tính chất của Khôn là nhu nhuận tĩnh phương.

Phân tích các hào vị, Văn ngôn truyện đưa ra một số khái niệm: vị trí thượng trung hạ, chính vị, chính trung và vị trí của thiên nhân địa. Thượng hào còn gọi là quý, cao, cùng, cực; hào thứ 2 và thứ 5 ở giữa nội quái và ngoại quái là hai vị trí trung (chính trung là giữa nội quái, chính vị là giữa ngoại quái); sơ hào ở vị trí hạ (dưới) còn gọi là tiềm tàng. Nét hào thứ 5 là vị trí của thiên, hào thứ 3 là vị trí của nhân, hào thứ 2 là vị trí của địa.

Ví dụ về quẻ Càn, sách viết: “Phi long tại thiên, nãi vị hồ thiên đức”. Vị hồ thiên đức là chỉ hào 5 quẻ Càn, ở đây lấy hào thứ 5 làm vị trí của thiên.

Trong quá trình giải thích hai quẻ Càn và Khôn, Văn ngôn truyện đã đề xướng thuyết dương khí và âm khí có ảnh hưởng to lớn về mặt lý luận. Sách còn đề xuất khái niệm tiên thiên và hậu thiên; tiên là ban đầu, thiên là thiên thời, tiên thiên là hành sự trước khi có biến hoá của thiên thời; hậu thiên là chỉ sau khi có biến hoá của thiên thời mới hành sự.

(Theo Kinh Dịch ứng dụng trong y học cổ truyền)

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.