• Giới thiệu
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ
Học quán Sơn Chu
Khóa học miễn phí
  • Trang chủ
  • Bài viết
    • Dịch học
      • 64 Quẻ Kinh dịch
    • Tử vi đẩu số
      • Tự học Tử vi
    • Tứ Trụ
    • Phong thủy
      • Phong thủy & cuộc sống
      • Phong thủy Bát trạch
      • Phong thủy Huyền Không
      • Phong thủy tam hợp phái
      • Tụ học Phong Thủy
    • Lịch pháp
    • Văn hóa – Tín ngưỡng
  • Công cụ
    • Lá số Tử vi
    • Định danh Số điện thoại
    • Gieo quẻ Mai hoa
    • Gieo quẻ Lục hào
    • Chuyển đổi thời gian
  • Bài giảng
  • Liên hệ
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Bài viết
    • Dịch học
      • 64 Quẻ Kinh dịch
    • Tử vi đẩu số
      • Tự học Tử vi
    • Tứ Trụ
    • Phong thủy
      • Phong thủy & cuộc sống
      • Phong thủy Bát trạch
      • Phong thủy Huyền Không
      • Phong thủy tam hợp phái
      • Tụ học Phong Thủy
    • Lịch pháp
    • Văn hóa – Tín ngưỡng
  • Công cụ
    • Lá số Tử vi
    • Định danh Số điện thoại
    • Gieo quẻ Mai hoa
    • Gieo quẻ Lục hào
    • Chuyển đổi thời gian
  • Bài giảng
  • Liên hệ
No Result
View All Result
Học quán Sơn Chu
No Result
View All Result
Home Dịch học

Nội dung cơ bản của Tiểu tượng truyện

Minh Thứ Phong by Minh Thứ Phong
31 Tháng Tám, 2019
in Dịch học
0
Nội dung cơ bản của Tiểu tượng truyện
0
SHARES
11
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter
Rate this post

Tác phẩm chủ yếu giải thích hào từ và hào vị, đồng thời kết hợp chặt chẽ với thuyết chọn nghĩa. Tiểu tượng truyện trong giải thích hào từ nổi bật hai thuyết chính là thuyết chọn nghĩa và thuyết hào vị; tư tưởng chủ yếu bàn về tu dưỡng, luân lý đạo đức và chính trị. Nội dung của Tiểu tượng truyện được trình bày thành 5 phần sau: triết lý của Kinh dịch, lý giải nghĩa của câu chữ, giải thích tính chất của hào, chú giải vị trí của hào, chú thích nghĩa của hào.

Thông qua phân tích về thời và đặc biệt dùng các cặp quẻ lộn ngược để trình bày các triết lý của Kinh dịch.

Tác phẩm đi sâu giải thích các câu chữ trong Kinh một cách linh hoạt.

Phân tích, giải thích tính chất của hào: Tiểu tượng truyện dùng một số khái niệm âm dương, cương nhu, thuận, tòng v.v…

Thông qua 6 vị trí của hào trong một quẻ, tác phẩm có rất nhiều cách lý giải khác nhau: đối với hào sơ (hào thứ nhất) gọi là thuỷ (ban đầu), hạ (dưới), ty (thấp hèn), cùng (cuối cùng); hào tam gọi là nghi; hào tứ gọi là phản phúc; thượng hào gọi là: thượng, cang, chung, doanh.

Về ý nghĩa của 6 hào: Tiểu tượng truyện ngoài giải thích từng vị trí hào còn giải thích mối quan hệ giữa các hào. Thông qua quan hệ giữa các hào để giải thích nghĩa của hào từ, sách dùng một số ngôn từ: ứng, thặng, thừa, chí hành, v.v…

Phân tích vị trí của hào để giải thích nghĩa của hào, Tiểu tượng truyện đưa ra thuyết “đắc trung” và thuyết “đương vị”.

Trường hợp cửu nhị là hào dương ở vị trí giữa của nội quái thì gọi là đắc trung. Đắc trung được dùng để giải thích “cát” của hào từ, đắc trung còn được gọi là đắc trung đạo. Ví dụ về quẻ Giải, sách viết: “quẻ Giải cửu nhị trinh cát đắc trung đạo dã”. Đắc trung đạo ở đây tức là vị trí giữa để giải thích nguyên do tại sao hào từ được gọi là trinh cát.

Trường hợp hào âm ở vị trí số chẵn, hào dương ở vi trí số lẻ thì gọi là đương vị. Ví dụ: quẻ Lâm “quẻ Lâm lục tứ, chí lâm vô cữu, vị đương dã”. Sở dĩ hào từ nói “vô cữu” tức là không sai lầm, là vì trong quẻ Lâm lục tứ là hào âm ở vị trí số chẵn. Ngược lại, hào âm ở vị trí số lẻ và hào dương ở vị trí số chẵn thì gọi là “mất ngôi vị” hay “vị không ổn”.

Tiểu tượng truyện lấy đắc trung, đương vị làm điều kiện tiên quyết của hào cát. Hào mà vừa đắc trung, vừa đương vị thì tất là cát lợi. Ví dụ: “quẻ Tụng cửu ngũ, nguyên cát, dĩ trung chính dã”. Trung chính nghĩa là không những ở giữa mà còn ở đúng chỗ, cửu ngũ là hào dương ở vị trí số lẻ đồng thời lại ở giữa ngoại quái, cho nên gọi là nguyên cát (rất cát tường).

Về nhân sinh quan, Tiểu tượng truyện thể hiện tư tưởng phong kiên “trung quân” và “trọng nam khinh nữ”, về mặt tu dưỡng đạo đức thì Tiểu tượng truyện đề xướng quan điểm “tu thân” và “tu tỉnh”.

(Theo Kinh Dịch ứng dụng trong y học cổ truyền)

Tags: dịch truyệnkinh dịchTiểu tượng truyện
Previous Post

GHÉT CON KHÔNG GIỐNG MÌNH

Next Post

Vạn Sự Mỗi Ngày-Chủ Nhật, ngày 01 tháng 9 năm 2019

Next Post
Vạn Sự Mỗi Ngày-Chủ Nhật, ngày 01 tháng 9 năm 2019

Vạn Sự Mỗi Ngày-Chủ Nhật, ngày 01 tháng 9 năm 2019

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nổi bật

  • Sao Thiên Đồng ở cung Phu Thê

    Sao Thiên Đồng ở cung Phu Thê

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Sao Thái Dương ở cung Phu Thê

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Sao Vũ Khúc ở cung Phu Thê

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Sao Thất Sát ở cung Phu Thê

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Sao Cự Môn ở cung Phu Thê

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Bài viết mới

VẠN SỰ MỖI NGÀY-THỨ TƯ, NGÀY 10 THÁNG 8 NĂM 2022

9 Tháng Tám, 2022

VẠN SỰ MỖI NGÀY-THỨ BA, NGÀY 09 THÁNG 8 NĂM 2022

8 Tháng Tám, 2022

VẠN SỰ MỖI NGÀY-THỨ HAI, NGÀY 08 THÁNG 8 NĂM 2022

7 Tháng Tám, 2022
Học quán Sơn Chu

Mạng xã hội

Content Protection by DMCA.com

Liên hệ

  • Địa chỉ: Phòng 401, Số 21 đường Trung Yên 11A, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội
  • Điện thoại: 0566.09.7777
  • Email: [email protected]

Liên kết

  • Học viện Lý số
  • Vũ Phác
  • Bốc Dịch
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Bài viết
    • Dịch học
      • 64 Quẻ Kinh dịch
    • Tử vi đẩu số
      • Tự học Tử vi
    • Tứ Trụ
    • Phong thủy
      • Phong thủy & cuộc sống
      • Phong thủy Bát trạch
      • Phong thủy Huyền Không
      • Phong thủy tam hợp phái
      • Tụ học Phong Thủy
    • Lịch pháp
    • Văn hóa – Tín ngưỡng
  • Công cụ
    • Lá số Tử vi
    • Định danh Số điện thoại
    • Gieo quẻ Mai hoa
    • Gieo quẻ Lục hào
    • Chuyển đổi thời gian
  • Bài giảng
  • Liên hệ

© 2022 Học quán Sơn Chu

x
x