Dân đất Nghiệp có tục cứ mỗi năm góp tiền mua một người con gái ném xuống sông để làm vợ cho Hà Bá. Sự mê tín ấy có đã lâu ngày, không ai phá nổi.

Lúc ông Tây Môn Báo, đến làm quan ở đấy, ông thân hành ra đứng làm chủ lễ cưới cho Hà Bá. Trước mặt đông đủ cả bô lão, hào trưởng, ông đồng bà cốt, ông cho gọi người con gái đến. Ông xem mặt xong, chê rằng: “Người con gái này không được đẹp! Ta nhờ bọn ông đồng xuống nói với Hà bá xin hoãn lại hôm khác, để tìm người đẹp hơn”. Ông lập tức sai lính khiêng một ông đồng quăng xuống sông.

Một lúc, ông nói: “Sao lâu thế này!” Rồi ông bảo đám bà cốt xuống nói hộ. Lập tức sai lính bắt một bà cốt ném xuống sông.

Một lúc, ông nói: “Sao không thấy tin tức gì cả! Chừng lũ đồng cốt xuống nói không nên lời. Dám phiền các cụ bô lão đi giúp cho. Lại lập tức sai lính lôi một cụ vứt xuống sông.

Một lúc, ông nói: “Sao mãi không thấy về thế này! Bọn đồng cốt, bô lão dễ đi cũng không được việc, phải nhờ đến bậc hào trưởng mới xong.”

Lúc bấy giờ bao nhiêu người đều xám xanh mặt lại van lạy xin thôi. Tây Môn Báo nói: “Để thong thả ta xem đã…” Mọi người run như cầy sấy. Một chốc ông mới bảo: “Thôi tha cho họ. Thế là Hà bá không lấy vợ nữa rồi”.

Thành thử từ đây dân đất Nghiệp không ai dám nhắc đến truyện Hà bá lấy vợ nữa.

Sử Ký

GIẢI NGHĨA

Sử Ký: còn được gọi bằng tên “Sách của ông Thái sử” là cuốn sử của Tư Mã Thiên được viết từ năm 109 TCN đến 91 TCN, ghi lại lịch sử Trung Quốc từ thời Hoàng Đế thần thoại cho tới thời ông sống.

Nghiệp: tên một huyện đời nhà Hán tức là huyện Lâm Chương tỉnh Hà Nam bây giờ.

Tây Môn Báo: người nước Ngụy thời Chiến Quốc làm quan rất giỏi, trừ được hại, hưng được lợi cho dân.

Tục: thói quen lưu truyền lâu ngày đã thành nếp.

Hà bá: Thần ở dưới nước.

Mê tín: tin một cách mê muội không biết lẽ phải là thế nào nữa.

Thân hành: chính mình đi làm lấy một việc gì.

Bô lão: các cụ già.

Hào trưởng: kẻ có quyền thế, làm bực trên trong dân làng.

LỜI BÀN

Sự mê tín thường làm hư người, tốn của, nát nhà, có khi mất cả mạng, thật là tai hại. Khi mê tín đã thành tục, thì khó lòng mà phá nổi. Muốn phá, tất phải dụng tâm khéo làm sao mới được. Ông Tây Môn Báo sở dĩ mà phá nổi cái tục cưới vợ cho Hà bá là vì ông biết trừ tự cái gốc rễ; tức là đám đồng cốt quàng xiên, bọn cường hào ngoan cố, xưa nay quen thói cổ hoặc nhũng nhiễu người ta để kiếm ăn, để cầu lợi. Trừ hai hạng ấy để cứu vớt lương dân, chỉnh đốn phong tục thật là công minh và cương quyết vậy.

(Theo Cổ Học Tinh Hoa)

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.