Đơn vị cấu thành của bộ sách Kinh dịch là quái (quẻ tượng), mỗi quẻ tương đương như một chương. Cho đến nay có nhiều cách giải thích về chữ “quái”, theo Trương Huệ Ngôn đời nhà Thanh chữ quái là do hai chữ thổ và một chữ bốc tạo thành. Toàn bộ nội dung của cuốn sách Kinh dịch gồm 64 quẻ tạo thành, trong 64 quẻ lại chia thành hai bộ phận trước và sau. Từ quẻ thứ nhất đến quẻ thứ 30 là bộ phận trước gọi là thượng thiên; từ quẻ thứ 31 đến quẻ thứ 64 là bộ phận sau gọi là hạ thiên. Kinh dich tuy do 64 quẻ tạo thành, nhưng nền tảng cơ bản của nó là Bát quái, gồm có: Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn.

Mỗi quẻ trong bát quái do ba nét vẽ (3 hào) được tạo thành bởi vạch ngang dài ( ) tượng trưng cho dương và vạch đứt ( – – ) tượng trưng cho vạch âm, được chồng 3 vạch lên nhau. Vì thế hai vạch âm và vạch dương này là hai đơn vị cơ bản của hệ thống ký hiệu quẻ (quái) tạo thành bộ sách Chu Dịch.

Bát quái gồm có: quẻ Càn có 3 vạch dương, quẻ Khôn có 3 vạch âm; còn các quẻ khác do các vạch âm và vạch dương chồng lên nhau theo các phương thức khác nhau tạo thành. Bát quái tượng trưng cho 8 loại sự vật trong tự nhiên: Càn là thiên (trời), Đoài là trạch (ao hồ), Ly là hỏa (lửa), Chấn là lôi (sấm), Tốn là phong (gió), Khảm là thuỷ (nước), Cấn là sơn (núi), Khôn là địa (đất).

Lục thập tứ quái (quái kép) là do các quái trong bát quái (quái đơn) chồng lên nhau, cho nên quái kép trong 64 quái được phân chia thành nội quái (hạ quái) và ngoại quái (thượng quái). Trong 64 quẻ kép có 8 quẻ nội quái và ngoại quái giống nhau gọi là quẻ thuần (bát thuần Càn, bát thuần Khôn, bát thuần Đoài, bát thuần Ly. bát thuần Chấn, bát thuần Tốn, bát thuần Khảm, bát thuần Cấn); còn lại 56 quẻ có nội quái và ngoại quái không giống nhau.

Các quẻ gồm có: quẻ tượng (hình tượng quẻ), quẻ danh (tên gọi quẻ), quẻ từ (ngôn từ của quẻ thuyết minh những nội dung cơ bản và nhưng đặc điểm cơ bản của quẻ trước đây gọi là thoán từ) và hào từ. Mỗi quẻ có 6 hào, mỗi nét có một tên gọi riêng (hào từ), tên gọi 6 hào từ dưới lên trên lần lượt là: hào sơ, hào nhị, hào tam, hào tứ, hào ngũ, hào lục (hào thượng). Sự tạo thành các quẻ là do xếp chồng lên nhau từ các vạch liền ( _ ) và vạch đứt (- -) Để dễ phân biệt các quẻ, trong Kinh dịch gọi vạch liền là cửu (là 9, là số dương, hào dương) và vạch đứt là lục (là 6, là số âm, hào âm). Hào từ nói rõ nội dung cũng như tính chất của mỗi hào; do vị trí và tính chất của các hào khác nhau cho nên hào từ cũng khác nhau. Tùy theo từng thời kỳ và học giả chú thích Kinh dịch thiên về nội dung nào của quẻ mà hình thành các trường phái khác nhau. Từ sau Dịch truyện chủ yếu có hai trường phái lớn: phái tượng số và phái nghĩa lý.

Phái tượng số (Dịch học nhà Hán) chủ yếu nghiên cứu, bàn luận về quẻ tượng. Quẻ và hình tượng sự vật được chọn trong bát quái, cùng với ngôn ngữ quẻ (quái từ) và hào từ để chỉ hình của vật v.v… đều thuộc phạm vi của tượng; còn số trong Hệ từ truyện đề cập tới số của thiên địa, diễn số, số chẵn, số lẻ, âm dương v.v… Thực chất tượng và số có mối quan hệ mật thiết với nhau, tượng và số là một thể thống nhất; tượng về bản chất thông qua số để xác định, cho nên tượng bao hàm số. Sau này phái tượng số học lại được phân thành: phái số học và phái tượng học (đời Tống, đời Minh)

Phái nghĩa lý học chủ yếu căn cứ vào ý nghĩa của tên quẻ và tính chất của quẻ để giải thích ngôn ngữ trong kinh truyện; coi trọng việc trình bày phân tích ý nghĩa của quái tượng, hào tượng mà không dùng tượng số; đại biểu là Vương Bật (đời Ngụy Tấn). Phái nghĩa lý học thịnh hành thời kỳ Ngụy, Tấn, Tùy, Đường; đến đời Tống Minh lại phân thành: phái lý học, phái khí học, phái tâm học, v.v…

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.