Kinh dịch cho dù xem từ góc độ sử học, triết học, xã hội học và khoa học tự nhiên… thì giá trị đều rất lớn. Nó ghi lại tình hình xã hội, kinh tế, tự nhiên từ thời Ân Chu cho đến cuối Đông Chu. Về phương diện kinh tế gồm nông nghiệp, ngư nghiệp, chăn nuôi súc vật; về mặt xã hội như phong hầu, kiến quốc, giai cấp, hôn nhân, gia đình, gia tộc… đến tập quán sinh sống, phong tục, tín ngưỡng, tế tự, ẩm thực, ăn mặc, đến chinh phạt phòng thủ trong quân sự và tố tụng trong pháp chế cũng đểu được bàn đến. Phạm vi rất rộng, bao quát ý thức tư tưởng của mọi người quan niệm đạo đức, quan điểm chính trị cũng đều được đề cập.

Kinh dịch là một bộ sách triết học chứa đựng những vấn đề rất đặc biệt về nội dung và bố cục.

Bố cục theo cổ điển:

Theo Chu Hy trong Chu dịch bản nghĩa đã chia ra như sau:

Phần chính kinh:

Phần này bao gồm 64 quái và chia thành:

– Chu dịch thượng kinh gồm 32 quái, từ quẻ Càn đến quẻ Ly.

– Chu dịch hạ kinh gồm 32 quái, từ quẻ Hàm đến quẻ Vị Tế.

Phần dực truyện:

Gồm 7 loại và có tổng cộng 10 quyển: Thoán truyện (thượng hạ), Tượng truyện (thượng, hạ), Văn ngôn truyện, Hệ từ truyện (thượng, hạ), Thuyết quái truyện, Tự quái truyện, Tạp quái truyện.

Bố cục theo thiên nhân địa:

Trong nhận thức toàn diện về sự vận hành, biến hoá của vũ trụ, 64 quẻ được chia làm 3 giai đoạn.

Giai đoạn của 2 chữ Càn Khôn:

Từ lúc thái cực tách thành động tĩnh, thành lưỡng nghi thì 2 quẻ Càn, Khôn tượng trưng cho sự bắt đầu biến hoá để sinh ra vạn vật (trời đất là cha mẹ của vạn vật, trong đó có con người).

Giai đoạn của 2 quẻ Hàm, Hằng:

Giai đoạn này con người mà tượng trưng là trái gái tương giao, tương hợp nhau để sinh hoá. Nhờ Hàm mà “thiên địa cảm nhi vạn vật hoá sinh, nhờ Hằng mà “tứ thời biến hoá nhi năng cửu thành”.

Giai đoạn của hai khí Ký Tế và Vị Tế:

Theo y học phương Đông, tế có nghĩa là thuỷ có nhiêm vụ đến với hoả theo chiều vận hành thuận để “giúp đỡ’ và “điều hoà” cho hỏa. Người xưa dung quẻ đơn Khảm và Ly (Khảm là thuỷ, Ly là hoả) để cấu tạo thanh quẻ Ký tế va quẻ Vị tế.

Bồ cục trong từng quẻ:

Bố cục của hai quẻ Càn và Khôn:

Hai quẻ Càn Khôn này là hai quẻ quan trọng nhất giải thích được thiên địa vạn vật trong buổi ban đầu của sự hình thành vũ trụ. Vì vậy các tác giả của Kinh dịch luôn chú trọng mô tả, giải thích nội      dung của 2 quẻ này.

Quẻ Càn:

– Các vạch của quẻ do Phục Hy.

– Thoán từ của Văn Vương

– Hào từ của Chu Công.

– Dụng cửu (giải thích thêm vai trò của Hào Cửu).

– Thoán từ truyện của Khổng Tử.

– Đại tượng truyện của Khổng Tử.

– Tiểu tượng truyện của Khổng Tử.

– Văn ngôn truyện của Khổng Tử (giải thích 6 hào).

Quẻ Khôn:

– Các vạch của quẻ do Phục Hy

– Thoán từ của Văn Vương.

– Hào từ của Chu Công.

– Thoán từ truyện của Khổng Tử.

– Đại tượng truyện của Khổng Tử.

– Tiểu tượng truyện của Khổng Tử.

– Dụng lục.

– Văn Ngôn truyện của Khổng Tử.

Bố cục của các quẻ còn lại:

– Vạch của quẻ do Phục Hy

– Thoán từ của Văn Vương.

– Hào từ của Chu Công Đán

– Thoán từ truyện của Khổng Tử.

– Đại tượng truyện của Khổng Tử.

– Tiểu tượng truyện của Khổng Tử.

Bố cục theo kinh và truyện:

Trong lịch sử triết học Đông phương, bộ Kinh dịch được chia làm hai loại: kinh và truyện.

Dịch kinh:

Dịch kinh gồm tác giả và tác phẩm, trong số đó tác phẩm của Phục Hy, Văn Vương, Chu Công được xem là kinh, kinh gồm có:

– Các quái của Phục Hy

– Thoán từ của Văn Vương

– Hào từ của Chu Công Đán

Dịch kinh do quái từ và hào từ tạo thành Kinh (cũ gọi là Dao, nay gọi là phệ từ) do 64 quẻ tổ thành, mỗi quẻ 6 hào, tổng cộng 386 hào. Mỗi quẻ bao gồm: hình quẻ, tên quẻ, lời quẻ. Mỗi hào có: hào đề và hào từ. Hào đề đều do hai chữ tổ thành: một biểu thị thứ tự của hào, một biểu thị tính chất của hào. Thứ tự của hào là từ dưới lên trên: hào thứ nhất dùng chữ “sơ”, hào thứ hai dùng chữ “nhị”, hào thứ ba dùng chữ “tam”, hào thứ tư dùng chữ “tứ”, hào thứ năm dùng chữ “ngũ”, hào thứ sáu dùng chữ “thượng”. Tính chất của hào do “cửu” (hào dương) và “lục” (hào âm tổ thành). Quái từ và hào từ gồm 450 câu, hơn 4900 chữ. Hình thành sách vào thời đầu Chu cho đến cuối Chu.

Dịch truyện:

Dịch truyện là những tác phẩm lớn hay nhỏ nhằm giải thích thêm cho kinh. Các tác phẩm cua Khổng Tử được xem là truyện. Truyện gồm có 7 loại tổng cộng có 10 quyển gọi là Thập dực (như đã mô tả ở trên).

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.