Âm:

Khái niệm triết học thời cổ đại, nếu so với “dương”, thì nó là một trong hai nguyên tố cấu thành mọi chất. Phái Âm dương gia cho rằng sự thay đổi và phát triển của mọi sự vật đều do sự tiêu trưởng của hai nguyên tố âm dương tức hai khí âm dương tạo nên. So với dương, âm là phương diện thứ yếu trong sự hình thành và phát triển của sự vật. Trong giới tự nhiên, trời là dương, đất là âm; xuân hạ là dương, thu đông là âm; mặt trời là dương, mặt trăng là âm; cương là dương, nhu là âm. Xã hội loài người cũng vậy, mọi sự vật đều có hai mặt đối lập, mà âm là một trong hai mặt đó, như vua là dương, quan là âm, cha là dương, con là âm, chồng là dương, vợ là âm.

Dương:

Khái niệm triết học cổ đại, nếu so với “âm”, thì nó là một trong hai nguyên tố cấu thành mọi chất. Phái Âm dương gia cho rằng sự thay đổi và phát triển của mọi sự vật đều do sự tiêu trưởng của hai nguyên tố âm dương tức hai khí âm dương tạo nên. So với âm, dương là phương diện chủ yếu trong sự hình thành và phát triển của sự vật. Trong giới tự nhiên, trời là dương, đất là âm; xuân hạ là dương, thu đông là âm; mặt trời là dương, mặt trăng là âm; cương (cứng) là dương, nhu (mềm) là âm. Xã hội loài người cũng vậy, mọi sự vật đều có hai mặt đối lập, mà âm là một trong hai mặt đó, như vua là dương, quan là âm, cha là dương, con là âm, chồng là dương, vợ là âm.

Hai khí âm dương:

Còn gọi là “hai khí”. Hai khí trong vũ trụ là nguyên tố cấu thành vạn vật. Cổ nhân cho rằng hai khí âm dương hợp với nhau, tạo nên vạn vật. Nếu hai khí hòa hợp, phối hợp thích đáng, vận hành trôi chảy, thì vạn vật sẽ có trật tự, mưa thuận gió hòa. Nếu hai khí sai vị trí, vận hành không trôi chảy, ắt sẽ có biến, thời tiết thất thường, gây ra tai họa. Do đó, căn cứ tượng trời có thể dự đoán họa phúc sắp tới. Hai khí âm dương của giới tự nhiên có quan hệ mật thiết với nhân sự, nếu nhân sự không hợp với tượng trời, hai khí âm dương rối loạn, sẽ gây ra tai họa cho con người.

Ầm dương tiêu tức :

Học thuyết của Âm dương gia về qui luật thay đổi của âm dương. Tiêu nghĩa là diệt, Tức nghĩa là sinh. Âm dương tiêu tức nghĩa là âm dương sinh diệt. Sử ký, Mạnh Tuân truyện viết: Trâu Diễn “xem xét kỹ sự tiêu diệt, sinh trưởng của âm dương mà viết ra việc chuyển biến lạ lùng, viển vông. Âm dương gia cho rằng trời đất vạn vật đều do hai khí âm dương hợp nhau mà thành, nhưng sự mạnh yếu của hai khí âm dương luôn thay đổi, sinh diệt không ngừng. Ngũ hành tức là năm phương thức hợp thành khác nhau của âm dương, thủy ở phương bắc, khí âm cực thịnh, khí dương tiềm phục; mộc ở phương đông, khí dương bắt đầu động; hỏa ở phương nam, khí dương cực thịnh, khí âm tiềm phục; kim ở phương tây, khí âm mạnh dần; thổ ở trung tâm.

Âm dương tiêu tức tạo thành ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, sự tương sinh tương khắc của ngũ hành lại tạo nên sự thay đổi của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông cùng sự sinh diệt của vạn vật. Cùng liên hệ với sự thay đổi của âm dương ngũ hành, sự phát triển của xã hội con người cũng xoay vần tuân theo ngũ đức chung thủy, giai cấp thống trị cần thuận theo sự thay đổi của tự nhiên, cần “xét thời mà cai trị”. Âm dương gia cho rằng sự thay đổi của tự nhiên có quy luật nhất định cần tuân theo “dương cực sinh âm, âm cực sinh dương”, từ đó có thể dự đoán được sự thay đổi của các vương triều.

Âm dương thuận tự:

Chỉ hai khí âm dương hòa hợp. Âm dương gia cho rằng vạn vật trong thế gian đều do hai khí âm dương tạo nên, hai khí hòa hợp, diễn biến thích đáng, thì mọi vật tốt đẹp. Khí ngũ hành thuận, thì trên thế gian mọi việc bình thường, mưa, gió, nóng, lạnh sẽ đúng kỳ hạn của nó, chính trị ổn định, quốc thái dân an.

Âm dương nghịch thố

Chỉ hai khí âm dương không hòa hợp. Thay đổi trái thời, hoặc dương thắng hoặc âm thắng. Âm dương nghịch thố tất dẫn đến nghịch khí ngũ hành, vạn vật trong thế gian sẽ mất ổn định, sẽ xuất hiện những điềm xấu về tai họa, bệnh tật, quái dị; mưa, gió, nóng, lạnh sẽ không đúng kỳ hạn của nó, dẫn đến cảnh nước mất nhà tan.

Âm chính:

Cổ nhân lấy xuân hạ làm dương, thu đông làm âm. Xuân hạ là thời kỳ vạn vật sinh trưởng, cho nên không thể dùng binh, hành hình, làm trái đạo trời. Thu đông là thời kỳ vạn vật điêu tàn, có thể dụng binh, hành hình cho thuận đạo trời, bởi vậy việc luyện tập binh mã, xét xử hành hình đều được tiến hành vào hai mùa thu đông, gọi là âm chính. Nếu luyện tập binh mã, xét xử hành hình được tiến hành vào hai mùa xuân hạ, thì bị coi là vi phạm thời lệnh, “âm chính phạm khí dương”, không thuận đạo trời, sẽ bị trời phạt.

Thuyết hành hình hợp thời lệnh:

Giai cấp thống trị phong kiến căn cứ lí luận chuyển hóa âm dương ngũ hành mà đặt ra pháp chế. Âm dương gia cho rằng trong trời đất có hai khí âm dương, sự sinh diệt của âm dương tạo thành sự biến đổi bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Dương bắt đầu vào mùa xuân, thịnh vào mùa hạ, do đó trong hai mùa này vạn vật sinh trưởng, phát triển, thể hiện rõ đức hiếu sinh của trời đất. Xuân vui hạ mừng, thuận ứng ý trời, giai cấp thống trị lúc này cần ra sức giáo hóa lễ nhạc, ban bố rộng rãi nhân nghĩa, khiến trăm họ vui mừng. Phải tránh thi hành án tử hình để khỏi làm tổn thương khí dương và trái với ý trời. Như vậy xuân hạ là thời lệnh không hành hình. Âm bắt đầu vào mùa thu, thịnh vào mùa đông. Do đó, vào mùa thu, đông, vạn vật xơ xác, tiêu điều, thể hiện sự uy nghiêm của trời. “Âm, là khí hình phạt vậy”. Thu lo đông buồn, thuận ứng ý trời, giai cấp thống trị vào hai mùa thu đông nên thực thi âm chính, trong đó có việc hành hình. Bởi vậy, thu đông là thời lệnh hành hình. Thời Tiên Tần, việc hành hình bắt đầu vào tháng mạnh thu (tháng Chín), thời Hán lấy hai mùa thu đông làm thời lệnh hành hình. Từ thời Đường trở đi, từ Thu phân đến trước tiết Lập xuân là thời lệnh hành hình.

(Theo Từ điển văn hóa cổ truyền Trung Hoa)

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.