Dịch kinh

Chu dịch nguyên bản chính là Kinh dịch ra đời vào thời Ân Chu (thế kỷ XI trước công nguyên). Dịch kinh đến đời nhà Hán được mọi người tôn thành Kinh. Kinh có nghĩa là thường quy bất biến (những quy tắc bất biến). Đối vối Nho học thời kỳ này, ngưòi Hán tôn sùng 5 loại kinh: Kinh thi, Kinh thư, Kinh lễ, Kinh xuân thu và Kinh dịch.

Dịch truyện

Dịch truyện hình thành vào cuối thời Xuân Thu (thế kỷ II trước công nguyên. Dịch truyện là các tác phẩm nối tiếng chú giải về văn tự và các nội dung trong Kinh dịch, nó mang ý nghĩa truyền thụ lại các kinh thư cổ đại. Dịch truyện giải thích phát triển mở rộng ý nghĩa đối với Dịch kinh, cho nên Dịch kinh và Dịch truyện nội dung quan hệ mật thiết với nhau.

Dịch truyện chỉ 10 tác phẩm nổi tiếng (thập dực) của Khổng Tử, với những chú giải có ý nghĩa thâm thuý và trở thành chỗ dựa vững chắc cho người đời sau lý giải về Kinh dịch. Dịch truyện ra đời vào thời kỳ triết học đã xuất hiện và phát triển rất mạnh, các chú giải trong Dịch truyện thể hiện rõ khuynh hướng triết lý hoá của các trường phái học thuật khác nhau thời kỳ Chiến quốc. Tuy nhiên cần phân biệt Dịch truyện của Khổng Tử và Dịch học của hậu thế.

Dịch học

Dịch học chỉ các tác phẩm của các học giả từ đời Hán trở lại đây. Dịch học không những lý giải về Kinh dịch mà còn giải thích cho Dịch truyện; đồng thời dựa vào nghĩa của Dịch truyện để lý giải Kinh dịch, Dịch học không những chú giải về cú pháp văn tự mà còn giải thích, chỉ dẫn về nghĩa và lý của Kinh dịch, vì thế hình thành một hệ thống tư tưởng học thuật vô cùng rộng lớn. Từ việc giải thích sự biến hoá của các số chẵn lẻ trong quẻ tượng âm dương, Dịch học còn phân tích quy tắc biến hoá của quẻ tượng; phân tích mối quan hệ tương hỗ giữa quẻ tượng với ngôn ngữ của các quẻ trong Kinh dịch; trình bày rõ phép âm dương biến dịch; giải thích và thảo luận các nguyên lý căn bản của nhân sinh quan về vũ trụ, về sự vận động, biến đổi và phát triển của các sự vật hiện tượng, con người trong tự nhiên. Từ đó hình thành một hệ thống tư tưởng lấy học thuyết âm dương ngũ hành làm trọng tâm, trở thành thế giới quan và phương pháp luận có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển của khoa học tự nhiên và nhân văn như: thiên văn, địa lý, triết học, tôn giáo, chính trị, đạo đức, lịch sử, toán học, vật lý, sinh vật, mỹ thuật, v.v… và đặc biệt là y học cổ truyền.

Trong Kinh dịch, văn tự (ngôn ngữ) dùng để chú giải quẻ tượng là những kinh văn cực kỳ uyên thâm không dễ lý giải được. Theo dòng lịch sử, những chú giải về Kinh dịch của các học giả nổi tiếng qua các triều đại cho đến nay đã lên tới vài ngàn tác giả tác phẩm, mỗi tác giả tác phẩm đều có nét độc đáo riêng và hình thành các trường phái chú giải về Kinh dịch khác nhau…tất cả những cái đó hợp thành một hệ thống tri thức rộng lớn. Vì thế khi nghiên cứu Kinh dịch đòi hỏi phải vận dụng phương pháp phân tích của lịch sử để tiến hành phân tích, nghiên cứu tiến trình phát triển tư duy lý luận một cách lô-gích, phương thức tư duy trừu tượng và phép biện chứng trong xử lý sự việc qua từng thời đại thì mới có thể kiến giải được các loại chú giải khác nhau, thậm chí đối ngược nhau… để từ đó nhận thức một cách toàn diện về Kinh dịch.

(st)

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.