Trong Dịch học bất dịch và biến dịch đối lập thông nhất, có biến dịch tất có bất dịch, biến dịch là một chia làm hai, bất dịch là hợp hai làm một. Quan hệ của bất dịch và biến dịch cũng là đối lập và thống nhất của động và tĩnh (động là tuyệt đối, tĩnh là tương đối tức biến dịch là tuyệt đối, bất dịch là tương đối). Cặp vận động mâu thuẫn giữa biến dịch và bất dịch này là phép tắc căn bản của sự phát sinh, phát triển, biến hóa.

Giao dịch thông qua sự trùng lặp xen kẽ nhau của hào âm và hào dương biến sinh quái tượng trong bát quái, biểu thị vạn vật thẩm thấu với nhau, đan xen lẫn nhau mà sinh ra biến hoá; qua đó nói rõ sự vận động, phát triển, biến hoá của sư vật không phải tiến hành đơn lẻ mà liên hệ mật thiết với nhau.

Giao dịch là quá trình tất yếu của biến dịch. Dịch truyện viết: “Trời đất không giao nhau thì vạn vật không sinh trưởng”, như vậy không có giao thì không thể biến, không có biến thì không có sinh. Ví như quẻ Thái (Càn ở dưới, Khôn ở trên) tượng trưng khí trời đất giao nhau thì vạn vật sinh sôi nảy nở, vạn sự tốt tươi; ngược lại quẻ Bĩ (Khôn ở dưới, Càn ở trên) tượng trưng trời đất không giao nhau, bĩ tắc không thông nhau. Quẻ Thái và quẻ Bĩ bao hàm ý nghĩa chuyển hóa của sự vật; cho nên hai quẻ Bĩ, Thái nói lên tác dụng quan trọng của giao trong biến dịch.

Tóm lại, “dịch” trong Kinh dịch thể hiện sự biến hóa của hào tượng, hào số, hào vị và quái tượng, quái vị hàm chứa triết lý vận động biến hóa sâu sắc: từ vô cực đến thái cực, từ thái cực đến lưỡng nghi, từ lưỡng nghi đến tứ tượng, từ tứ tượng đến bát quái, từ bát quái đến lục thập tứ quái… tất cả đều thể hiện một chữ biến. Đó là sự phản ánh vạn vật trong vũ trụ vận động biến hoá không ngừng.

(St)

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.