• Giới thiệu
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ
Học quán Sơn Chu
Khóa học miễn phí
  • Trang chủ
  • Bài viết
    • Dịch học
      • 64 Quẻ Kinh dịch
    • Tử vi đẩu số
      • Tự học Tử vi
    • Tứ Trụ
    • Phong thủy
      • Phong thủy & cuộc sống
      • Phong thủy Bát trạch
      • Phong thủy Huyền Không
      • Phong thủy tam hợp phái
      • Tụ học Phong Thủy
    • Lịch pháp
    • Văn hóa – Tín ngưỡng
  • Công cụ
    • Lá số Tử vi
    • Định danh Số điện thoại
    • Gieo quẻ Mai hoa
    • Gieo quẻ Lục hào
    • Chuyển đổi thời gian
  • Bài giảng
  • Liên hệ
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Bài viết
    • Dịch học
      • 64 Quẻ Kinh dịch
    • Tử vi đẩu số
      • Tự học Tử vi
    • Tứ Trụ
    • Phong thủy
      • Phong thủy & cuộc sống
      • Phong thủy Bát trạch
      • Phong thủy Huyền Không
      • Phong thủy tam hợp phái
      • Tụ học Phong Thủy
    • Lịch pháp
    • Văn hóa – Tín ngưỡng
  • Công cụ
    • Lá số Tử vi
    • Định danh Số điện thoại
    • Gieo quẻ Mai hoa
    • Gieo quẻ Lục hào
    • Chuyển đổi thời gian
  • Bài giảng
  • Liên hệ
No Result
View All Result
Học quán Sơn Chu
No Result
View All Result
Home Phong thủy Tụ học Phong Thủy

Nguồn gốc, cơ sở và quá trình phát triển của Phong Thủy (Phần 3)

dacnguyen by dacnguyen
27 Tháng Sáu, 2019
in Tụ học Phong Thủy
0
Nguồn gốc, cơ sở và quá trình phát triển của Phong Thủy (Phần 3)
0
SHARES
12
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter
Rate this post

Thuật phong thủy thời Ngụy Tấn.
1.3.1. Táng kinh và sự hưng thịnh của Táng thuật.
Đến đời Ngụy Tấn, người ta chú trọng ý nghĩa của không gian vùng đất chôn cất người chết hơn. Trong thời kỳ này, các thư tịch ghi chép về Dương Trạch xuất hiện rất ít. Nói một cách khái quát, thuật Tướng Trạch đời Ngụy Tấn chính là Táng Thuật (tức phép xem đất để chôn cất).
Đời Ngụy Tấn thịnh hành “Táng Thuật” chủ yếu có hai đặc điểm:
1- Xuất hiện nhiều thư tịch về “Táng Thuật”.
2- Xuất hiện danh từ “Trạch Táng thuật sỹ”. Những kinh điển trọng yếu trong rừng sách Phong Thủy của các đời sau đều có liên quan đến những nhân vật đời Ngụy Tấn hoặc thư tịch xuất hiện trong thời kỳ này.
Táng thuật đời Ngụy Tấn chủ yếu căn cứ lý luận “Hình Pháp Tướng Địa”, trên thực chất đây cũng chính là lý luận cơ bản của môn Phong Thủy sẽ bàn ở sau. Táng thuật là phép chọn đất để táng người chết, và cũng là phép xem tướng đất (vì ban đầu thuật Tướng Địa chú trọng việc chọn nơi ở cho người còn sống), cho nên “Táng thuật” còn gọi là “Địa Lý thuật”. Thông thường những người không chuyên môn thời cổ gọi họ là “Táng gia”, “Táng thuật gia” hoặc “Âm trạch gia”, còn gọi chung là “Địa Lý gia”, “Phong Thủy gia”. Lý luận Phong Thủy là lý luận của môn Địa Lý, ban đầu nó kết hợp với “Táng thuật” để hình thành. Vì vậy có thể nói, công dụng chủ yếu của môn Địa Lý là “Táng thuật”. Sự thinh hành Táng thuật ở đời Ngụy Tấn cũng phản ánh sự thành thục của môn Địa Lý.
Địa Lý hay Táng thuật lúc bấy giờ còn gọi là “Thanh Ô” là tên sách viết về Táng thuật, bắt đầu lưu hành vào thời kỳ Ngụy Tấn. “Thanh Ô” có thể dùng để chỉ chung cho hai nhà: Địa Lý và Táng Thuật.
Phép tắc chôn cất truyền thống của Trung Quốc chủ yếu bắt nguồn từ thời kỳ Ngụy Tấn. về sau có rất nhiều thư tịch hoặc danh từ chuyên môn của môn Địa Lý được thác danh cho người đời Ngụy Tấn sáng tác là cùng do nguyên nhân trên.
Từ cuối đời Hán trở về sau, phương pháp tuyển chọn đất để chôn cất theo cách “Hình Pháp Tướng Địa” rất thịnh hành. Thời Tam Quốc, Quán Lộ người nước Ngụy có thể được xem như một nhà khai sáng, chí ít cùng là một danh gia của môn Địa Lý. Tương truyền ông là người Sơn Đông, dung mạo xấu xí, tính tình không ưa lễ nghi khuôn phép, thích uống rượu, từ nhỏ đã thích điều huyền hoặc. Lớn lên ông tinh thông thiên văn địa lý, giỏi xem tướng, tiếng tăm lừng lẫy. Trong sách “Tam Quốc Chí” phần “Quán Lộ truyện” có ghi chép nhiều truyền thuyết về ông.
Kế tục sau Quản Lộ là Quách Phác, tư là Cánh Thuần, người Hà Đông (nay là tinh Sơn Tây). Vào triều đại nhà Tấn, ông cũng được xem là một danh gia, giới thuật sỷ hậu thế tôn ông làm tổ sư. Trong lịch sử, truyền thuyết về chiêm bốc Địa Lý liên quan đến ông khá nhiều, phần lớn mang sắc thái thần bí. Hiện còn sách “Quách Phác cổ bản Táng kinh” phần nội thiên, nhưng các học giả hiện nay đều cho rằng sách này do người đời Tống viết rồi thác danh ông. Vì theo chính sử từ đời Tống trở về trước, không có ghi chép tên sách “Táng thư” do Quách Phác trứ tác. Trong “Tấn thư” phần “Quách Phác truyện” cũng không đề cập đến sự tích ông trứ tác “Táng thư” cũng không đề cập đến cuốn “Táng thư’ này. Cho nên có thể khẳng định “Quách Phác cổ bản Táng kinh” không phải do ông viết.
Trước đời Tống sách mang tên “Táng kinh” hoặc “Táng thư’ rất nhiều, nhưng không cách nào truy tìm tông tích xuất xứ được. Tuy nhiên vì Quách Phác là một danh gia của môn Địa Lý, cho nên học thuyết của ông ít nhiều cùng có liên quan đôn bộ “Thanh Nang”, bộ sách được nhiều người truyền tụng và xem là kinh điển. Điều này cho thấy rằng, Táng thuật hoặc môn Địa Lý đã tương đối thành thục vào thời đại Ngụy Tấn, và tinh hoa của Táng thuật cũng không phải do công một mình Quách Phác.
Bộ “Thanh Nang” không có đề tên sách, người đời sau chỉ biết nó là kinh điển bí truyền, thông thường gọi là “Thanh Nang thư”. Do vậy, người ta còn gọi ‘“Thanh Nang thuật” để chỉ Táng thuật hoặc môn Địa Lý. Nội dung sách “Thanh Nang” hiện nay không cách nào biết đích xác được, vì đã thất truyền. Những sách đề tên “Thanh Nang” hiện nay là đều do hậu nhân trứ tác, chẳng liên quan gì tới bộ sách “Thanh Nang” đã kể trên.
Thời kỳ Ngụy Tấn Nam Bắc triều, nhân vật “Thanh Ô” và sách của ông cũng có một ảnh hưởng khá lớn đến dòng lưu truyền Táng Thuật hoặc môn Địa Lý. Thanh ô, còn gọi là Thanh Ồ tử, Thanh Ô công, Thanh Y Ô công, tiểu sử của ông ngày nay khó mà khảo cứu, tương truyền ông là một người rất giỏi phép xem Tướng Địa và Táng thuật, có trứ tác “Tướng Trủng thư” và “Táng kinh”. Người đời sau cũng lấy hai chữ “Thanh ô” đó gọi Táng thuật.

Previous Post

Vạn Sự Mỗi Ngày-Thứ Năm, ngày 27 tháng 6 năm 2019

Next Post

Sao Thái Dương ở cung Điền Trạch

Next Post
Sao Thái Dương ở cung Điền Trạch

Sao Thái Dương ở cung Điền Trạch

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nổi bật

  • Sao Thiên Đồng ở cung Phu Thê

    Sao Thiên Đồng ở cung Phu Thê

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Sao Vũ Khúc ở cung Phu Thê

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Sao Thái Dương ở cung Phu Thê

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Sao Thất Sát ở cung Phu Thê

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Sao Cự Môn ở cung Phu Thê

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Bài viết mới

Vận hạn năm 2022 người có cung Mệnh tại Dậu

Vận hạn năm 2022 người có cung Mệnh tại Dậu

27 Tháng Sáu, 2022
Cung mệnh tại thân

Vận hạn năm 2022 người có cung Mệnh tại Thân

27 Tháng Sáu, 2022
Mệnh tại Mùi

Vận hạn năm 2022 người có cung Mệnh tại Mùi

27 Tháng Sáu, 2022
Học quán Sơn Chu

Mạng xã hội

Content Protection by DMCA.com

Liên hệ

  • Địa chỉ: Phòng 401, Số 21 đường Trung Yên 11A, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội
  • Điện thoại: 0566.09.7777
  • Email: [email protected]

Liên kết

  • Học viện Lý số
  • Vũ Phác
  • Bốc Dịch
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Bài viết
    • Dịch học
      • 64 Quẻ Kinh dịch
    • Tử vi đẩu số
      • Tự học Tử vi
    • Tứ Trụ
    • Phong thủy
      • Phong thủy & cuộc sống
      • Phong thủy Bát trạch
      • Phong thủy Huyền Không
      • Phong thủy tam hợp phái
      • Tụ học Phong Thủy
    • Lịch pháp
    • Văn hóa – Tín ngưỡng
  • Công cụ
    • Lá số Tử vi
    • Định danh Số điện thoại
    • Gieo quẻ Mai hoa
    • Gieo quẻ Lục hào
    • Chuyển đổi thời gian
  • Bài giảng
  • Liên hệ

© 2022 Học quán Sơn Chu

x
x