• Giới thiệu
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ
Học quán Sơn Chu
Khóa học miễn phí
  • Trang chủ
  • Bài viết
    • Dịch học
      • 64 Quẻ Kinh dịch
    • Tử vi đẩu số
      • Tự học Tử vi
    • Tứ Trụ
    • Phong thủy
      • Phong thủy & cuộc sống
      • Phong thủy Bát trạch
      • Phong thủy Huyền Không
      • Phong thủy tam hợp phái
      • Tụ học Phong Thủy
    • Lịch pháp
    • Văn hóa – Tín ngưỡng
  • Công cụ
    • Lá số Tử vi
    • Định danh Số điện thoại
    • Gieo quẻ Mai hoa
    • Gieo quẻ Lục hào
    • Chuyển đổi thời gian
  • Bài giảng
  • Liên hệ
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Bài viết
    • Dịch học
      • 64 Quẻ Kinh dịch
    • Tử vi đẩu số
      • Tự học Tử vi
    • Tứ Trụ
    • Phong thủy
      • Phong thủy & cuộc sống
      • Phong thủy Bát trạch
      • Phong thủy Huyền Không
      • Phong thủy tam hợp phái
      • Tụ học Phong Thủy
    • Lịch pháp
    • Văn hóa – Tín ngưỡng
  • Công cụ
    • Lá số Tử vi
    • Định danh Số điện thoại
    • Gieo quẻ Mai hoa
    • Gieo quẻ Lục hào
    • Chuyển đổi thời gian
  • Bài giảng
  • Liên hệ
No Result
View All Result
Học quán Sơn Chu
No Result
View All Result
Home Tử vi đẩu số

Phú “Tử Vi Biệt Cách” chú giải (Phần 1)

Minh Thứ Phong by Minh Thứ Phong
22 Tháng Tư, 2019
in Tử vi đẩu số
0
Tổng hợp bài viết hay về Tử Vi của Thầy Tuetvnb (Tiếp…)
0
SHARES
141
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter
Rate this post

1. Tử Vi cách cục tối trọng âm dương
Cách cục trong khoa Tử Vi hầu hết dựa trên lẽ biến dịch của âm dương, ngũ hành chỉ là phụ mà thôi. Vì nền tảng của khoa Tử Vi gồm cả âm dương lẫn ngũ hành, khi dụng ngũ hành để luận cách cục của Tử Vi, học giả rất cần nắm vững dịch lý để khỏi bị sai lầm.

2. Học giả yếu tường quá hư cùng biến
Người học Tử Vi do đó cần am tường lẽ “quá hư cùng biến” của dịch.
“Quá Hư” là cái tốt quá độ trở thành hư hỏng.
“Cùng Biến” là đang rất tốt nếu biến xấu thành rất xấu, đang rất xấu nếu biến tốt thành rất tốt. Thường được gọi là lý “cùng tắc biến”, một lý lớn của dịch.

3. Nữ tinh phú, hiểm úy kỵ đào hoa
Nữ tinh ám chỉ Thái Âm (đế tinh, tượng sự cực âm) và bốn sao ứng với bốn quái hậu thiên âm của dịch là Tham Lang (ứng với quái Tốn), Liêm Trinh (ứng với quái Li), Thiên Đồng (ứng với quái Đoài), Thiên Lương (ứng với quái Khôn). Các sao này hàm chứa tính âm, nên nếu phong phú (tức miếu vượng lại hóa lộc) hoặc trong cảnh nguy hiểm (hãm địa không hóa Khoa Quyền Lộc, hay là hội họp nhiều sát, bại tinh không được không vong hóa giải); thêm các cách đào hoa tất ứng với sự sa đọa hoặc tai nạn.

4. Tĩnh tú sát đa toàn vi bất hảo
Các sao nhóm tĩnh (Cự Cơ Nguyệt Đồng Lương) hợp với cảnh an bình hơn xung động, gặp nhiều sát tinh chắc chắn không tốt. Chú ý rằng Nhật là ngoại lệ vì là đế tinh dương mạnh mẽ.

5. Chính tinh hãm đáo Quyền Lộc quang vinh
Chính tinh hãm rất xấu, nhưng nếu hóa Lộc hoặc hóa Quyền lại trở thành tốt hơn cả chính tinh miếu vượng hóa Lộc hóa Quyền.
Chú ý: Ý nghĩa “hóa Lộc” và “hóa Quyền” khác với có Hóa Lộc, Hóa Quyền cùng cung hoặc hợp chiếu. Thí dụ, năm Giáp Liêm Trinh hóa Lộc. Nếu Tham Lang cùng cung Liêm Trinh (hãm) thì phải phân định như sau: “Liêm Trinh hóa Lộc” và “Tham Lang có hóa Lộc cùng cung”. Ngược lại, năm Mậu Tham Lang hóa Lộc phải phân định là “Tham Lang hóa Lộc” và “Liêm Trinh có hóa Lộc cùng cung”; mặc dù cả hai trường hợp đều được gọi vắn tắt là “Liêm Tham Lộc”.

6. Miếu vượng Kỵ sinh phản vi bất thiện
Chính tinh miếu vượng rất tốt, nhưng nếu hóa Kỵ lại trở thành xấu xa hơn chính tinh hãm địa hóa Kỵ. Cái xấu này không phải là cái xấu của kẻ không thể thành tựu, mà ví như cái xấu của kẻ trèo cao té nặng. Nếu tu tâm chịu nhịn thua cuộc đời thì có thể tránh được tai họa; chỉ tiếc là kẻ được cách tốt của chính tinh dễ có ai chịu thua cuộc đời!

7. Chủ hiền khách hiểm quân tử oan khiên
Chính cung đa số là sao hiền (cát tinh), nhưng các cung hợp chiếu, đặc biệt là cung xung chiếu, đa số là sao hiểm (sát và bại tinh) ví như người quân tử bị hàm oan. Dù đắc cách cũng rất mong manh, dễ bị phá hỏng.
Áp dụng: Sao ở hai cung Mệnh và Thân đa số là cát tinh, nhưng sao ở các cung hợp chiếu –nhất là cung xung chiếu- đa số là sát, bại tinh xấu xa; nghĩa là nền tảng tốt mà hoàn cảnh bất thuận, dễ gặp xui xẻo, tai họa.

8. Chủ hiểm khách hiền tiểu nhân đắc chí
Chính cung đa số là sao hiểm (sát và bại tinh), nhưng các cung hợp chiếu, đặc biệt là cung xung chiếu, đa số là sao hiền (cát tinh), ví như kẻ tiểu nhân gặp cảnh đắc chí, dù căn bản chẳng ra gì vẫn dễ thành tựu.
Áp dụng: Sao ở hai cung Mệnh và Thân đa số là sát và bại tinh xấu xa, nhưng sao ở các cung hợp chiếu –nhất là cung xung chiếu- đa số là cát tinh, nghĩa là mình nền tảng xấu mà hoàn cảnh thuận lợi nên dễ thành công, lại hay đóng kịch là người tốt.

9. Kình Dương Ngọ vị yểu chiết hình thương
Tuổi Bính, Mậu có Kình Dương ở Ngọ. Kình tượng thanh gươm, Ngọ tượng con ngựa nên gọi là cách “mã đầu đới kiếm” (gươm treo đầu ngựa). Ngọ là hãm địa của Kình Dương lại thuộc hỏa khắc tính kim của Kình nên cách này hết sức nguy hiểm. Phú có câu “Mã đầu đới kiếm phi yểu chiết nhi hình thương” nghĩa là có cách “mã đầu đới kiếm” cư mệnh không chết yểu cũng khó thoát cảnh thương tật.
Nhưng vì lý “cùng tắc biến” lại có ba kỳ cách như tiếp sau đây.

10. Nhược hãm Lộc Quyền danh phương viễn lý
Theo lý “cùng tắc biến” của dịch, một hoàn cảnh cực xấu biến tốt sẽ trở thành cực tốt.
Mệnh có Kình Dương cự Ngọ (hãm địa), cùng cung với Đồng Âm (hãm địa), tuổi Bính Thiên Đồng hóa Lộc có Thiên Cơ hóa Quyền tam hợp (đắc Lộc Quyền), tuổi Mậu Thái Âm hóa Quyền có Thiên Cơ Hóa Kỵ tam hợp (đắc Quyền Kỵ) là hai kỳ cách tốt đẹp “mã đầu đới kiếm trấn ngự biên cương”, tạo nên sự nghiệp trong cảnh dầu sôi lửa bỏng, danh tiếng lẫy lừng.
Kình Dương cư Ngọ (hãm địa) cùng cung với Tham Lang (hãm địa), tuổi Mậu Tham Lang hóa Lộc, cũng là kỳ cách “mã đầu đới kiếm trấn ngự biên cương”. (Trái lại tuổi Bính mà gặp cách này là hoạn họa trùng trùng vì không được cát hóa).
Chú ý: Tuổi Bính Thiên Cơ cư Ngọ (hóa Quyền) không hợp cách vì Thiên Cơ không hãm địa ở Ngọ; nên -mặc dù Thiên Cơ khá tốt ở Ngọ- nếu gặp Kình Dương cùng cung thì “phi yểu chiết phi hình thương”, rất cần cẩn thận đề phòng.

Tags: phú tử vi
Previous Post

Vạn Sự Mỗi Ngày-Thứ Hai, ngày 22 tháng 4 năm 2019

Next Post

Sao Thiên Phủ ở cung Phu Thê

Next Post
Tổng hợp bài viết hay về Tử Vi của Thầy Tuetvnb (Phần 2)

Sao Thiên Phủ ở cung Phu Thê

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nổi bật

  • Sao Thiên Đồng ở cung Phu Thê

    Sao Thiên Đồng ở cung Phu Thê

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Sao Vũ Khúc ở cung Phu Thê

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Sao Thái Dương ở cung Phu Thê

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Sao Thất Sát ở cung Phu Thê

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Sao Cự Môn ở cung Phu Thê

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Bài viết mới

VẠN SỰ MỖI NGÀY-THỨ BẢY, NGÀY 25 THÁNG 6 NĂM 2022

24 Tháng Sáu, 2022

VẠN SỰ MỖI NGÀY-THỨ SÁU, NGÀY 24 THÁNG 6 NĂM 2022

23 Tháng Sáu, 2022

VẠN SỰ MỖI NGÀY-THỨ NĂM, NGÀY 23 THÁNG 6 NĂM 2022

22 Tháng Sáu, 2022
Học quán Sơn Chu

Mạng xã hội

Content Protection by DMCA.com

Liên hệ

  • Địa chỉ: Phòng 401, Số 21 đường Trung Yên 11A, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội
  • Điện thoại: 0566.09.7777
  • Email: [email protected]

Liên kết

  • Học viện Lý số
  • Vũ Phác
  • Bốc Dịch
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Bài viết
    • Dịch học
      • 64 Quẻ Kinh dịch
    • Tử vi đẩu số
      • Tự học Tử vi
    • Tứ Trụ
    • Phong thủy
      • Phong thủy & cuộc sống
      • Phong thủy Bát trạch
      • Phong thủy Huyền Không
      • Phong thủy tam hợp phái
      • Tụ học Phong Thủy
    • Lịch pháp
    • Văn hóa – Tín ngưỡng
  • Công cụ
    • Lá số Tử vi
    • Định danh Số điện thoại
    • Gieo quẻ Mai hoa
    • Gieo quẻ Lục hào
    • Chuyển đổi thời gian
  • Bài giảng
  • Liên hệ

© 2022 Học quán Sơn Chu

x
x