Bài của Ân Quang

Có một vị giáo sư Trung Học, ở Nha Trang, từng nghiên cứu Tử Vi tìm hỏi tôi và nêu thắc mắc về lá số của ông Bảo Đại, in trong sách Tử Vi của Vân Đằng Thái Thứ Lang, và cũng có đăng trong một số báo Xuân Công Luận.

Tôi xin sơ lược vài nét: tuổi Quý Sửu, sinh tháng 9, ngày 23 giờ Dần, Thân cư Quan Lộc, có Liêm Tướng ngộ Triệt.

Vị giáo sư ấy thắc mắc rằng:

“Dù không lừng lẫy thì ông Bảo Đại cũng đã hai lần làm vua, hưởng đủ tước lộc của một vị vua. Thế mà thân cư Quan Lộc có Liêm Tướng ngộ Triệt. Vậy lá số đó có phải thật là lá số của ông Bảo Đại không, hay chỉ do một học giả Tử Vi nào đó đặt ra có chuyện vậy thôi.

Cũng có một vị giáo sư Cử Nhân Toán học, nghiên cứu Tử Vi, từ Qui Nhơn vào Nha Trang gặp tôi mấy lần, nói chuyện về Tử Vi, hứa tặng tôi một số tài liệu về Toán học Thiên Văn của Trung Hoa xưa kia, và cũng nêu lên một số thắc mắc tương tự.

Những câu chuyện ấy, những thắc mắc ấy, đã đưa tôi đến ý nghĩ viết bài này.

Có lẽ vì vua ở ngôi cao nhất, có nhiều quyền uy nhất, hưởng nhiều tiện nghi nhất, cho nên dù không có mộng làm vua, ai cũng có thể có lần tự hỏi: “Có ông sao nào chiếu mạng mà lại được làm vua, sung sướng thế.”

Nhìn vào các sách Tử Vi, có sách nói đến bộ sao làm vua, có sách lại gọi tổng quát là phi thường cách.

“Mệnh hội Tử Phủ Vũ Tướng cách”
“Thân hội Sát Phá Liêm Tham cách, lại thêm Tả Hữu, Khôi Việt, Xương Khúc, Long Phượng, Đào Hồng, Khoa Quyền Lộc…”

Vua ở ngôi cao nhất, có nhiều quyền uy nhất, hưởng nhiều tiện nghi nhất… cái gì cũng phải hạng nhất. Quan niệm này đã đưa đến việc gom những bộ sao tốt nhất rồi nói rằng đó là cách các bộ sao làm vua. Thật là một quan niệm giản dị, không cần nhiều suy luận, dẫn chứng. Thật là một quan niệm “Quân (vua) vi quý – Xã tắc thứ chi – Dân vi kinh”.

Đứng về phương diện nghiên cứu Tử Vi, chúng ta không thể chấp nhận một cách thức giản dị như vậy được. Vì những lý do sau đây.

Nếu Mệnh, Thân đã gom hết tất cả các sao, ắt chỉ còn sao xấu dành cho các cung khác. Mệnh, Quan, Tài, Di, Phúc đã quy tụ quá nhiều, đã vơ hết các sao tốt thì khi Đại Hạn đi đến các cung Huynh, Tử, hay Phụ, Điền, ắt chỉ còn các sao xấu dồn lại, lúc ấy làm vua với ai. Một lá số mà cứ một cung này được quá nhiều sao tốt chiếu vào, đến một cung kế đó lại chỉ có toàn các sao xấu, là một lá số mất quân bình, không thể làm thành việc lớn. Cứ một Đại Hạn quá tốt lại đến một Đại Hạn quá xấu, cứ một Tiểu Hạn quá tốt lại đến một Tiểu Hạn quá xấu, thì còn làm ăn được việc gì lâu dài.

Do đó, chúng ta không thể làm một công việc giản dị như là tưởng tượng ra một công thức toàn các sao tốt quy tụ về những cung Mệnh, Quan, Tài, Di, Phúc rồi nói rằng có những sao này thì làm được vua, là phi thường cách.

Đến đây cúng ta cần chú trọng sự quân bình trong một lá số. Mất sự quân bình trong các cung Đại Hạn thì khó thành việc lớn, hay nếu có thành thì cũng chỉ trong nhất thời mà thôi. Cần chú trọng tới sự quân bình, sự kết hợp đúng cách giữa các bộ sao ở cung Mệnh và các sao ở Đại Han.

Xin lấy một ví dụ khác do dễ hiểu. Tôi đã xem nhiều lá số, Mệnh có chính tinh đắc địa, hội khá nhiều bộ sao Xương Khúc, Long Phượng, Khôi Việt, Quang Quý, Tam Hoá… thế mà cũng chẳng đỗ đạt cao, chỉ vì Đại Hạn tuổi thanh niên ở cung Huynh hoặc cung Phụ, lại có quá nhiều sao xấu (Mệnh đã gom hết cả sao tốt rồi, còn gì cho những cung khác) thế là việc học bị gián đoạn nửa chừng. Đó chỉ là những người thông minh để mà thông minh vậy thôi, chứ chẳng đạt được gì cả. Trái lại, những người đỗ đạt cao, đến Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ… là những người được chính tinh miếu vượng thủ mệnh hay có tính cách thông minh như Thiên Cơ, Nhật Nguyệt… Mệnh chỉ cần một bộ văn tinh như Khôi Việt hay Xương Khúc liên tiếp mấy đại hạn kế đó như ở cung Huynh, Thê, hay Phụ Phúc có chính tinh miếu vượng và các sao khác (hợp cách với các bộ sao có sẵn ở Mệnh) như Long Phương, Phụ Cáo, Ấn, Khoa Lộc… thì đỗ đạt rất cao.

Đó là sự kết hợp giữa Mệnh và Đại Hạn. Mệnh đã chứa sẵn sự thông minh, đi đến những Đại Hạn có các sao thuận lợi cho sự thi cử, thì mới đỗ đạt cao. Mệnh có quá nhiều văn tinh mà đi đến Đại Hạn kế tiếp toàn các sao xấu thì cũng chẳng thành đạt gì.

Một khía cạnh trong việc nghiên cứu một lá số Tử Vi là cần chú ý đến sự quân bình, tương xứng giữa các cung. Một cung gồm toàn các sao tốt, lại tiếp theo một cung có quá nhiều sao xấu, lại đến một cung quá tốt, rồi lại một cung quá xấu, là một lá số quân bình. Có khi là người có tài mà ba chìm bảy nổi, không thành công lớn được. Về khía cạnh này chúng ta cần chú ý đến sự kết hợp đúng cách giữa cung Mệnh và các sao trong cung Đại Hạn để có thể thành sự nghiệp lớn. Mệnh viên thì Viên là bức tường thấp xây quanh một khu đất, chỉ về một cái cõi, cái trung tâm, cái căn bản, cái nền tảng. Gọi là Mệnh viên hoặc gọi là cung Mệnh – Nếu gọi là Cung Mệnh Viên, thì hoặc là thừa chữ Cung, hoặc là thừa chữ Viên, chẳng khác nào khi nói dư chữ như là Nhà Văn Sĩ. Trong một số những lá số Tử vi xưa kia, học giả còn dùng chữ Bản Mệnh để gọi thay cho chữ Mệnh Viên.

Những bộ sao ở Mệnh Viên là những tính chất cát hung đã có sẵn trong cái mạng của mình, lại kết hợp với những bộ sao tốt, xấu ở Đại Hạn thì sẽ thành ra kết quả tốt nhiều hay xấu nhiều.

Đây không phải là phương pháp luận đoán Tử vi của riêng tôi, mà phương pháp này đã thể hiện qua các câu Phú Trần Đoàn. Tôi xin trích một vài câu làm thí dụ:

“Đế tinh tại Thủy, nan giải tai ương. Hạn hữu Sát tinh Thìn Tuất, hình lao khôn vị thoát…”

“Tử Phá mộ cung, vô ưu hạn ách. Vận lai Phụ Bật Thổ cung, nguyện vong đắc như cầu…”

Dĩ nhiên khi áp dụng các câu Phú vào việc luận đoán một lá số thì luôn luôn phải chú ý đến sự Chế hóa. Nhưng, những câu phú kể trên, cũng như còn nhiều câu phú khác nữa, cho chúng ta thấy rằng cần kết hợp các sao ở cung Mệnh và cung đại hạn để luận đoán.

Thí dụ như Tử vi cư Ngọ nhập miếu. Đại hạn lại đến cung Mão có Nhật (và Nguyệt ở Hợi). Thế là Tử vi gặp Nhật Nguyệt, rất rực rỡ được bộ chính tinh quá tốt đã, nếu lại được các sao khác cũng hạp cách thì sự nghiệp thật là to lớn khó tả. Đó là cách Tử vi gặp Nhật Nguyệt. Chứ nào có phải như là “công thức ma”; Tử viThái Dương Thái Âm hạp chiếu, ở các cung tam hạp chiếu lên (như tôi đã có dịp đọc thấy trong một vài cuốn sách Tử vi, và trong một tờ tuần báo nói về Tử vi)

Vì vậy mà cần chú trọng đến ý nghĩa tên gọi các vị sao khi nhận xét kết hợp các bộ sao ở cung Mệnh và cung Đại Hạn. Các ông vua chỉ lên ngôi và chỉ cầm quyền trong một khoảng thời gian nào đó, khi có quần thần khánh hội, khi có các sao ở cung Mệnh và cung Đại Hạn hợp thành bộ, hợp cách. Chứ nào phải là cứ có hàng chục bộ sao tốt, bao nhiêu sao tốt, bao nhiêu cách tốt gom hết về cung Mệnh rồi vừa mở mắt chào đời đã lên ngôi vua, làm vua cầm quyền cho đến lúc chết.

Đặt ra một công thức gồm toàn các sao tốt rồi nói rằng đó là cách làm vua, là phi thường cách chỉ là một sự tưởng tượng không kiểm chứng. Những công thức tưởng tượng này không giúp ích gì cho người nghiên cứu khi muốn tìm phương pháp luận đoán một lá số. Những công thức tưởng tượng này còn có cái hại là làm cho người nghiên cứu xa rời sự Chế hóa, xa rời sự kết hợp luận đoán mạch lạc ảnh hưởng các sao ở Mệnh Viên và đại hạn.

Vua cũng có năm bảy đường vua. Có những ông vua u mê, văn chương chẳng giỏi, sáng suốt cũng không, chỉ thừa hưởng sự nghiệp của Tiên đế, rồi nghe theo lời nịnh thần, đánh mất ngai vàng là không có các bộ sao thông minh ở cung Mệnh. Có những ông vua gần trọn đời khổ công chiến đấu lập quốc, lại có những ông vua mãi quốc cầu vinh. Có những ông vua uy danh lừng lẫy, và cũng có những ông vua không mấy có thực quyền.

Sao lại có thể đưa ra một công thức các bộ sao làm vua?

Một vài người không biết Tử vi lại gặp phải ông thầy Tử vi phỉnh nịnh: “Mạng của ông chỉ thiếu một vị sao này, một vị sao nọ là làm Vua”. Không hiểu mấy ông Thầy đó tính cho người ta làm Vua gì đây? Vua Nghiêu, vua Thuấn hay vua Trụ, vua Kiệt, vua Lê Thái Tổ hay vua Lê Chiêu Thống?

KHHB số 28

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.