Tính “huyền học” của tử vi hiện đại

Từ trước đến nay tử vi được coi là một môn huyền học. Tại sao gọi là “huyền học”? Xin thưa vì ta không có nền tảng nào để xét những gì ta đã học về tử vi là (đúng hay sai. Thầy dạy ta sao thì ta biết vậy. Tin thì học, không tin thì đừng học. Học xong cảm thấy thầy sai, muốn sửa lại theo ý mình thì cũng chỉ có cách kiểm chứng bằng kinh nghiệm cá nhân.

Chính vì vậy mà càng ngày càng sinh ra nhiều trường phái. Thời xưa đã phân ra bắc phái và nam phái, sau thêm Trung Châu phái và Mân phái. Mấy mươi năm gần đây khoa tử vi trải qua một giai đoạn trăm hoa đua nở ở tân thánh địa Đài Loan, số học phái càng nhiều thêm nữa. Xin dề cử vài phái mới mà người Việt ít biết đến:

Phái “huyền không tứ hóa” (còn gọi là “lập thể tứ hóa”) do ông Chính Huyền Sơn Nhân khởi xướng. Phái này chủ trương mấu chốt của tử vi nằm hết ở Tứ Hóa. Thí dụ cung huynh đệ thuộc can Giáp tất Liêm Trinh hóa Lộc, Phá Quân hóa Quyền, Vũ Khúc hóa Khoa, Thái Dương hóa Kỵ. Nếu cung quan lộc có Liêm Tham, cung mệnh có Tử Phá, cung tài bạch có Vũ Sát, cung tử tức có Thái Dương sẽ tạo thành các trường hợp: “Huynh đệ hóa Lộc nhập quan lộc” (nghĩa là huynh đệ làm lợi cho quan lộc), “huynh đệ hóa Quyền nhập mệnh” (nghĩa là huynh đệ có ảnh hưởng đến khả năng tạo quyển lực của mình), “huynh đệ hóa Khoa nhập tài bạch” (nghĩa là huynh đệ tạo may mắn cho tài chánh của mình), “huynh đệ hóa Kỵ nhập tử tức” (nghĩa là huynh đệ không hựp vói con cái mình), vân vân… Đó là chưa nói đến việc xem hạn, toàn bàn có tứ Hóa nguyên thủy, đại hạn có đại hạn tứ Hóa, tiểu hạn có tiểu hạn tứ hóa, thành ra cảnh tứ Hóa cộng hưởng hỗn độn với nhau, khiến người xem tưởng như lạc vào mê hồn trận.

Phái “mệnh vận phân ly” của ông Liễu Vô Cư Sĩ chủ trương khi xem hạn phải bỏ tứ Hóa nguyên thủy, xem lưu tứ Hóa mà thôi. Ngoài ra phái này lập luận rằng Tử Vi không dính líu gì đến ngũ hành, nên bỏ hẳn một số sao vốn được coi là hết sức quan trọng; kể cả sao Lộc Tồn. Có người cực đoan hơn bỏ luôn hóa Quyền và hóa Khoa, chỉ giữ lại hóa Lộc và hóa Kỵ thôi.

Đó chỉ là vài phái được khá nhiều người theo. Ngoài ra lại có những phái thiểu số”, như phái chủ trương xử dụng 36 cung thay vì 12 cung khi lập lá số”, phái chủ trương mỗi đại hạn chỉ kéo dài 5 năm, phái chủ trương phải sử dụng tiết khí y hệt như khoa tử bình (là một khoa coi ngũ hành là chính), phái chủ trương mâu chốt tử vi nằm ở cung khí như tử bình vân vân…

Thế nào là “tử vi hoàn toàn khoa học”?

Đối lại “huyền học” là “khoa học”. Mọi ngành khoa học đều có nền tảng riêng của chúng, nhờ vậy người sau có thể bổ khuyết cho những sai lầm hoặc thiếu sót của người trước.

Sau sáu năm rưỡi trời nghiên cứu ở Á Châu, người viết vui mừng loan báo với quý độc giả rằng tử vi có mọi đặc tính của một ngành khoa học, và xin làm kẻ dọn đường trong công cuộc khoa học hóa tử vi đẩu số.

Bộ sách “tử vi hoàn toàn khoa học” không phải là một “bí kíp” mà là một hệ thông lý luận khoa học. Những người khác có thể dựa vào hệ thống đó để liên tục bổ sung sửa chữa, giúp cho môn tử vi đôn hỏa tiến bộ như các ngành khoa học khác.

Tiên quyết:

Vai trò của âm dương ngũ hành trong khoa tử vi

Âm Dương và ngũ hành là hai học thuyết hết sức quan trọng của Á Đông. Một số người cho rằng âm dương ngũ hành là hai mặt của cùng một thuyết; một số khác cho rằng ngũ hành do âm dương mà ra; lại có người cho rằng âm dương và ngũ hành không dính líu gì đến nhau. Nhưng đây chỉ là ba niềm tin, dựa trên những lập luận không lấy gì làm khoa học.

Tất cả những ai mới bước vào tử vi đều cảm thấy rằng khoa này áp dụng cả hai thuyết âm dương và ngũ hành. Vấn nạn to lớn là, nếu xét trên nền tảng khoa học, vì âm dương dựa trên số 2 (số nguyên tố chẵn), ngũ hành dựa trên số 5 (số nguyên tố lẻ), hai thuyết này có vẻ như hoàn toàn độc lập; nếu tử vi áp dụng cả hai thuyết thì làm sao tránh được những trường hợp mâu thuẫn, hoặc những cảnh “râu ông nọ cắm cằm bà kia”?

Chính vì vân nạn này mà gần đây sinh ra hai phái “chỉ có âm dương” và “chỉ có ngũ hành”. Thí dụ, ông Liễu Vô Cư Sĩ ở Đài Loan cho rằng tử vi chỉ có âm dương. Trong khi đó những người chủ trương phải dùng cung khí, tiết khí vân vân… hiển nhiên xem ngũ hành là nền tảng. Từ đó có thể thấy âm dương ngũ hành là một vấn nạn rất lớn của tử vi hiện đại.

Thế nhưng cả hai phái “chỉ có âm dương” và “chỉ có ngũ hành” đều không ổn thỏa:

Phái “chỉ có âm dương” không thể giải thích tại sao cách định vị trí sao Tử Vi dựa trên ngũ hành cục, hiển nhiên là một kết quả của ngũ hành (Thủy nhị cục, mộc tam cục, kim tứ cục, thổ ngũ cục, hỏa lục cục). Phái này cũng không thể giải thích tại sao sự phù hợp ngũ hành tính giữa bản mệnh và sao rất quan trọng. Thí dụ: Bản mệnh Kim, cung mệnh cư Dậu vô chính diệu có Bạch Hổ (kim) tọa thủ là thượng cách.

Phái “chỉ có ngũ hành” còn bế tắc hơn nữa. Đơn cử vài thí dụ: Phá Quân thuộc thủy, vậy tại sao lại hãm ở Thân, Dậu là hai cung kim sinh dược thủy, và ở Hợi là cung thủy? Liêm Trinh thuộc hỏa tại sao lại vượng ở Ngọ mà hãm ở Tỵ, mặc dù hai cung cùng thuộc hỏa? Thiên Cơ thuộc mộc tại sao hãm ở Hợi thuộc thủy sinh được mộc, miếu ở Thìn Tuất thuộc thổ khắc mộc, rồi lại hãm ở Sửu Mùi cũng thuộc thổ? Thái Dương thuộc hỏa sao lại phù hợp với Xương Khúc (kim bị hỏa khắc và thủy khắc hỏa) mà úy kỵ Không Kiếp (hỏa)? Vân vân và vân vân…

Dùng thuyết ngũ hành để thay thế thuyết âm dương cũng như dùng hình ngũ giác để thay thế hình tròn trong trường hợp không có compass. Nếu sai số không quá lớn thì thuyết ngũ hành tiện lợi hơn thuyết âm dương.

Vậy thì phải giải quyết vấn nạn âm dương và ngũ hành trong khoa tử vi như thế nào?

Xin thưa rất giản dị, bởi ngũ hành quả là do âm dương mà ra. Chính xác hơn, ngũ hành là một phép tính gẫn đúng của bài toán âm dương. (Rất tiếc muốn chứng minh tương quan giữa ngũ hành và âm dương một cách khoa học phải cần rất nhiều giấy mực; người viết yêu cầu độc giả tạm chấp nhận kết quả hết sức quan trọng này, và xin hứa sẽ trình bày chi tiết trong quyển “mệnh lý hoàn toàn khoa học”).

Có thể ví thuyết âm dương với một hình tròn, thuyết ngũ hành với một hình ngũ giác. Giả như không có compass thì vẽ hình ngũ giác dỗ hơn vẽ hình tròn. Cho nên mặc dù nền tảng của khoa tử vi là thuyết âm dương, ta vẫn cần đến ngũ hành mỗi khi bài toán âm dương trở thành quá phức tạp.

Cũng có thể so sánh tử vi vđi một ứng dụng kỹ thuật. Mặc dù nền tảng của kỹ thuật là khoa vật lý, nhưng khi áp dụng thực tế nhiều khi các công thức kỹ thuật lại tiện dụng hơn. Thế nên việc tử vi dụng cả âm dương (ví như nguyên tắc vật lý) và ngũ hành (ví như công thức kỹ thuật) không có gì là mâu thuẫn cả.

Tử vi là một môn nghiên cứu “giá tưởng”!

Mọi kỹ sư đều biết rằng mỗi công thức kỹ thuật chỉ đúng cho một số trường hợp. Người kỹ sư giỏi phải nắm vững nền tảng chính (tức là khoa vật lý) mới biết tùy trường hợp mà áp dụng công thức cho đúng. Đây là lý do tại sao vật lý là một môn học quan trọng trong mọi chương trình kỹ sư.

Tương tự, muốn áp dụng ngũ hành trong khoa tử vi một cách đúng đắn người nghiên cứu phải nắm vững nền tảng sâu đậm của ngũ hành, tức là phải hiểu thuyết âm dương.

Tiếc là thuyết âm dương cũng đã bị thất truyền. Vì lý do này, người viết đã bỏ công đi tìm lại nền tảng của thuyết âm dương. Rất may công cuộc này đã đạt kết quả tốt đẹp và sẽ được trình bày trong hai quyển sách “kinh Dịch hoàn toàn khoa học” và “thuyết âm dương hoàn toàn khoa học”. Nhưng trong khuôn khổ của loạt bài “Tử Vi hoàn toàn khoa học” người viết sợ chỉ tùy trương hợp mà trình bày các kết quả. Mong quý độc giả kiên nhẫn; khi một trong hai quyến sách kia ra đời mọi sự sẽ thành rõ ràng hơn.

Mấu chốt của thuyết âm dương đã được bao hàm trong câu “vô cực sinh thái cực”, nghĩa là khởi điểm của vạn sự trên đời này là một con số không to lớn. Theo luật bảo toàn của khoa học, mặc dù vũ trụ phát triển đến đâu đi nữa, cộng tất cả lại vẫn phải cho ta con số không nguyên thủy.

Vậy tại sao có hiện tượng? Xin trả lời bằng thí dụ toán học. Nếu ta gọi -1 là âm, +1 là dương thì hiển nhiên 0 = (-1) + (+1), nghĩa là từ trạng thái không có thể sinh ra hai trạng thái có là âm (-1) và dương (+1). Hãy tưởng tượng một thực thể gồm thật nhiều số -1 và +1 sao cho tất cả cộng lại thành không, ta sẽ thấy ngay rằng mỗi sự sắp xếp của hai loại số này có thể ứng với một loại hiện tượng. Nghĩa là hiện tượng chí là những mặt khác nhau của “không”. Quý độc giả quen thuộc với triết lý nhà Phật tất hiểu ngay dây là một mặt của cái lý “sắc sắc không không”, theo đó vũ trụ của chúng ta là cõi “vô thường”, và mọi hiện hữu đều là “giả tưởng”.

Mỗi người chúng ta là một tiểu vũ trụ tạo bởi một số “giả tưởng” tạm thời tập hợp rồi lại phân ly! Mục đích của khoa tử vi là xác định những “giả tưởng” đó./

San Jose ngày 11 tháng 6, 2003 Đằng Sơn

Chú thích:

  1. Khác hiệt quan trọng nhất giữa bắc phái và nam phái là cách khởi đại hạn. Bắc phái nếu thuận hành khởi đại hạn ở phụ mẫu, nếu nghịch hành khởi đại hạn ở huynh đệ; nam phái nhất luật khởi ở mệnh. Quý độc giả có nghiên cứu bát tự tất thấy bắc phái cùng lý với bát tự, nam phái thì không. Theo một số thuyết thì bắc phái là phái nguyên thủy, nam phái được phát triển sau này; nhưng đây chỉ nên coi là thuyết. Vì không ứng hợp với thực tế, hiện nay cách xem đại hạn cửa bắc phái đã chìm vào quên lãng và nam phái là tiêu chuẩn ở mọi nơi. Một số sách nói Tử Vi Trung Hoa khỏi đại hạn theo bắc phái; ngươi viết xin bảo đảm rằng điều này hoàn toàn không đúng. Rõ ràng hơn, chỉ một thiểu số rất nhỏ còn khởi đại hạn theo bắc phái mà thôi.
  2. Trung châu phái được tin là một chi của nam phái. Đặc điểm của trung châu phái là coi trọng hai sao Tuần Triệt. Địa bàn của trung châu phái là Hoa Nam, như Lương Quảng, Hồ Nam. Tử Vi Hồng Kông là một thí dụ của trung châu phái. Tử Vi Việt Nam có lẽ cũng thế.
  3. Mân phái được tin là một chi của bắc phái, sau khi đã đổi cách khỏi đại hạn thành y hệt như nam phái. Địa bàn của Mân phái là tỉnh Phúc Kiến và các vùng lân cận (vốn được gọi là đất Mân hoặc Mân Việt). Cách xem Tử Vi truyền thống ở Đài Loan có thể coi là một hệ của Mân phái.
  4. Ông Chính Huyền Sơn Nhân còn nghiên cứu thuyết ngũ hành, các khoa chiêm bốc, và thần chú. Riêng môn tử vi, truyền thuyết nói rằng ông tự nhiên ngộ ra, chưa từng học của ai cả.
  5. Ông Liễu Vô Cư Sĩ là một danh gia mệnh lý của Đài Loan, đã viết nhiều sách mệnh lý đủ loại, đặc biệt là bát tự và tử vi. Có cái nhìn tương đối khác người xưa, nhiều khi ông phê bình người xưa rất gay gắt.

(Tử vi hoàn toàn khoa học 1 – Đằng Sơn)

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.