[ad_1]

Dịch nghĩa: Vô Cực cũng là Thái Cực. Thái Cực động thì sinh ra Dương; động tới cực điểm thì tĩnh; tĩnh thì sinh ra Âm. Tĩnh tới cực điểm thì trở lại động. Một động một tĩnh, làm căn bản cho nhau. Phân ra Âm và Dương, thì lưỡng nghi thành lập. Dương biến Âm hợp, thì sinh ra: thuỷ (nước), hoả (lửa), mộc (gỗ), kim (kim loại), thổ (đất). Ngũ khí (năm khí của ngũ hành) thuận hoà phân bố tạo ra sự vận hành của tứ thời (bốn mùa). Ngũ hành hợp nhất là Âm Dương. Âm Dương hợp nhất là Thái Cực. Thái Cực có gốc là Vô Cực. Ngũ hành được sinh ra, mỗi hành có một tính. Cái chân của Vô Cực và cái tinh của Âm Dương ngũ hành, diệu hợp thì ngưng tụ. Càn đạo thành nam, Khôn đạo thành nữ. Hai khí Âm Dương giao cảm, hoá sinh vạn vật. Vạn vật sinh sôi biến hoá vô cùng. Chỉ riêng con người có được sự ưu tú, nên tối linh. Hình thể con người đã sinh ra rồi thì thần trí phát ra mà có ý thức. Ngũ tính (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) cảm động mà phân biệt thiện và ác, và vạn sự xuất hiện. Thánh nhân tự xác định mình theo: trung, chính, nhân, nghĩa, và chủ về tĩnh, lập thành chuẩn mực tối cao của con người. Cho nên Thánh nhân hợp nhất đức của mình với Trời Đất, hợp nhất vẻ sáng của mình với mặt trời và mặt trăng, hợp nhất thứ tự của mình với bốn mùa, hợp nhất cát hung của mình với quỷ thần. Quân tử tu dưỡng theo đạo Thánh nhân nên được cát, tiểu nhân làm trái đạo Thánh nhân nên gặp hung. Cho nên nói: «[Thánh nhân] xác lập: đạo Trời thì có Âm và Dương; đạo Đất thì có nhu và cương; đạo người thì có nhân và nghĩa.» Lại nói: «Suy cứu cặn kẽ từ khởi đầu đến kết thúc của vạn vật, cho nên biết giải thích về sống chết.» Lớn thay đạo Dịch, trong đó có đầy đủ ý nghĩa vậy!

Hệ Từ Thượng nói: «Cho nên Dịch có Thái Cực. Thái Cực sinh lưỡng nghi. Lưỡng nghi sinh tứ tượng. Tứ tượng sinh Bát Quái. Bát Quái định cát hung, cát hung sinh ra sự nghiệp lớn.» Mấy câu đầu của Thái Cực Đồ thuyết sử dụng thuyết «Thái Cực sinh lưỡng nghi». Nhưng sau đó Chu Liêm Khê đề cập ngũ hành, chứ không phải Bát Quái. Tuy cuối bài ông khen ngợi Kinh Dịch, nhưng kỳ thực Thái Cực Đồ không hoàn toàn căn cứ trên Kinh Dịch.

Vì lý do đó, nguồn gốc của Thái Cực Đồ đáng cho chúng ta nghiên cứu. Thượng Phương Đại Đỗng Chân Nguyên Diệu Kinh Phẩm Đồ 上 方 大 洞 真 元 妙 經 品 圖 trong Đạo Tạng có nhiều hình đồ, trong đó có Thái Cực Tiên Thiên Đồ như sau:

Thái Cực Tiên Thiên Đồ(hình trên)

Hình đồ này khá giống Thái Cực Đồ của Chu Liêm Khê. Tuy không biết tác giả của quyển kinh này là ai, nhưng trong đó có lời tựa của Đường Minh Hoàng 唐 明 皇 (còn gọi là Đường Vũ Hoàng 唐 武 皇 , tức Huyền Tông 玄 宗 hay Lý Long Cơ 李 隆 基 , tại vị 712-755), cho nên nó xuất hiện trước đời Tống. Có lẽ nó là nguồn cảm hứng cho Chu Liêm Khê viết ra Thái Cực Đồ chăng?

Tống Sử (Nho Lâm Truyện) có chép truyện của Chu Chấn 朱 震 (1072-1138) rằng: «Cái học về kinh điển của Chu Chấn rất thâm hậu. Ông viết trong Hán Thượng Dịch Giải rằng: Trần Đoàn 陳 摶 (871-989) lấy Tiên Thiên Đồ 先 天 圖 truyền cho Chủng Phóng 種 放 (?-1014); Chủng Phóng truyền cho Mục Tu 穆 修 (979-1032); Mục Tu truyền cho Lý Chi Tài 李 之 才 (?-1045); Chi Tài truyền cho Thiệu Ung 邵雍 (1011-1077). [Chu Chấn còn nói rằng] Chủng Phóng lấy Hà Đồ và Lạc Thư truyền cho Lý Khái 李 溉 (?-?); Khái truyền cho Hứa Kiên 許 堅 (khoảng 976-984); Hứa Kiên truyền cho Phạm Ngạc Xương 范 諤 昌 (?-?); Ngạc Xương truyền cho Lưu Mục. Mục Tu lấy Thái Cực Đồ truyền cho Chu Đôn Di.»



[ad_2]
Nhịp Cầu Giáo Lý – Lê Anh Minh

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.