Người xưa có câu: “Đa ngôn tất thất”, nghĩa là nói nhiều tất có lỗi lầm. Trong con mắt người xưa, đạo lý “họa từ miệng ra” cũng khuyên chúng ta mở miệng nói chuyện cần phải hết sức cảnh giác…
Trong cuộc sống hiện thực, mỗi người đều cần xây dựng các mối quan hệ với những người khác nhau. Quá trình này không chỉ đòi hỏi chúng ta phải có kỹ năng giao tiếp tốt, mà còn đòi hỏi chúng ta phải có trí tuệ ăn nói. Nếu chúng ta khéo ăn nói, việc tương tác với mọi người sẽ trở nên dễ dàng và dễ chịu hơn; chúng ta có thể hiểu rõ hơn suy nghĩ và cảm xúc của người khác, và chúng ta cũng có thể bày tỏ quan điểm và ý kiến của mình tốt hơn.
Ngược lại, những lời nói không phù hợp có thể khiến người khác thấy phản cảm, khiến họ mất đi sự tin tưởng và tôn trọng dành cho chúng ta. Do vậy, trong quá trình giao tiếp giữa người với người, chúng ta phải luôn chú ý đến lời ăn tiếng nói để tránh làm cho người khác cảm thấy khó chịu. Chỉ bằng cách này, chúng ta mới có thể đạt được kết quả tốt hơn trong quá trình hòa hợp với mọi người và thiết lập các mối quan hệ xã hội tốt hơn.
Người xưa có câu: “Đa ngôn tất thất”, nghĩa là nói nhiều tất có lỗi lầm. Trong con mắt người xưa, đạo lý “họa từ miệng ra” cũng khuyên chúng ta mở miệng nói chuyện cần phải hết sức cảnh giác. Trong giao tiếp, cần phải hết sức chú ý tu khẩu trong 3 trường hợp này.
1. Tránh nói khi tâm trạng quá cao hứng
Khi mọi người ở trong trạng thái cao hứng, họ thường đánh mất lý trí và vô thức nói những lời khiến họ vui vẻ. Tuy nhiên, những lời này chưa chắc đã được người khác chấp nhận hoặc lý giải, ngược lại có thể sẽ bị hiểu nhầm là coi thường cảm xúc của người khác. Đặc biệt là những người bụng dạ hẹp hòi có thể cho rằng bạn cố ý nói những lời này, nên sẽ ghi thù và cố tình bắt lỗi bạn.
Vì vậy, trong những lúc quá cao hứng, chúng ta phải luôn ý thức rằng lời nói và hành động của mình sẽ ảnh hưởng đến những người xung quanh. Chúng ta nên giữ bình tĩnh và lý trí, không nên vì vui sướng nhất thời bỏ qua cảm xúc của người khác, tránh nói ra những lời khiến người khác không vui.
Đồng thời, khi giao tiếp với người khác, bạn cũng nên quan tâm nhiều hơn đến cảm xúc và cảm nhận của họ, tích cực lắng nghe và tôn trọng quan điểm của người khác, như thế sẽ giúp ta tránh được những hiểu lầm và mâu thuẫn không đáng có.
Việc vui tuy là chuyện tốt, nhưng chúng ta cũng phải ý thức được sức ảnh hưởng của lời nói và việc làm. Chỉ bằng cách bảo trì lý trí và điềm tĩnh, tôn trọng cảm nhận của người khác, chúng ta mới có thể làm cho mối quan hệ giữa các cá nhân trở nên hài hòa hơn, tránh những rắc rối không cần thiết cho bản thân và người khác.
2. Tránh đàm luận thị phi về người khác
Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp phải những người thích ngồi lê đôi mách, sau khi biết chuyện của người khác liền cảm thấy rất hứng thú, và luôn thích tìm người khác để buôn chuyện thị phi về những gì họ nghe được. Những người này thường không có bằng chứng xác thực để hỗ trợ cho lời nói của họ, chỉ là nghe hơi nồi chõ mà thôi.
Tuy nhiên, khi họ truyền những lời thị phi này cho nhiều người, những điều nhỏ nhặt ban đầu không đáng kể này lại bị phóng đại vô cùng. Những tin đồn thất thiệt như vậy thường khiến những người bị đàm tiếu vô cùng bức xúc, khó xử, thậm chí gây nên hiểu lầm và dẫn đến mâu thuẫn.
Vậy nên, tốt nhất là không nên buôn chuyện về người khác trong giao tiếp giữa các cá nhân để tránh người khác cảm thấy chán ghét mình. Mặc dù buôn chuyện là chủ đề rất phổ biến trong các buổi nói chuyện, nhưng nó có thể đưa đến những hậu quả không lường trước được.
Đàm luận thị phi về người khác dễ gây ra gây ra hiểu lầm và dẫn đến mâu thuẫn.
Đặc biệt là trong thời đại hiện nay, tốc độ lan truyền thông tin rất nhanh, một khi vô tình nói ra sẽ lập tức lan truyền khắp mạng xã hội. Vì vậy, chúng ta nên thận trọng và kiềm chế trong giao tiếp và ứng xử với người khác, không được tùy ý tiết lộ bí mật hoặc chuyện riêng tư của người khác.
Ngoài ra, chúng ta cũng nên học cách nhìn nhận hành động và lời nói của người khác một cách chính xác. Đôi khi, hành vi cử chỉ của một người có thể sẽ khiến chúng ta khó chịu, nhưng chúng ta không nên vội vàng kết luận hoặc công kích họ. Ngược lại, chúng ta nên cố gắng hiểu hoàn cảnh và tâm trạng của đối phương, và nói chuyện với họ bằng giọng điệu cũng như thái độ nhẹ nhàng, có vậy mới có thể thiết lập mối quan hệ tốt đẹp giữa các cá nhân.
3. Tránh nói trong lúc tức giận
Mọi người đều biết rằng khi một người ở trong trạng thái tức giận, anh ta gần như mất hết lý trí. Trong tình huống như vậy, họ có thể nói những lời tổn thương người khác. Loại tình huống này xảy ra rất nhiều trong lúc cãi nhau, rất nhiều người trong lúc tức giận sẽ nói những lời gây tổn thương tình cảm, mang đến tổn thương thật sự cho đối phương.
Nếu bạn đã từng ở trong tình huống như vậy, bạn sẽ biết rằng khi tức giận, bạn rất dễ đánh mất bình tĩnh và lý trí của mình. Do đó, khuyên bạn những khi tức giận thì tốt nhất là đừng nói gì cả, như vậy có thể tránh làm tổn thương người khác do cảm xúc kích động của bạn mang đến.
Vũ Dương.
Nguồn: Sưu Tập