Thời gian và không gian giao thoa kỳ lạ như vậy, vừa mới đang ở hình trường bị chặt đầu, bây giờ tự nhiên đã tỉnh lại. Bốc Nguyên kinh hoàng sợ hãi, ngẩng đầu nhìn xung quanh, phát hiện mình vẫn đang ở trong ngôi nhà tồi tàn của mình.

Bốc Nguyên là một tú tài nghèo, đã qua nhiều lần thi cử mà vẫn không đỗ đạt, vì thế mà oán trời trách đất. Một ngày nọ, trong lúc đợi vợ đun trà, chàng vô tình chợp mắt, tiến nhập vào một hành trình trong mộng kỳ lạ. Chàng trải nghiệm từ hàn sĩ đến quyền quý, từ thần đồng đến người trời, từ con lừa lông lá đến con lợn ngu ngốc… Sách “Hoàng Lương nhất mộng” vào thời nhà Thanh còn có một phiên bản khác ly kỳ hơn… Trong một thời không giao thức giao thoa, chàng đã trải nghiệm cả thiên địa và nhân gian. Sau khi tỉnh lại, từ đó chàng phóng hạ bão oán, sống an bần vui vẻ qua ngày.

Bốc gia là một danh gia vọng tộc ở Giao Hà, nhưng khi đến thế hệ của tú tài Bốc Nguyên, gia sản sa sút. Trải qua chiến hỏa, Bốc gia ngày càng trở nên bần cùng, vì để mưu sinh, Bốc Nguyên đã mở một lớp học trong thôn để dạy học trò. Vợ chàng, Lưu thị, rất hiền đức và thông minh, nàng không chỉ giỏi thêu thùa mà còn hát hay. Mỗi sáng tối, hai vợ chồng ngâm thơ ca hát, tình cảm thắm thiết.

Bốc Nguyên tuy tài cao nhưng đường công danh nhiều lần thất bại, thấy sự nghiệp quan trường của mình vô vọng, trong lòng không khỏi phẫn hận và thất vọng. Vì chàng tài cao tâm ngạo, trong khổ lòng không yên, khi nghĩ đến tình cảnh khốn đốn của mình, thường thở dài sườn sượt. Vào mùa thu năm đó, Bốc Nguyên lại lần nữa thi trượt, vì thế trong tâm rất phiền não. Người vợ Lưu thị đã cố gắng an ủi chàng, nhưng chàng vẫn không thể an tâm.

Đến tháng Chín nhuận, Bốc Nguyên trèo lên cao và nhìn về phía xa, trong tâm buồn bã đau thương, khóc lóc thảm thiết. Sau khi về đến nhà, Lưu thị rút chiếc trâm cài tóc ra mua rượu, hai người cùng uống. Sau khi uống say, Bốc Nguyên lại muốn uống trà. Lưu thị múc nước suối trong nấu trà đắng. Bốc Nguyên ngồi bên bàn đợi, cảm giác hơi mệt nên đã ngủ gật. Kết quả là chàng ta đã có một giấc mộng vô cùng kỳ lạ, và cuộc đời của chàng cũng theo mộng cảnh thăng trầm mà cải biến.

Giấc mộng thứ nhất: Hàn sĩ trúng bảng vàng, trở thành quyền thần trong triều

Trong mộng, Bốc Nguyên đột nhiên nghe thấy ngoài cửa có tiếng huyên náo, bốn năm thị vệ nha môn vào sảnh chúc mừng. Hóa ra Bốc Nguyên trúng bảng vàng, đứng thứ tư trong bảng, tiếp theo là người đồng làng họ Thích. Trước đó, với sự tài trợ của thái thú và những người khác, Bốc Nguyên đã gấp rút đến kinh thành tham gia kỳ thi, quả nhiên không phụ mong đợi của mọi người, chàng được triều đình trao cho chức quan thám hoa. Kể từ đó, Bốc Nguyên rất phấn chấn, đắc ý. Chàng gửi tiền về nhà nuôi dưỡng vợ con, xây cơ ngơi khang trang.

Khi gặp giặc xâm phạm biên giới, phủ tổng đốc không thể chống cự. Bốc Nguyên đã thượng trình một bức thư vạn chữ, trần tấu lương sách trấn ngự giặc, được hoàng thượng ban thưởng. Chàng phụng mệnh giám sát các vấn đề quân sự với hàm tứ phẩm khanh. Bốc Nguyên lập được một chiến thắng thần kỳ, và những rắc rối ở biên giới đã được bình định trong vòng vài tháng. Chàng khải hoàn trở về, hoàng đế mở tiệc chiêu đãi và phong chàng làm viện phó ngự sử ở kinh đô. Mùa xuân năm sau, chàng xin nghỉ phép ba tháng để về quê, nhà họ Bốc đã trở thành danh gia vọng tộc ở địa phương. Thê tử thân mặc quan phục tươi cười nghênh đón phu quân. Trong phủ còn có hơn mười tì nữ xinh đẹp.

Bốc Nguyên trở nên rất kiêu ngạo, khi chàng trong phủ tức giận quát một câu, tất cả những người hầu đều run rẩy kinh động. Các quan địa phương đua nhau chạy quanh Bốc phủ. Quan chức các tỉnh khiếp sợ quyền uy của chàng, tranh nhau cống tiến lễ vật. Vàng, lụa, ngọc trai, ngọc bích, đồ chơi và những thứ khác được chất đống trong mấy gian phòng. Mặc dù vậy, Bốc Nguyên vẫn cảm thấy mình không có đủ thê thiếp. Một người nào đó đã hiến cho chàng bốn mỹ nữ. Trong số đó, Tố Hà cực kỳ dâm mị, Bốc Nguyên thu nạp tất cả. Chánh sứ của một nơi vì tham nhũng, để tránh bị Bốc Nguyên hạch hỏi, chánh sứ đã tặng cho Bốc Nguyên mười sáu danh ca vũ kĩ. Bốc Nguyên đều thu nạp, và chánh sứ được miễn luận tội.

Khi Bốc Nguyên còn nghèo, chàng từng muốn cưới con gái nhà họ Quách. Họ Quách hiềm khích chàng ta bần cùng, không đồng ý hôn sự, mà lấy người khác. Sau khi Bốc Nguyên phát tài, chàng ta dùng năm trăm lượng vàng để đoạt cưới con gái họ Quách. Con gái họ Quách từ chối, treo cổ quyên sinh. Phàm điều gì xảy ra với Bốc Nguyên khi còn nghèo, chàng ta đều dựa vào quyền thế của mình để trả thù. Để loại trừ những người dị kiến, Bốc Nguyên đàn áp những người chỉ trích mình, hoặc cố ý vu khống các đại thần chính trực trong triều đình. Chàng ta giỏi ra uy, tham hủ và nhận hối lộ, dùng quyền mưu lợi, khiến quần thần đều để mắt.

Bốc Nguyên có quyền thế trong tay, không biết sợ là gì. Một hôm, sau bữa yến tiệc trong triều, chàng ta về nhà, gọi Tố Hà lên giường với mình và nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.

Giấc mơ thứ hai: Hoàng đế giáng phạt, tể tướng bị tịch thu tài sản

Trong giấc mơ, Bộc Nguyên đột nhiên nghe thấy người nhà gõ cửa. Hóa ra trung úy Cẩm Y đã dẫn hàng chục người đến Bốc phủ, phụng chỉ bắt Bốc Nguyên. Trung úy Cẩm Y tuyên đọc chỉ lệnh, công bố mười bốn tội hành của Bốc Nguyên và khám xét Bốc phủ. Hoàng đế cho rằng Bốc Nguyên đã có công với xã tắc trong quá khứ, nên chỉ cách chức và đuổi về quê. Những thê thiếp của Bốc Nguyên đều được gửi đến nhà thổ làm ca kĩ.

Vào ngày Bốc Nguyên rời kinh, không một dưỡng tử, môn sinh cũ nào của chàng đến tiễn. Khi Bốc Nguyên trở về quê hương, chàng chỉ thấy túp lều tan nát trống rỗng, không có nơi nào để ở, vì vậy chàng tạm thời sống trong ngôi chùa đổ nát. Chàng hướng thân hữu cầu giúp đỡ, nhưng chỉ gặp phải chửi mắng.

Có một vị quy nô (một người đàn ông làm việc vặt trong nhà chứa thời cổ) muốn tìm một thầy giáo cho con trai mình. Nhưng mọi người ghét thân phận ti tiện của ông ta, và không ai nhận việc đó. Bốc Nguyên đang tuyệt vọng vô lộ, nên tự tiến cử mình làm thầy của con trai quy nô. Quy nô kiếm tiền bằng trò đê tiện, không biết tôn trọng thầy giáo, thường xuyên để thầy giáo ăn cơm với nô tì của mình, cũng thường sai vặt thầy giáo. Bốc Nguyên không có cách nào, chỉ có thể chịu đựng. Một ngày, có khách đến nhà chứa, lúc đó người hầu không có nhà, nô tì liền bảo Bốc Nguyên ra phục vụ trà. Một kĩ nữ tên Ái Nô ngồi trong vòng tay của khách, chỉ vào Bốc Nguyên cười nói: “Đây có thể là tể tướng á.” Bốc Nguyên xấu hổ không có lỗ nào để chui. 

Sau khi khách hàng rời đi, Ái Nô đánh mất một chiếc vòng tay bằng vàng mà cô ta nghi ngờ là do Bốc Nguyên lấy trộm. Bốc Nguyên phải chịu sự bất công, hết sức tranh biện, nhưng Ái Nô đã  tát vào mặt chàng ta. Quy nô không còn lựa chọn nào khác, bèn đuổi Bốc Nguyên đi Bốc Nguyên oán hận vì bị bắt nạt, chàng đến bên mộ cha mẹ mình khóc lớn, giọng uất nghẹn vì đau khổ, rồi bất ngờ lăn đùng ra chết.

Mơ thấy xuống địa ngục và chịu hình phạt tàn khốc

Lúc này, chàng nhìn thấy hai quỷ dịch, dùng một sợi dây màu đen lôi chàng đi. Trên đường đi, hàng trăm tiểu quỷ chạy đến đòi nợ đòi mạng nhưng đều bị quỷ dịch ngăn lại. Chàng bị kéo một mạch đến phủ Diêm Vương.

Bốc Nguyên nhìn thấy khắp nơi đều là những người tàn chi khuyết thể, máu thịt dính vào nhau, thê thảm không thể chịu được. Khi đến lượt Bốc Nguyên, một kẻ thân người mặt thú lôi chàng lên. Diêm Vương lệnh cho âm sai tra công luận tội, sau khi đọc xong ký lục công và tội của Bốc Nguyên, Diêm Vương đại nộ, hạ lệnh đả nhập địa ngục.

Bốc Nguyên đã nếm trải những hình phạt tàn khốc như vạc dầu sôi, núi đao, cưa thân, mài đá, v.v. Mặc dù linh hồn bị đập vụn, nhưng lại phục nguyên lập tức, linh hồn cuối cùng không chết. Bằng cách này, Bốc Nguyên đã trải qua mười tám chốn địa ngục, cuối cùng đến “Địa ngục A Tì”. Bên trong hắc ám vô quang, nóng như lửa đốt, và những đống tử thi bẩn thỉu, thối không thể ngửi nổi. Bức tường sắt cao hàng chục thước, rắn độc và côn trùng bao phủ, không ngừng vang lên những tiếng rên rỉ và tiếng kêu đau đớn.

Bốc Nguyên tâm sinh nỗi hối hận thống thiết, thầm niệm Phật và Bồ tát hiệu, mong được giải thoát, dạy các bạn tù cùng nhau niệm Phật hiệu. Cứ như thế ba năm trôi qua. Đột nhiên trên đỉnh đầu xuất hiện một cột sáng, to bằng ngón tay, cao chừng một thước. Sau một tháng, cột sáng cao tới bảy tám thước, dần dần dài đến hơn ba thước.

Giấc mộng thứ ba: Thoát khỏi địa ngục, chuyển sinh thần đồng 

Một ngày nọ, Bốc Nguyên đang ngồi trong địa ngục, đột nhiên cảm thấy buồn ngủ. Vừa nhắm hai mắt, mơ thấy trong không trung hiện ra trăm kim quang, từ âm thanh huyên náo chàng biết Bồ Tát giáng lâm. Ngẩng đầu nhìn lên, thấy Bồ Tát áo trắng ngồi đoan tọa trong tường vân, vẻ mặt từ bi, bên cạnh có hai thị nữ. Bồ Tát tay cầm bình tịnh thủy, nhúng một cành liễu vào nước và vẩy xuống. Bốc Nguyên nhìn lên trời và quỳ xuống, cảm nhận nước cam lồ thấm ướt y phục của mình, đột nhiên cảm nhận mùi thơm ngào ngạt và thanh mát lan khắp cơ thể. Khi đang tạ ơn thì cành liễu từ trên trời rủ xuống, linh hồn tội lỗi của chàng như con cá đớp mồi mà bay lên.

Bốc Nguyên bay theo cành liễu đung đưa, rồi đột nhiên rơi xuống, như thể đang ở trong nước nóng. Khi chàng nhìn lại chính mình, chàng đã đầu thai chuyển sinh thành một đứa trẻ.

Ở kiếp này, chàng mới hai tuổi đã biết nói, nhìn thấy trên giá sách phần lớn đều là trước đó đọc qua. Cha chàng biết rằng đứa trẻ này không tầm thường, khi hỏi chàng những văn chương kinh điển, chàng có thể đọc thuộc lòng chúng một cách trôi chảy, cầm bút liền có thể viết văn chương. Cha chàng kinh ngạc vì con thực sự thông tuệ, hỏi con làm sao mà biết. Đứa trẻ chỉ cười và không nói gì. Bởi vì, đây chính là vì đứa trẻ đã mang theo ký ức từ tiền kiếp.

Đứa trẻ đến trường từ năm bốn tuổi, liên tiếp đạt được thành công trong các kỳ thi. Giám khảo kinh ngạc vì cậu còn nhỏ tuổi đã thông minh như vậy, gọi cậu là thần đồng và tiến cử đặc biệt vào triều đình. Hoàng đế triệu tập thần đồng, hỏi cậu về những chuyện xảy ra kiếp trước. Bốc Nguyên không dám loạn ngôn. Ở trong hoàng cung được một tháng thì cậu bị đưa trở về. Hoàng đế hạ lệnh, đợi đến khi thần đồng mười tuổi, sẽ để cậu nhập kinh, bổ nhiệm chức vụ.

Vì mang theo ký ức của kiếp trước, đứa trẻ thần đồng đã từng hỏi về cựu tể tướng Bốc Nguyên, vợ con và những chuyện khác, nhưng mọi người đều không biết. Sau khi thần đồng lớn lên, chàng nhập triều làm quan. Nhưng vì sợ hình phạt của địa ngục, chàng không dám tham lam phú quý, cáo quan về quê cưới vợ. Người vợ tuy dung mạo xinh đẹp nhưng tính nết hung dữ, coi nhà chồng như địch. Nếu thần đồng vô tình tranh cãi với nàng, nàng sẽ gào thét cả ngày. Vợ chàng có năm anh em trai, họ thường đến nhà để giúp đỡ kẻ bạo hành, điều này thực sự rất khó hòa hợp. Sau cái chết của cha mẹ, thần đồng đã cự tuyệt quan hệ với người vợ hung ác của mình. Chàng xây một ngôi nhà khác trên núi để ở, từ đó về sau viễn ly thế sự, truy cầu đạo trường sinh, bên chàng chỉ có một nô tì phục vụ ăn uống.

Thoát ly thế duyên, vào núi tìm đạo

Một ngày nọ, chàng đến tiên nữ quán ở núi Thiên Đài, nhìn thấy một vị đạo sĩ râu tóc bạc trắng, tiên cốt long lanh. Bên cạnh có một đạo đồng đang nấu đá trắng cho bữa tối, đạo sĩ ăn xong nhắm mắt ngồi đoan tọa. Bốc Nguyên biết rằng ông ấy là dị nhân, vì vậy chàng bái vị đạo sĩ làm thầy của mình. Đạo sĩ nói: “Ngươi đến quá sớm, sợ rằng ngươi sẽ không thể chịu đựng được gian khổ này.” Bốc Nguyên thề sẽ tuân tòng, đạo sĩ đã thu nạp chàng, để chàng và đạo đồng cùng nhau chặt củi nấu ăn. Mỗi ngày chỉ cho ăn một bữa, ban đêm canh cửa. Sau hơn một tháng, Bốc Nguyên cảm thấy cuộc sống quá khổ nên đã nhờ đạo sĩ dạy chàng đạo dẫn thuật. Đạo sĩ trách chàng quá nôn nóng, đó là điều cấm kỵ của tiên gia.

Một hôm, có vị khách đến thăm đạo sĩ. Hai người trổ tài đánh cờ. Đạo sĩ lệnh cho Bốc Nguyên ngồi xem thế cục cờ. Bốc Nguyên không thích chơi cờ, xem một lúc rồi ngủ gật.

Giấc mộng thứ tư: Bay tới tiên cảnh, vì phạm luật Trời mà bị Trời phạt

Vừa nhắm mắt lại đã thấy đạo đồng theo lệnh sư phụ gọi mình. Đạo sĩ ngồi trên một phiến đá, lấy ra một quyển sách đưa cho chàng nghiên cứu. Sau khi Bốc Nguyên nghiên cứu trong ba ngày, chàng đột nhiên quán thông toàn bộ nội dung, trong tâm đại ngộ. Theo đó chàng đã phi thăng lên tiên giới, được xếp vào hạng tiên nhân. Thiên đế ban tiệc trong cung Vân Tiêu, chúng tiên ngồi thành một hàng, chắp tay hợp thập chào nhau, gọi nhau là đạo hữu.

Khi công chúa thứ chín của cung Phùng Nhị hạ giá, chúng tiên tiến đến chúc mừng nàng. Mỗi vị tiên nhân đều tặng lễ vật, riêng Bốc Nguyên viết tám chương thơ, là lời nhắc nhở.

Năm tới sẽ cử hành cuộc thiên thi, tức là phóng các thành hoàng thần ra khắp các xứ. Sau khi danh sách được công bố, Bốc Nguyên đắc thụ chức Thái Sơn tư, phụ trách nhóm hồ ly. Sau khi chàng nhậm chức, tiên hồ ly đã cung phụng, nịnh nọt tâng bốc chàng. Lúc đầu, Bốc Nguyên sợ trời phạt nên không dám dung túng. Nhưng trong tâm thực sự thích nàng hồ ly nhỏ, A Phượng. Nàng hồ ly tìm đến bà mối, hy vọng Bốc Nguyên sẽ không vứt bỏ dị loại, kết hôn với tiểu nữ A Phượng. Bốc Nguyên luôn coi thiên phạt như giới cấm, kiên quyết từ chối.

Sau đó, A Phượng lâm bệnh, Bốc Nguyên không trụ nổi trước sự quấn quýt của hồ ly và A Phượng, cuối cùng động tâm phá giới, vi phạm thiên quy thiên chức. Không bao lâu sau, Bốc Nguyên bị trời trừng phạt, chàng bị một chiếc côn khổng lồ đâm xuyên não, ngã lộn xuống đất.

Quỷ do tâm sinh, tỉnh giấc mộng này cũng không phải là đã thật sự tỉnh mộng.

Trong cơn hoảng loạn, Bốc Nguyên chợt tỉnh dậy và thấy mình đang ở bên cạnh vị đạo sĩ. Ván cờ vẫn chưa kết thúc. Bốc Nguyên trong tâm kinh ngạc, tuân vấn đạo sĩ, vị đạo sĩ nói: “Quỷ do tâm sinh, ta sao có thể giải?” Bốc Nguyên không hỏi gì nữa, mỗi ngày đều đi ra ngoài kiếm củi.

Một hôm, chàng đang ngồi nghỉ dưới chân núi, bỗng có khâm sai sứ giả đi đến, bắt chàng áp giải về triều đình. Hoàng đế đối đãi chàng không bạc, nhưng chàng đã vi bội mệnh lệnh của hoàng đế, bỏ trốn. Để trừng phạt, hoàng đế ra lệnh cho thị vệ dùng gậy đánh chàng.

Do lực từ gậy của thị vệ, xương đùi chàng đã bị gãy với một âm thanh “rắc”. Bốc Nguyên kinh hoàng, đột nhiên như thể mộng tỉnh, phát hiện mình vẫn đang ở trong địa ngục tối tăm. Một lúc lâu sau, chàng mới định thần lại, biết rằng những gì chàng trải qua trước đây tất cả chỉ là mộng huyễn. Chàng an tâm nhẫn khí, chờ đợi sự trừng phạt của âm giới.

Nhận được thiên điệp, thoát ly địa ngục và được chuyển sinh

Vừa đến tiết trung nguyên, quỷ phạm chín châu toàn bộ đều được phóng xuất, tiếp thụ cứu tế của thế nhân trên dương gian. Nếu nhận được thiên điệp (thông điệp từ trời), những linh quỷ mang trọng tội sẽ có thể chuyển sinh. Bốc Nguyên theo chúng quỷ xuất ra, theo sự giám thủ của quỷ lại (quan quỷ) đến một nơi có mười vị cao tăng đang thiết Vu Lan bồn hội. 

Trên pháp đàn có một vị tăng, trên đỉnh đầu hiện ra một vầng sáng tròn. Trong vầng sáng lại có một vị tăng, mặc dù chiều cao không quá một thước, nhưng thần quang tứ xạ, bảo tướng viên dung, nắm giữ thiên điệp. Một lúc sau, có một bức thư rơi xuống Bốc Nguyên, chàng vội vàng cất đi.

Sau khi buổi lễ Vu Lan kết thúc, năm tội quỷ nhận được thiên điệp được quỷ lại dẫn đến gặp Diêm Vương. Sau khi xem thư, Diêm Vương nói: “Bốc mỗ tội trọng, làm sao bây giờ?” Sai lại tra duyệt án lệ, rồi nói: “Có thể phạt làm thân lừa, kiếp sau mới chuyển thân người.” Diêm Vương gật đầu ân chuẩn.

Sai dịch đưa Bốc Nguyên đến một xưởng, nơi những cây gỗ được dựng lên trên không trung như những chùm tia, to bằng vài cánh tay, những nan hoa tỏa rộng đến vài mẫu. Chúng quỷ hăm hở leo lên, cao đến hàng vạn. Một lúc sau, có cờ hiệu mở đường, mấy người dẫn theo một nữ nhân, nữ nhân tuy hình hài gầy gò hốc hác, nhưng trên người tỏa ra mùi thơm của đàn hương, toàn thân phát xạ kim quang. Bốc Nguyên cũng muốn leo lên cùng vị nữ nhân, nhưng bị quỷ sai phẫn nộ kéo xuống, nói: “Đây là đường của thiên thần, họ đều là những người trung hiếu tiết nghĩa, ngươi làm sao có thể lên đó?”

Chuyển sinh súc sinh không cải biến dâm tâm, lại chuyển sinh thành lợn

Khi đến lượt mình, quỷ dịch tóm Bốc Nguyên và liệng lên trên. Chân đi theo vòng quay, toàn thân mát lạnh. Bốc Nguyên kinh ngạc nhận ra mình đã chuyển sinh thành một con lừa nhỏ. Khi con lừa lớn lên, người chủ bảo nó canh tác và mang vác vật nặng. Nhưng con lừa Bốc Nguyên tính tình rất ương bướng, thường xuyên bị quất roi mà không thay tính đổi nết.

Cô con gái của chủ nhân rất xinh đẹp và rất thích con lừa, thỉnh thoảng nàng đến đây để thử cưỡi lừa, con lừa cúi đầu, bước đi rất vững vàng. Kể từ đó, con lừa Bốc Nguyên càng ngỗ ngược khi làm việc, chỉ khi nào con gái của chủ nhân đến, thì nó mới ngoan ngoan cư xử thuần phục. Chủ nhân thấy nó quậy quá nên bán. Con lừa trong kiếp này đã chết vì tuyệt thực.

Khi Bốc Nguyên tái kiến Diêm Vương, Diêm Vương tức giận nói: “Ngươi đã đầu thai làm súc sinh rồi, tại sao dâm tâm vẫn không cải biến? Vậy thì phạt ngươi kiếp sau đầu thai làm lợn!” Bốc Nguyên chuyển sinh thành lợn, khi sắp bị làm thịt, kêu gào và khóc lóc, đau đớn vô tận.

Mộng đến đây, Bốc Nguyên từ thống khổ trong mộng mà bừng tỉnh. Khi mở mắt ra, chàng phát hiện mình vẫn là tể tướng, bất giác ngạc nhiên cười.

Sau khi Bốc Nguyên thoái triều, chàng thường chơi xúc xắc với các thê thiếp của mình. Người thiếp thứ Phương thị tố chất hiền thục, nhưng mỗi lần khuyên can, Bốc Nguyên đều không nghe. Sau đó, Phương thị treo cổ tự tử, lưu lại di thư, trong đó có những câu như “vì chàng bỏ bê việc công, mê đắm dâm dục, không chịu nổi lang quân như vậy”. Bốc Nguyên trong tâm khiếp đảm, ra lệnh hậu táng Phương thị.

Ngay sau đó, kẻ địch lại xâm phạm biên giới, chiếm được một tỉnh thành, vị đại sứ thủ thành đã chết. Hoàng đế biết Bộc Nguyên có tài cầm quân nên điều đại quân một vạn do chàng chỉ huy. Nhìn diễm thê mỹ thiếp, Bốc Nguyên không nỡ ly biệt. Vì vậy, chàng yêu cầu các thê thiếp mặc quần áo nam, đi cùng quân đội.

Quân địch thương lượng, mua chuộc Bốc Nguyên bằng mỹ nữ, vàng bạc lụa là, giả vờ rút quân, nhân lúc Bốc Nguyên buông lỏng phòng bị sẽ tiêu diệt toàn bộ. Kết quả là quân địch tấn công vào ban đêm, Bốc Nguyên lơ là phòng bị và bị tàn sát, Tố Hà cũng chết trong quân.

Tỉnh mộng rồi, từ đó sống an lạc trong nghèo túng

Ngay sau đó Bốc Nguyên bị áp giải hồi kinh, bị triều đình kết án chặt đầu. Bốc Nguyên bị chặt cổ, linh hồn chàng ta bay đi. Đang lúc khóc lóc thảm thiết, đột nhiên cảm thấy có người vỗ vai chàng, nói: “Trà pha xong rồi, chàng sao lại buồn ngủ như vậy?”

Thời gian và không gian giao thoa kỳ lạ như vậy, vừa mới đang ở hình trường bị chặt đầu, bây giờ tự nhiên đã tỉnh lại. Bốc Nguyên kinh hoàng sợ hãi, ngẩng đầu nhìn xung quanh, phát hiện mình vẫn đang ở trong ngôi nhà tồi tàn của mình. Ly trà mà vợ chàng Lưu thị pha phát ra âm thanh như tiếng ruồi vo ve. Chàng mãi mới định thần được, ngẩn ngơ như con gà gỗ. Vợ chàng thấy khó hiểu nên cười hỏi chàng tại sao.

Bốc Nguyên kể cho vợ nghe toàn bộ mộng cảnh, nhìn nàng một cách kỹ lưỡng. Vợ nghi chàng uống quá say, Bốc Nguyên nói: “Không, ta chỉ e rằng đây vẫn là mơ.” Chàng bước ra sân đình, nhảy dựng lên kêu to, nhìn trăng sáng vằng vặc, không nhịn được cười.

Chàng trở về phòng, ghi chép lại chi tiết những giấc mộng trong mộng kỳ lạ này rồi kể cho mọi người nghe. Từ đó trở đi, chàng không còn oán trách vận mệnh bất công nữa, sống mãn nguyện trong thanh bần, không còn chút ảo tưởng nào nữa. Mỗi ngày cày bút mưu sinh, cùng vợ ngâm thơ uống rượu, sống bên nhau đến đầu bạc răng long.

Khi Vương Thao, tác giả của “Tùng Tân Thỏa Toại”, thu lục giai thoại này, ông đã thêm vào một tập có tên “Mộng Duyên”, chính là do Bốc Nguyên tự viết.

Trong những giấc mộng trong mộng kỳ lạ này, Bốc Nguyên đã trải nghiệm thiên đường, nhân gian và địa ngục, thậm chí cả đạo súc sinh, tự thân thể nghiệm những hỉ nộ ai lạc của các cõi. Sau khi kinh qua vinh hoa rồi sa ngã, chàng càng trân trọng hiện tại, không còn oán thán vận mệnh, cùng vợ an nhiên thưởng trà ngâm thơ, độ qua một kiếp nhân sinh đạm bạc.

Hương Thảo biên dịch.

<

p style=”text-align: right”>Nguồn: Sưu Tập

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.