Đức tính của con người đến từ giáo hóa, hay là bản chất tự nhiên? Zygmunt Bauman, một nhà xã hội học người Anh gốc Ba Lan, vào thế kỷ trước, đã chỉ ra rằng câu hỏi này không chỉ gây hoang mang cho người La Mã cổ đại mà với cả người hiện đại ngày nay. Trong bài viết này, tôi không có ý định đàm luận về những vấn đề trừu tượng ngoài tầm hiểu biết. Tôi cũng mượn những câu chuyện tự sự để chúng ta có thể cùng nhìn thế giới dưới nhiều góc độ khác nhau về vấn đề đức tính của con người.
Câu chuyện 1
Đây là câu chuyện về một trích đoạn trong bộ phim “War Horse” của đạo diễn Steven Spielberg. Tôi mượn nhờ thước phim điện ảnh mô tả lại trải nghiệm của con ngựa huyền thoại có màu lông rất đẹp để nói lên tình cảm giữa người và ngựa, đồng thời cũng làm nổi bật đức tính của người Tây Âu. Con ngựa được chủ nhân là chàng thiếu niên người Anh – Albert, đặt tên là Joey. Trong chiến tranh, Joey được trưng dụng để phục vụ cho quân đội Anh. Khi quân Anh và Đức giao tranh ác liệt gần Paris, xe tăng Đức chạy ầm ầm giống như những con quái vật. Trên chiến trường, Joey vô cùng sợ hãi, nó bất ngờ nhảy qua chiến hào, vượt qua các chướng ngại vật khác nhau, đi qua cây cầu và bay vọt qua phạm vi rộng lớn giữa hai đội quân.
Sau khi nhảy qua một vũng lầy, Joey bị nhiều lớp dây thép gai ngăn cản. Joey quên mình dốc sức lao như bay về phía trước, hàng rào thép gai nối tiếp nhau rộng hơn 10 mét, và bị dây thép gai quấn chặt quanh mình, hơn nữa chú càng giãy dụa thì dây thép gai quấn càng chặt và không thể thoát ra được. Cuối cùng chú gần như sức cùng lực kiệt, ngửa mặt lên trời hí dài một tiếng rồi ngã xuống. Binh sĩ hai bên chiến hào tận mắt nhìn thấy một con tuấn mã oai hùng đột nhiên ngã xuống thì không khỏi kinh hoàng toát mồ hôi hột, cứ thế tất cả binh sĩ hai bên đã quên mất rằng vừa mới trước đây họ còn là địch thủ của nhau.
Bên trong chiến hào của quân Anh, binh sĩ nhìn qua ống nhòm đã chứng kiến con ngựa từ từ ngã xuống. Binh lính Anh đã khen ngợi Joey từ đáy lòng: “Nhìn kìa! Đây là một con thần mã!” Tiếp theo đó là âm thanh ‘chậc chậc chậc chậc chậc…’ phát ra từ miệng của người này. Anh cố gắng dựa vào tâm linh giao tiếp với chú ngựa, tiếp đến là các binh sĩ khác cũng phát ra thanh âm ‘Chậc chậc chậc’. Cùng lúc đó, ngoài việc quan sát Joey qua ống nhòm, nhiều binh sĩ trong chiến hào Đức còn đưa ngón tay cái và ngón trỏ vào miệng để huýt sáo. Đây là một hiện tượng rất thú vị, tiếng huýt sáo và tiếng chậc chậc của hai quân lớn đến mức họ hoàn toàn quên mất rằng đây là chiến trường mà khói thuốc súng còn chưa tan, và họ vốn là địch thủ của nhau. Binh lính của cả hai quốc gia đều có mong muốn cố gắng giúp đỡ Joey.
Hàng rào thép gai quấn quá chặt, Joey ngã xuống đất, miệng vẫn đang thở hổn hển, ánh mắt toát lên vẻ hoảng sợ bất lực. Trong chiến hào của quân đội Anh, người lính đầu tiên phát ra thanh âm chậc chậc đã không thể kìm lòng được, anh cầm một lá cờ trắng nhỏ và leo ra khỏi chiến hào không chút do dự, đồng đội phía sau đã cố gắng ngăn cản anh khỏi mạo hiểm nhưng không kịp nữa. Người lính Anh cầm lá cờ trắng nhỏ, cúi xuống và tiến về hướng Joey. Đột nhiên, một binh sĩ nào đó của quân Đức ở chiến hào đối diện bắn một phát súng, nhưng may mắn đã trượt. Người lính Anh lợi dụng chướng ngại vật để ẩn nấp, sau đó hét vào chiến hào của quân Đức: “Là cờ trắng! Các người không nhìn thấy lá cờ trắng nhỏ trên tay của tôi sao?” Ngập ngừng một lúc, người lính Anh tiếp tục hét lên: “Tôi chỉ muốn cứu con ngựa!” Sau đó, anh ta tiếp tục đến gần Joey và cầu nguyện: “Ta dùng danh nghĩa mẫu thân mà cầu nguyện… ngươi phải cố gắng nhé, ngàn vạn lần cầu mong ngươi đừng chết…!”
Người lính cuối cùng cũng đến được bên cạnh Joey, sau khi quan sát Joey cẩn thận, anh nói: “Đừng nhúc nhích! Ta tới cứu ngươi đây, ngươi có thể được cứu rồi”. Anh cúi xuống nhìn vào thân con ngựa, phát hiện thấy Joey bị dây thép gai quấn quanh chằng chịt, dường như không có đường tháo. Trong lúc đang do dự, bỗng sau lưng có âm thanh phát ra: “Có phải đang cần cái này không?” Nhìn quay lại, thì ra đó là một binh sĩ Đức, tay đang cầm một chiếc kìm lớn. Binh sĩ Đức này còn nói: “Ta nghĩ ngươi cần phải dùng đến cái này!”. Binh sĩ Anh trả lời: “Đúng vậy, cảm ơn!” Sau đó bên kia tiến lại gần và đưa chiếc kìm tới.
Hai người lính bắt đầu hợp tác. Khi hai người đang nỗ lực cứu giúp, binh lính Đức quay đầu trở lại chiến hào và hét lên: “Chúng tôi cần thêm chiếc kìm nữa”. Thoáng chốc 7 hoặc 8 chiếc kìm nữa liền được ném ra khỏi chiến hào. Tiếp theo binh lính Đức liền cùng tháo dây thép gai trên người Joey. Theo gợi ý của binh lính Đức, binh lính Anh tiến lên phần đầu trấn an cảm xúc và nói với Joey: “Ngươi đừng chạy loạn nữa nhé… Ta hứa với người, ta có cái gì ngươi có cái đó”.
Cuối cùng, hàng rào thép gai lộn xộn quấn quanh người Joey cũng được gỡ bỏ, Joey lại đứng dậy. Hai người lính cảm thấy như trút được gánh nặng, nhưng một vấn đề mới lại xuất hiện: Joey nên thuộc về ai? Người lính Đức nói: “Tôi phát hiện ra trước, con ngựa này thuộc về tôi!” Người lính Anh không tỏ ra yếu thế: “Nó có thể nghe hiểu tiếng Anh và nó nên thuộc về tôi!” Phải làm thế nào đây? Biện pháp giải quyết chắc chắn sẽ có, ví như cả hai có thể giải quyết nó bằng vũ lực, và ai đánh bại được đối phương thì có thể đưa Joey đi. Tuy nhiên, thỏa thuận cuối cùng giữa hai người là sử dụng trò chơi tung đồng xu để quyết định, ai đoán trúng thì Joey sẽ thuộc về người đó. Kết quả là binh sĩ Anh đã đoán trúng, binh sĩ Đức tự nhủ: “Xem ra con ngựa này không phải là của ta rồi, vì thế mà Trời không giúp ta!”
Sau đó, binh lính Anh kéo dây cương ngựa, còn người lính Đức đứng đó tạm biệt chú ngựa một lúc. Trước khi chia tay, người Anh đưa tay hướng về người Đức. Lúc hai người cùng bắt tay nhau, họ đã sớm quên bản thân từng là địch thủ sống chết trên chiến trường. Khi chia tay, người lính Đức tặng người Anh chiếc kìm trên tay và nói: “Lần sau nếu anh có chuyện, anh có thể tìm tôi”. Người Anh đáp: “Cảm ơn anh! Nếu anh đến, tôi sẽ chiêu đãi anh … tôi sẽ nhớ kỹ và không bao giờ quên!” Đây là đức tính của người Tây Âu, ngay cả khi khói thuốc súng tràn ngập trên chiến trường, đức tính thiện lương của con người sẽ bộc lộ một cách tự nhiên khi có cơ hội thích hợp.
Câu chuyện thứ 2
Đây là câu chuyện có thật, đồng thời cũng là câu chuyện được cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan kể lại nhân kỷ niệm 40 năm chiến thắng trong Thế chiến thứ 2. Đêm Giáng sinh năm 1944, lúc đó là thời điểm sắp kết thúc Thế chiến thứ 2. Vào đêm trước khi quân phát xít Đức bị tiêu diệt, họ đang vùng vẫy giãy chết, vẫn cùng quân đồng minh liều chết kịch chiến dưới bão tuyết. Elisabeth và con trai 12 tuổi của cô, Fries, trú ẩn trong một ngôi nhà gỗ nhỏ dùng cho săn bắn ở miền Bắc nước Pháp. Trong khu rừng phủ đầy tuyết trắng, ba người lính Mỹ mất liên lạc với quân của họ và cuối cùng đã tìm thấy căn nhà gỗ sau ba ngày lang thang. Elizabeth cho người Mỹ vào nhà để sưởi ấm, và sai con trai bà giết gà chuẩn bị cho bữa tối Giáng sinh, một trong những người lính Mỹ đã bị thương.
Vừa mới ổn định chỗ ở, tiếng gõ cửa lại vang lên. Cậu thiếu niên Fries ra mở cửa và nhìn thấy bốn người lính Đức được trang bị vũ khí, và ngay lập tức sợ hãi choáng váng. Lúc này, Elizabeth bước ra và nói với người lính Đức dẫn đầu: “Giáng sinh vui vẻ! Có ba người bạn ở đây. Tôi hy vọng các bạn sẽ bao dung với nhau”. Người Đức hỏi: “Có phải là người Mỹ không?” Elizabeth vô cùng bình tĩnh, dùng khẩu khí mệnh lệnh không thương lượng nói: “Đúng vậy! Đêm nay là đêm Giáng sinh, không ai được phép dùng vũ lực, hãy để súng ở ngoài cửa!”
Bốn tên lính Đức nghiến răng nghiến lợi nhìn chằm chằm Elizabeth. Một lúc sau, cuối cùng họ cũng bỏ súng xuống và theo vào nhà. Người lính Mỹ Ralph ở trong nhà vừa nhìn thấy liền lập tức bật dậy và rút khẩu súng lục ra. Elizabeth lại động thân ngăn cản nói: “Đêm nay là đêm Giáng sinh, không cho phép giết chóc, hãy đưa súng cho tôi!” Sau đó, bà lấy khẩu súng ngắn từ tay Ralph và sắp xếp mọi người ngồi xuống. Binh sĩ hai bên ngồi chen chúc trong một căn nhà gỗ nhỏ, trong lòng tràn đầy căng thẳng và lo lắng. Elizabeth vừa nấu nướng vừa trò chuyện với cả hai bên binh sĩ. Sự lương thiện và chân thành của bà đã khiến căn nhà gỗ trở nên ấm áp hơn, hai bên bớt dần lo lắng và căng thẳng, sau đó một bên lấy thuốc ra mời bên kia hút, đối phương cũng lấy rượu đỏ cùng bánh mỳ để chia sẻ với mọi người. Tiếp tục, trong nhóm binh sĩ Đức có một người làm y tá, đã trợ giúp băng bó vết thương cho binh sĩ Mỹ. Lúc đó, trong căn nhà gỗ nhỏ tràn ngập bầu không khí vui vẻ cười nói bằng tiếng Anh, Đức, Pháp.
Mở đầu bữa tối, sau khi hai bên ngồi yên vị, Elizabeth rưng rưng cầu nguyện:
“Cảm tạ ơn Chúa đã cho chúng con may mắn gặp nhau trong chiến tranh. Chúng con hứa rằng, chúng con sẽ thân thiện với nhau, không phân biệt địch ta, và cùng chia sẻ bữa tối Giáng sinh không thể tuyệt vời hơn này. Chúng con cầu nguyện rằng chiến tranh sớm ngày chấm dứt, tất cả mọi người sẽ được về nhà đoàn tụ càng sớm càng tốt… “
Cậu con trai nhỏ của Elizabeth bí mật nhìn xung quanh và thấy rằng binh lính của cả hai bên đã rơi lệ. Họ đã quên rằng bản thân là kẻ địch của nhau. Chào tạm biệt vào sáng sớm hôm sau, những người lính Đức đã đánh dấu các địa điểm có phục kích gần đó cho lính Mỹ trên bản đồ. Vào những năm 1950 sau chiến tranh, khi cậu con trai nhỏ của Elizabeth đã trưởng thành, ông đã viết câu chuyện này thành một bài báo và kể cho cả thế giới biết qua chương trình truyền hình. Đây là ở đất nước mà người dân theo đạo Cơ Đốc giáo, ngay cả trong thời kỳ chiến tranh, binh lính hai bên cũng vẫn thể hiện được cái đức hạnh của sự thiện lương.
Câu chuyện thứ 3
Đây cũng là một câu chuyện có thật nhưng lại khiến người không khỏi cảm thán thất vọng về đức tính của một dân tộc. Sự việc xảy ra vào ngày 13 tháng 2 năm 1970, tại huyện Cổ Trấn, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Nhân vật chính của câu chuyện là Trương Hồng Binh, một Hồng vệ binh 16 tuổi. Sau bữa tối hôm đó, Phương Trung Mưu, mẹ của Trương cầm lên cuốn ‘sổ tay thầy lang’ rồi chỉ vào đoạn ‘Chỉ thị cao nhất’ – “Người cao quý ngu xuẩn nhất, người ti tiện thông minh nhất” với giọng điệu không tôn kính nói: “Đây là câu trích dẫn mà Mao Trạch Đông mượn lời người khác để nói”. Lời vừa dứt, người nhà tỏ ra vô cùng kinh hãi. Trương Hồng Binh không cách nào tiếp nhận được sự thật mẹ đánh giá thấp Mao Trạch Đông. Trong lòng cậu chứa đầy căm phẫn, ngay lập tức gọi đích danh tên mẹ khiển trách: “Phương Trung Mưu, không cho phép bà dùng văn phạm công kích người đứng đầu vĩ đại”. Về căn bản, điều này với văn phạm không có quan hệ gì, về phương diện cá nhân thì mẹ của Trương chỉ đang cố gắng biểu đạt rằng bà không sùng bái ủng hộ Mao. Một gia đình yên ấm bỗng dưng bị cuốn vào vòng xoáy đấu tranh chính trị.
Trong cuộc đấu tranh của Trương Hồng Binh và mẹ mình, cha của cậu cũng không cam chịu tụt hậu. Ông đứng lên tuyên bố: “Phương Trung Mưu, từ giờ trở đi bà chính là giai cấp địch nhân, chúng ta phân rõ ranh giới với bà…” Ngày kế tiếp, Trương Hồng Binh cùng cha của cậu mãnh liệt yêu cầu quân đội ‘xử bắn Phương Trung Mưu’. Chịu đựng tẩy não quá sâu, lương tri, thiên lý, nhân tính đã triệt để bị đánh mất, con người đã trở thành mặt người dạ thú, so với cầm thú còn không bằng, bởi vì cầm thú cũng không đến mức cốt nhục tương tàn. Mấy ngày sau, trong đại hội của huyện Cổ Trấn, Phương Trung Mưu với tội danh ‘phản cách mạng’ bị tuyên án tử hình xử bắn ngay lập tức. Giết chết mẫu thân, Trương Hồng Binh có nói: “Từ nhà trẻ đến tiểu học, ta được giáo dục là ‘cha mẹ không thân bằng Mao chủ tịch’, ai phản đối Mao chủ tịch chính là kẻ địch của chúng ta”. Chủng loại đối xử ác nghiệt đến mức nảy sinh đức tính căm phẫn này đã khiến cho vô số gia đình dẫn đến cốt nhục tương tàn trong thời Đại cách mạng văn hóa ở Trung Quốc. Ai từng trải qua thời Cách mạng văn hóa sẽ không thể quên được, trong những năm tháng đó, cảnh tượng con cái đấu tranh một cách tàn nhẫn với cha mẹ mình, anh em trở mặt thành thù, vợ tố giác chồng đẩy vào chỗ chết đâu đâu cũng xuất hiện. Học trò thậm chí còn công khai phê bình đấu tố giáo viên đẩy họ vào chỗ chết càng là sự kiện xuất hiện nhiều tới mức quen mắt.
Điều không thể bỏ qua chính là, loại người giống như Trương Hồng Binh lại “không phải là kẻ biến thái, cũng không phải loại người cuồng ngược đãi”, họ lại được coi là những người “đã và đang bình thường một cách đáng kinh ngạc” (Arendt). Tại châu Âu và châu Mỹ có tín ngưỡng Cơ Đốc giáo, các binh sĩ mặc dù là địch thủ trên chiến trường nhưng khi rời chiến địa, họ có thể trở thành bạn của nhau.
San San.
Nguồn: Sưu Tập