KỴ ÁM ĐỒNG CUNG LÀ KHÓ KHĂN VÀ YẾU ĐUỐI
Kỵ Ám đồng cư mệnh cung, tật ách khốn nhược uông luy.
(Kỵ Ám đồng cư cung mệnh, cung tật ách thì khó khăn, yếu đuối, què quặt, gầy ốm)
Chú văn nói rằng: “Nếu cung thân, cung mệnh, cung tật ách gặp Cự Môn, Dương Đà, là người nghèo khó, mà thể chất yếu đuối, suốt đời không phát vượng. Kỵ là Đà La, Ám là Cự Môn.”
Câu chú văn này cùng ý nghĩa với bài cổ quyết. Bài cổ quyết nói rằng: “Cự Môn, Dương Đà ở thân mệnh, tật ách, gầy ốm, vàng vọt, trộm cắp mà đĩ điếm.”
Nói như thế nghĩa là Cự Môn, Dương Đà thủ cung mệnh thì nghèo khó, nếu thủ cung tật ách thì nhiều bệnh, thể chất yếu đuối. Hai điều này không nên lẫn lộn với nhau.
Cự Môn gọi là Ám Tinh, thật ra “ám” của Cự Môn là “ám” người khác mà không “ám” bản thân. Ví dụ như người thứ ba trong đời sống hôn nhân; những kẻ làm mưa gió trên chính trường, những kẻ không từ một thủ đoạn nào để đoạt lợi trong thương trường. v.v… đêu có thể nói là mặt tối ám của người khác, trong lúc họ vẫn có thể dương dương tự đắc.
Bài cổ quyết và phú văn nói rằng Cự Môn, Dương Đà cư cung mệnh thì nghèo, cư cung tật ách thì ốm yếu, điều này phát xuất từ việc hiểu Cự Môn là Ám. Căn cứ vào sự kiểm nghiệm thực tế thì cách suy đoán này có thể nói là khá thiếu chuẩn xác (xem hình 96,96).
Lại theo cổ quyết nói rằng: “Cự Môn, Đà La ắt sinh nốt ruổi lạ.” Kiểm nghiệm về điều này thì cũng đúng trong một số trường hợp. “Nốt ruồi lạ” có khi thật ra chỉ là cái bớt mà thôi, vì sau thời gian, nó sẽ phai đi.
Thái Dương và Cự Môn đồng cung thì Thái Dương có thể giải trừ tính chất “ám” của Cự Môn, vì thế được gọi là cát.
Do đó cổ quyết lại nói: “Thái Dương ở cung vị Thân, lập mệnh tại Dần, thì nổi tiếng và được ăn lộc.” Đây là suy đoán do “tá tinh an cung” (mượn sao an cung), có thể dùng để tham khảo ý nghĩa của Cự Môn.
Hình 96: Cự Môn, Dương, Đà thủ Mệnh, được di sản của cha, cuộc sống dư dật.
Hình 97. Cự Môn Dương Đà thủ mệnh, không phải là nghèo khó.
(Dẫn theo trang tuvibinhgiai.com)