Nội dung và sự hình thành âm lịch

Việt Nam dùng âm lịch để tính lễ tiết và chọn ngày cho các công việc quan trọng như cưới hỏi, xây nhà, mở cửa tiệm làm ăn… Âm lịch này giống như âm lịch của Trung Quốc nghĩa là dựa trên chu kỳ của mặt trăng và phối hợp với sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời. Mỗi năm có 12 tháng, tháng đủ có 30 ngày, tháng thiếu 29 ngày.

Theo nhà khoa học Võ Thị Diệu Hằng (Việt kiều Pháp) thì người Việt Nam dùng âm lịch để tính lễ tiết và chọn ngày cho các công việc quan trọng như cưới hỏi, xây nhà, mở cửa tiệm làm ăn… Âm lịch này giống như âm lịch của Trung Quốc nghĩa là dựa trên chu kỳ của mặt trăng và phối hợp với sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời. Mỗi năm có 12 tháng, tháng đủ có 30 ngày, tháng thiếu 29 ngày. 

Cứ 19 năm thì nhuận 7 lần, mỗi lần nhuận một tháng. Tháng đầu năm là tháng giêng và tháng cuối năm là tháng chạp không bao giờ được lấy làm tháng nhuận. Ngày đầu năm, ngày mùng một Tết, là ngày đầu tuần trăng thứ nhì sau ngày tiết Ðông chí thường xem như là ngày mà đêm dài nhất trong năm. Tùy theo tuần trăng ở ngày Ðông chí mà ngày đầu năm sẽ đến trong khoảng 30 đến 59 ngày sau ngày đó. Do đó ngày mùng một Tết chỉ có thể nằm trong khoảng 20 tháng 1 đến 21 tháng 2 dương lịch. Tháng âm lịch thường đi sau tháng dương lịch một hay hai thứ, như tháng ba âm lịch ứng với tháng tư hoặc tháng năm dương lịch.

Năm âm lịch không tính theo số mà dùng tên ghép gồm hai chữ. Chữ đầu là một trong 10 thiên can (Giáp, Ất, Bính, Ðinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm và Quý). Chữ thứ nhì là một trong 12 địa chi (Tý, Sửu, Dần, Mão hay Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi). Mười hai địa chi là tên 12 con vật. Âm lịch Việt Nam khác âm lịch Trung Quốc ở chỗ năm Sửu thì theo lịch Việt Nam là năm con trâu, còn Trung Quốc là con bò, còn năm Mão ở Việt Nam là năm con mèo, thì trong lịch Trung Quốc lại là năm con thỏ. 

Vì bội số chung của 10 (thiên can) và 12 (địa chi) là 60, nên cứ 60 năm, tên các năm lại được lập đúng trở lại. Và cũng vì thế mà mỗi can chỉ đi chung với sáu năm trong 12 địa chi, hay mỗi năm theo địa chi chỉ có thể đi chung với 5 can mà thôi. Thí dụ như can Giáp chỉ đi chung với các năm Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân và Tuất, còn can Ất chỉ đi chung với các năm Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu và Hợi.

Cũng có nhận xét là các năm bắt đầu bằng can Canh có số đơn vị là 0, Tân có số đơn vị là 1… theo số năm dương lịch, nhưng không rõ sự tương ứng. Thật ra đó là sự tương ứng một gióng một: vì hệ thống số đang dùng theo thập phân, từ 0 đến 9, nên số hàng đơn vị mỗi năm ứng với mười thiên can, không xê dịch, không thay đổi được.

Năm có can Canh luôn luôn ứng với năm dương lịch có số cuối là 0 (như Canh Thìn là 1940, 2000; Canh Ngọ là 1990, Canh Thân là 1980…), Tân ứng với số cuối là 1 (Tân Tỵ là 1941, 2001; Tân Mùi là 1991, Tân Dậu là 1981…), Nhâm ứng với số cuối là 2 (Nhâm Ngọ là 1942, 2002, Nhâm Thân là 1992, Nhâm Tuất là 1982…), Quý với số cuối là 3 (Quý Mùi là 1943, 2003; Quý Hợi là 1983, Quý Dậu là 1993 …), Giáp ứng với số cuối là 4 (Giáp Thân là 1944, 2004; Giáp Tuất là 1994, Giáp Dần là 1974 …), vân vân. Cứ mười hai năm làm một giáp, 60 năm làm một vận niên lục giáp (cycle) và 3.600 năm làm một kỷ nguyên.

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.