Bàn về Cung Số
LUẬN VỀ CUNG SỐ
Trong khoa Tử Vi, thì Thiên bàn – Địa bàn – Cục là một tổng thể dữ kiện được sắp xếp vào một bảng dữ liệu gồm 12 ô còn gọi là 12 Cung bao quanh một ô trung tâm. Đầu tiên nên hiểu chắc từng Cung trong số mười hai cung đó, những cung này được coi là bất dịch (không thay đổi), được gọi tên và định nghĩa theo Thiên can và Địa chi như sau.
BẢNG DỮ LIỆU THIÊN BÀN – ĐỊA BÀN- CỤC
TỴ
4. Âm hoả (Thuần Tốn) BÍNH – MẬU |
NGỌ
5. Dương hoả (Thuần Ly) ĐINH – KỶ |
MÙI
6. Âm thổ (Địa Hỏa Minh Di) |
THÂN
7. Dương kim (Thuần Khôn) CANH |
THÌN
3. Dương thổ (Phong Lôi Ich) |
Họ tên Năm Tháng Ngày Giờ sinh Can chi. Mệnh (Lục thập hoa giáp). |
DẬU
8. Âm kim (Thuần Đoài) TÂN |
|
MÃO
2. Âm mộc (Thuần Chấn) ẤT |
Thân – Tý – Thìn: THỦY CỤC
Tị – Dậu – Sửu: KIM CỤC Dần – Ngọ – Tuất: HOẢ CỤC Hợi – Mão – Mùi: MỘC CỤC |
TUẤT
9. Dương thổ (Thiên Trạch Lý) |
|
DẦN
1. Dương mộc (Thuần Cấn) GIÁP |
SỬU
12. Âm thổ (Sơn Thủy Mông) |
TÍ
11. Dương Thủy (Thuần Khảm) QUÝ |
HỢI
10. Âm thủy (Thuần Càn) NHÂM |
Bảng 5. Dữ liệu Thiên Bàn – Địa Bàn – Cục. |
Trong bảng trên, thứ tự các số từ 1 – 12, cũng như thứ tự từ Tý đến Hợi, từ Giáp đến Quí theo chiều thuận kim đồng hồ là không thay đổi. Đó là thứ tự của Mười Thiên can và Mười hai Địa chi:
Mười Thiên can:
Giáp – Ất – Bính – Đinh – Mậu – Kỷ – Canh – Tân – Nhâm – Quý, cứ một can dương đi với một can âm, như Giáp là dương, Ất là âm…và khi phối năm hành (Ngũ hành) vào mười Thiên can là:
Ø Giáp – Ất: thuộc hành Mộc, Giáp là dương Mộc, Ất
là âm Mộc;
Ø Bính là dương Hỏa, Đinh là âm Hoả;
Ø Mậu là dương Thổ, Kỷ là âm Thổ;
Ø Canh là dương Kim, Tân là âm Kim;
Ø Nhâm là dương Thủy, Quý là âm Thủy;
Mười hai Địa chi (Địa bàn):
Tý – Sửu – Dần – Mão – Thìn – Tị– Ngọ – Mùi – Thân – Dậu – Tuất – Hợi, và cũng theo cặp một dương đi với một âm, khi phối Ngũ hành là:
Ø Dần là dương Mộc, Mão là âm Mộc;
Ø Thìn, Tuất là dương Thổ, Sửu, Mùi là âm Thổ;
Ø Ngọ là dương Hỏa, Tỵ là âm Hỏa;
Ø Thân là dương Kim, Dậu là âm Kim;
Ø Tý là dương Thủy, Hợi là âm Thủy;
Mười hai cung đó gọi là Địa bàn (một số tác giả Tử Vi khác thì gọi là Thiên bàn)
Trên Địa bàn ta thấy có tám cung ghi tám quẻ dịch kép có chữ thuần, đấy chính là cung bát quái, thuộc tám quẻ gốc (Tám quẻ đơn) trong hệ thống 64 quẻ Dịch, nó gồm: Thuần Càn – Thuần Khảm – Thuần Cấn– Thuần Chấn – Thuần Tốn – Thuần Ly – Thuần Khôn – Thuần Đoài.
Còn lại bốn cung Thìn – Tuất – Sửu – Mùi, ghi những quẻ Dịch cụ thể như sau:
– Cung Thìn mang quẻ Phong Lôi Ích (Thuộc Thiên tả hoàn – Dương) và quẻ: Lôi Phong Hằng (thuộc Địa Hữu chuyển – âm).
– Cung Mùi mang quẻ Địa Hỏa Minh Di.(dương) và Hỏa Địa Tấn (âm).
Cung Tuất mang quẻ Thiên Trạch Ly (dương) và Trạch Thiên Quải (âm).
– Cung Sửu mang quẻ Sơn Thủy Mông (dương) và Thủy Sơn Kiển (âm).
ĐỊA BÀN VÀ CÁC CUNG TỨ MỘ – TỨ SINH – TÚ TUYỆT
a. Tứ Mộ:
Bốn cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi còn giữ bốn chức năng Mộ & Kho của bốn hành, chi tiết như sau:
Cung Thìn là Mộ & Kho của THUỶ.
Cung Mùi là Mộ & Kho của MỘC.
Cung Tuất là Mộ & Kho của HOẢ và THỔ.
Cung Sửu là Mộ & Kho của KIM.
b.Tứ Sinh:
Là bốn cung giữ đất Tràng Sinh, gồm bốn cung Dần – Thân – Tị – Hợi (Trong Tử Vi cho khởi vòng Tràng Sinh theo tuổi âm hay dương):
1. Cung Thân là đất Tràng Sinh của THUỶ – THỔ
2. Cung Tỵ là đất Tràng Sinh của hành KIM.
3. Cung Dần là đất Tràng Sinh của hành HOẢ
4. Cung Hợi là đất Tràng Sinh của hành MỘC.
c. Tứ Tuyệt:
Là bốn cửa của Trời Đất, cũng là bốn phương chính :
1. Cung Mão quẻ Chấn được định là hướng chính ĐÔNG.
2. Cung Ngọ quẻ Ly được định là hướng chính NAM.
3. Cung Dậu quẻ Đoài được định là hướng chính TÂY.
4. Cung Tý quẻ Khảm được định là hướng chính BẮC.
Tất cả những qui định trên đều phải thuộc lòng (nên đọc và nắm chắc 64 quẻ Dịch, nhất là khi mới bắt đầu học cần nắm chắc 8 quẻ Đơn rồi đến 8 quẻ Thuần)
THIÊN BÀN
Trên đây là Địa Bàn. Chúng ta xem Thiên bàn.
Trên ô trung tâm lá số là Thiên bàn dùng để ghi năm – tháng – ngày – giờ sinh của mỗi người. Phần này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng vì nó nói đến những dữ kiện và tiêu chí thuộc về Ngũ hành của mỗi người, ngoài ra nếu hiểu sâu về phần này tức là chúng ta đã hiểu sâu về Bốc Phệ – Tứ Trụ.
Trong Tử Vi, phần này trả lời những câu hỏi mà người ta thường đặt ra với khoa Tử Vi như: “Theo cách lấy lá số dựa trên công thức được lập thành thì chỉ có thể lấy được trên dưới 300.000 lá số hoặc trên 500.000 lá số, mà hiện nay trên trái đất có khoảng sáu tỉ người, vậy liệu có đáng tin cậy khi xem lá số không? Và như thế nào mới có thể tin cậy được?”
Câu hỏi này cần phải được trả lời.
Như đã biết, từ những công thức dựa trên các tiêu chí về năm – tháng – ngày – giờ sinh của mỗi người (tứ tượng), các cụ ta ngày xưa đưa ra một Lá số, thông tin trên Lá số đó nói cho chúng ta biết một số đặc điểm lớn nào đó thuộc về cả một nhóm người mà thôi! Ta tạm hiểu như thế này: Khi có số làm người nông dân, thì nông dân trên trái đất này có số phận na ná như nhau… Và như vậy, nếu ta có 300.000 lá số dành cho 300.000 nhóm người trên trái đất này thì có lẽ không phải là quá ít. Tính theo hệ số sinh sản (tương đối) thì trong một giờ lấy lá số, trên trái đất chúng ta có khoảng 25.000 người có cùng một lá số, đây chính là “nhóm” ít nhất mà:
* Tất cả cách dự báo theo Bốc Phệ – Bát Tự… đều trong phạm vi 64 quẻ;
* Dự báo theo Độn Giáp – Thái Ất, thì được khoảng 10.080 quẻ độn…
* Dự báo theo khoa Tử Vi thì được khoảng 300.000 lá số thuộc nhóm cô đọng nhất.
Cách hiểu như vậy có thể được diễn giải nôm na giống như việc ta cầm nắm lúa để gieo trên một thửa ruộng nào, sau đó dù có 25.000 cây lúa mọc lên, mỗi cây vẫn mang những điểm riêng biệt nào đó khác hẳn nhau, dù cho chúng đều được gieo cùng một lúc, trên cùng một thửa ruộng. Để phân định được những điểm khác biệt này, các khoa dự báo cần sử dụng nhiều dữ liệu liên quan, do đó có thể nói rằng trong điều kiện bài toán vật lý thông thường, việc lấy một lá số, một quẻ Dịch… hay bất cứ một môn dự báo nào của Kinh Dịch để dự báo cho một con người cụ thể, rõ ràng là điều không tưởng. Muốn làm như vậy thì những dữ kiện, thông số “đầu vào” kèm theo phải thật cụ thể mới góp phần giúp người dự đoán sàng lọc, gạt bỏ được những nội dung pha tạp, điều này cần nhiều thông tin thật từ người cần xem.
Để giúp bạn đọc hình dung cho dễ, tôi tạm đặt phần có chứa đựng toàn bộ Bát quái của năm – tháng – ngày – giờ sinh, Tứ Thiên và Tứ Địa là phần Thân. Phần này Nhật Nguyên ngày sinh rất được coi trọng, tôi gọi đây là “Con người phần xác”. Ngũ hành trong phần này rất quan trọng về sự tương quan sinh khắc, bởi ở đây, Tứ tượng (năm – tháng – ngày – giờ) sinh ra Bát quái gồm bốn Thiên can và bốn Địa chi, trong Bát quái này, Ngũ hành được xác định và thông biến sinh sinh khắc khắc! Ngôi thứ ở đây được phân định (theo Tứ trụ):
* Thiên can năm sinh là Cha, Địa chi năm sinh là Mẹ
* Thiên can tháng sinh là Anh Trai; Địa chi tháng sinh là Chị em gái;
* Thiên can ngày sinh là bản thân; Địa chi ngày sinh là Vợ- Chồng.
* Thiên can giờ sinh là Con Trai; Địa chi giờ sinh là con Gái.
Tiếp theo ở Thiên Bàn là phần ghi Mệnh theo Lục thập hoa giáp. (Ví dụ: Sa Trung Kim, Sơn Hạ Hỏa, Đại Lâm Mộc v. v…). Tôi gọi phần này là: “Con người phần Hồn”, xem xét gắn với cung Phúc Đức trên lá số, nó giải đáp được một điều cơ bản: “Con người là một động vật có Linh”. Nhờ nó mà phân biệt được phần Xác để thông với Địa, phần Hồn để thông với Thiên
Chúng ta đã có 12 cung gọi là Lá số, có Bát quái, Tứ trụ gọi là Thân (con người phần xác); có Mệnh, Ngũ hành nạp âm gọi là Gốc (con người phần hồn). Cái “Cây con người” đã có Gốc, Thân, Lá, còn phải có Đất để trồng thì mới trọn vẹn. Nói cách khác: Lá tốt còn cần Thân cây tốt, Thân cần được đứng vững trên một Gốc cây tốt. Gốc cần được trồng ở nơi Đất tốt nữa mới hoàn hảo! Ở đây, Đất chính là Cục trên Thiên Bàn (như Kim tứ cục, Hỏa lục cục, Mộc tam cục, Thủy nhị cục, thổ ngũ cục).
Ví dụ: Người có Nhật nguyên ngày sinh thuộc hành Kim, nếu cung Mệnh trên lá số nằm ở đất Tràng Sinh của Kim thì nhất cách về Xác, vì khi đó Mệnh Tràng Sinh, khởi đầu cho sinh vượng, xu thế sẽ là Tài nhập Mộ (kho) người này sẽ sung sướng về thể xác trong cuộc đời. Còn nếu phần Hồn (Ngũ hành nạp âm) cũng lại được là Kim thì nhất cách về tâm hồn…
Trong phần này ngoài việc phải thuộc các nội dung như trên, ta còn phải thuộc lòng Ngũ hành nạp âm. Đây là các Mệnh theo bảng Lục thập hoa giáp cho 60 tuổi từ Giáp Tý đến Quý Hợi.
* Trên Địa Bàn lá số có đánh số từ 1 đến 12 là thứ tự các tháng.
Cuối cùng, xin lưu ý bạ đọc một điều quan trọng khi lập lá số là phải ghi đầy đủ như trên, đặc biệt không được bỏ qua phần Ngũ hành của ngày – tháng – năm sinh (gồm bốn Thiên can gọi là tứ Thiên, bốn Địa chi gọi là tứ Địa, trong đó đã có Ngũ hành của bát quái). Hãy nhớ rằng một lá số được lập mà không có phần này thì chịu, không thể biết được tố chất tâm linh của lá số và vì vậy, không thể tìm Dụng Thần, một tín hiệu tạo ra sự cân bằng Ngũ hành sinh khắc, để phù trợ tạo duyên may cho chủ thể, cũng khó xác định được ta sẽ đi về đâu sau khi trả thân cho cát bụi, hoặc không thể định hướng con người theo con đường tu học nếu con người thực sự muốn giải thoát.
Không nắm chắc phần này, cũng không thể lí giải hoàn chỉnh lá số được bởi lẽ: phải lý giải cả phần Xác lẫn phần Hồn. Con người nhiều khi cực khổ về thể xác vẫn chịu đựng tốt, nhưng khi đau khổ về tinh thần thì lại khó vượt qua được. Cũng như vậy, con người có khi phần Xác suy yếu, coi như đã chết nhưng tinh thần lại không khuất phục, người đó chưa hẳn đã chết. Ngược lại, có người thể xác khoẻ mạnh nhưng tinh thần thì đã chết từ lâu v. v… Khi gặp vận xấu cả Xác lẫn Hồn nhập Mộ thì cái chết là không tránh khỏi. Hoặc khi giải vận hạn, người luận giải Tử Vi có thể biết khổ thì khổ về điểm gì, đói no, đau thể xác hay đau tinh thần; vui thì vui về điểm gì?…
Có nắm chắc phần này mới thấy có khi trên Địa Bàn, cung số, thấy có nhiều sao xấu vào vận hạn mà thực tế người đó vẫn không hề hấn gì. Bây giờ chúng ta đi vào từng phần một để nắm những kiến thức cơ bản cho môn học.
(Dẫn theo trang hoc-tuvi.blogspot.com)