Chương 3: An Sao Lá Số Tử Vi ( Phần 1 )
Chương này đặc biệt giới thiệu các “khẩu quyết” và chưởng quyền, nhất là “chưởng quyết”, tính thực dụng rất lớn. Ngày xưa, “chưởng quyết” được xem là bí mật, không truyền cho người ngoài. Gọi là “chưởng quyết”, có nghĩa là “bí quyết an sao trên bàn tay”, tức dùng bàn tay thay cho tinh bàn để bày bố 12 cung cố định, bạn đọc cần phải học thuộc lòng. ( Xem hình 1 )
(1) Khẩu Quyết An Cung Mệnh Và Cung Thân
Nguyên Văn:
Đẩu bính kiến Dần khởi chính nguyệt,
Sổ chí sinh nguyệt thuận lưu hành;
Tí thời khởi sổ sinh thời chỉ;
Nghịch hồi an mệnh thuận an thân.
Dịch Nghĩa:
Cán Đẩu ở kiến Dần khởi tháng giêng,
Đếm thuận đến tháng sinh;
Khởi giờ Tí rồi đếm đến giờ sinh thì dừng,
Đi nghịch thì an mệnh, đi thuận an thân.
Tức là khởi tháng giêng từ cung Dần, đếm thuận đến tháng sinh thì dừng, rồi bắt đầu khởi giờ Tí từ cung này, đếm nghịch đến giờ sinh thì dừng, cung vị này là cung mệnh, khởi giờ Tí từ tháng sinh đếm thuận đến giờ sinh thì dừng, cung vị này là cung thân. ( Xem hình 2)
Ví dụ như tháng 3, giờ Tị. Tháng giêng ở cung Dần, tháng hai ở cung Mão, tháng ba ở cung Thìn.
Đếm nghịch: Giờ Tí ở cung Thìn, giờ Sửu ở cung Mão, giờ Dần ở cung Dần, giờ Mão ở cung Sửu, giờ Thìn ở cung Tí, giờ Tị ở cung Hợi; vậy cung mệnh ở cung Hợi.
Đếm thuận: Giờ Tí ở cung Thìn, giờ Sửu ở cung Tị, giờ Dần ở cung Ngọ, giờ Mão ở cung Mùi, giờ Thìn ở cung Thân, giờ Tị ở cung Dậu; vậy cung thân đến cung Dậu. ( xem hình 3 )
(2) Phương Pháp Định 11 Cung Còn Lại
Từ cung mệnh đếm nghịch để định 11 cung còn lại theo thứ tự như sai: Huynh Đệ, Phu Thê, Tử Nữ, Tài Bạch, Tật Ách, Thiên Di, Giao Hữu ( Nô Bộ ), Sự Nghiệp ( Quan Lộc ), Điền Trạch, Phúc Đức, Phụ Mẫu ( Tướng Mạo ). ( Xem hình 4 )
(3) Ngũ Hành “Dần Thủ”
Như chúng ta đã biết, nguyệt kiến (địa chi) của mỗi tháng là cố định, không thay đổi, lúc nào tháng giêng cũng là kiến Dần, còn thiên can thì khác nhau tùy theo năm. Nhưng chúng ta chỉ cần tìm ra thiên can của tháng giêng, những tháng kế tiếp có thể căn cứ vào thiên can của tháng giêng mà bày ra lần lượt theo thứ tự. Trong Tử Vi Đẩu Số, người ta lấy thiên can của năm sinh để tìm ra thiên can của tháng giêng năm đó ( nên gọi là “Dần thủ”, bởi vì tháng giêng là kiến Dần), phương pháp tìm ra “Dần thủ” gọi là “Ngũ Hổ Độn”.
Khẩu quyết Ngũ Hổ Độn:
Nguyên Văn:
Giáp Kỉ chi niên Bính độn Dần,
Ất Canh chi tuế Mậu tiên hành;
Bính Tân tuân tòng Canh thượng độn,
Đinh Nhâm nguyên tự khởi ư Nhâm;
Mậu Quý chi niên Dần bách Giáp,
Độn can hóa khí tất phùng sinh.
Dịch Nghĩa:
Năm Giáp Kỉ Bính độn Dần,
Năm Ất Canh Mậu đi trước;
Bính Tân vòng theo Canh mà độn,
Đinh Nhâm vốn tự khởi ở Nhâm;
Năm Mậu Quý Dần độn Giáp,
Độn can hóa khí ắt gặp sinh.
Giải thích:
Giáp Kỉ hóa thổ, chi Dần độn Bính, Bính thuộc hỏa, hỏa sinh thổ, Ất Canh hóa kim, chi Dần độn Mậu, Mậu thuộc thổ, thổ sinh kim, Bính Tân hóa thủy, chi Dần độn Canh, Canh thuộc Kim, kim sinh thủy; Đinh Nhâm hóa mộc, chi Dần độn Nhâm, Nhâm thuộc thủy, thủy sinh mộc; Mậu Quý hóa hỏa, chi Dần độn Giáp, Giáp thuộc mộc, mộc sinh hỏa, xem trên có thể biết nghĩa của câu “độn can hóa khí ắt gặp sinh”.
Tức là:
Năm Giáp hay năm Kỉ, tháng giêng là Bính Dần; năm Ất hay năm Canh, tháng giêng là Mậu Dần; năm Bính hay năm Tân, tháng giêng là Canh Dần; năm Đinh hay năm Nhâm, tháng giêng là Nhâm Dần; năm Mậu hay năm Quý, tháng giêng là Giáp Dần.
Ví dụ năm Giáp khởi Bính ở cung Dần, là bính Dần; bài bố thuận là Đinh Mão, Mậu Thìn, Kỉ Tị, Canh Ngọ, Tân Mùi, Nhâm Thân, Quý Dậu, Giáp Tuất, Ất Hợi, Bính Tí, Đinh Sửu.
(4) An Thiên Can 12 Cung
Do năm sinh khác nhau, 12 cung đều có thiên của nó, phương pháp an là dùng “Ngũ hổ đồn” để định.
Ví dụ người sinh giờ Tị, ngày 17, tháng 5, năm Quý Sửu. Lập mệnh ở cung Sửu, do năm đó thiên can là “Quý”, nên tháng giêng năm đó là Giáp Dần. Như vậy cung Dần có can là Giáp, theo thứ tự chiều thuận đến cung mệnh là Ất Sửu. Trong “nạp âm ngũ hành” thì Ất Sửu là “Hải Trung Kim”. ( Xem hình 5 )
(5) Định Cục Ngũ Hành
Sau khi định xong 12 cung thiên can, 12 cung đều có đủ thiên can và địa chi. Lấy can chi của cung mệnh, dùng 60 Hoa Giáp nạp âm để định ngũ cục ngũ hành. Phân biệt như sau: Thủy Nhị Cục, Mộc Tam Cục, Kim Tứ Cục, Thổ Ngũ Cục và Hỏa Lục Cục.
Khẩu quyết nạp âm:
Giáp Ất miên giang yên
Bính Đinh một cốc điền
Mậu Kỉ doanh đê liễu ( Tí Dần Thìn Ngọ Thân Tuất )
Canh Tân quải trượng tiền
Nhâm Quý lâm chung mãn
Hóa Giáp nạp âm toàn ( Sửu Mão Tị Mùi Dậu Hợi )
Ví dụ 1:
Can chi cung mệnh là “Tân Mão”, Canh Tân “quải trượng tiền”, theo thiên bàng của nó tức là thổ, mộc, kim.
Tí Sửu | Dần Mão | Thìn Tị |
Thổ | Mộc | Kim |
Ngọ Mùi | Thân Dậu | Tuất Hợi |
Cho nên cung mệnh ở “Tân Mão” là Mộc Tam Cục.
Ví dụ 2:
Can chi cung mệnh là “Bính Thân”, Bính Đinh “một cốc điền”, tức thủy, hỏa, thổ.
Tí Sửu | Dần Mão | Thìn Tị |
Thủy | Hỏa | Thổ |
Ngọ Mùi | Thân Dậu | Tuất Hợi |
Cho nên cung mệnh ở “Bính Thân” là hỏa lục cục.
Bảng tra ở dưới không lấy thiên can cung mệnh làm chuẩn, mà lấy thiên can của năm sinh đối chiếu với địa chi của cung mệnh để tra duyệt, thì tiện lợi hơn.
Bảng tra định cục ngũ hành
Niên Can ->
Cung Mệnh |
Giáp Kỉ | Ất Canh | Bính Tân | Đinh Nhâm | Mậu Quý |
Tí, Sửu | Thủy 2 cục | Hỏa 6 cục | Thổ 5 cục | Mộc 3 cục | Kim 4 cục |
Dần, Mão | Hỏa 6 cục | Thổ 5 cục | Mộc 3 cục | Kim 4 cục | Thủy 2 cục |
Thìn, Tị | Mộc 3 cục | Kim 4 cục | Thủy 2 cục | Hỏa 6 cục | Thổ 5 cục |
Ngọ, Mùi | Thổ 5 cục | Mộc 3 cục | Kim 4 cục | Thủy 2 cục | Hỏa 6 cục |
Thân, Dậu | Kim 4 cục | Thủy 2 cục | Hỏa 6 cục | Thổ 5 cục | Mộc 3 cục |
Tuất, Hợi | Hỏa 6 cục | Thổ 5 cục | Mộc 3 cục | Kim 4 cục | Thủy 2 cục |
(6) Ngũ Hành Trường Sinh
Ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, là 5 nguyên tố trong 12 cung đều có quá trình “sinh trưởng tráng vượng suy tử” nhất định. Giống như mùa xuân thì cây cỏ nảy mầm, mùa hạ thì nở hoa, mùa thu thì kết trái, mùa đông thì suy tàn mà hạt giống còn ẩn tàng dưới đất, đến mùa xuân sau lại nảy mầm. Sự biến hóa của ngũ hành, trong thuật số được hình dung thành 12 giai đoạn như dưới đây:
Thứ Tự | Ý Nghĩa |
Trường Sinh | Sinh ra lớn lên |
Mộc Dục | Sau khi sinh ra tắm rửa mặc áo |
Quan Đới | Đến lúc trưởng thành đội mão đeo đai |
Lâm Quan | Học hành thành tài ra làm quan |
Đế Vượng | Trung niên sự nghiệp vững vàng |
Suy | Giai đoạn cơ thể bắt đầu suy yếu |
Bệnh | Suy yếu rồi bệnh |
Tử | Là tượng không còn sinh khí |
Mộ | Sau khi chết vào mộ là thời kì tiềm phục |
Tuyệt | Là tượng ngừng hẳn, không còn gì |
Thai | Bắt đầu hoài thai, tượng bắt đầu có sự sống trở lại |
Dưỡng | Thời gian hoài thai, nuôi dưỡng mầm sống |
Ngũ hành 12 cung, có các kì Sinh Vượng Suy, Tuyệt khác nhau, xin xem bảng tra ở dưới. Trình bày trong bảng tra là theo nguyên tắc dương nam âm nữ đi thuận, âm nam dương nữ đi nghịch.
Trong ngũ hành 12 cung, lại lấy Trường Sinh, Đế Vượng ( hoặc Mộc Dục ) và Mộ Khố làm ba giai đoạn biến hóa chủ yếu, mỗi giai đoạn có thể tổ hợp thành một cục, như sau:
Địa Chi | Dần – Thân – Tị – Hợi | Tí – Ngọ – Mão – Dậu | Thìn – Tuất – Sửu – Mùi |
Tứ Trường Sinh | Tứ Đế Vượng
( Tứ Mộc Dục ) |
Tứ Mộ Khố |
(7) Khởi Đại Hạn
Đại hạn khởi từ cung mệnh, dương nam âm nữ đi thuận, âm nam dương nữ đi nghịch, cứ mỗi 10 năm là qua một cung hạn.
Năm khởi đại hạn là dựa theo số cục. Như người thuộc thủy nhị cục, thì khởi hạn từ năm 2 tuổi; người hỏa cục thì khởi hạn từ năm 6 tuổi.
Ví dụ:
Cung mệnh ở cung Sửu, kim tứ cục, dương nam, đại hạn trình bày như hình 6.
(8) An Tử Vi
Khẩu quyết an Tử Vi
Nguyên Văn:
Lục ngũ tứ tam nhị Dậu Ngọ Hợi Thìn Sửu.
Cục số trừ nhật số thương số cung tiền tẩu.
Nhược kiến số vô dư tiện yếu khởi Hồ khẩu.
Nhật số tiểu vu cục kính trực cung trung thủ.
Dịch Nghĩa:
Lục ngũ tứ tam nhị Dậu Ngọ Hợi Thìn Sửu;
Số cục chia số ngày thương số cung đi tới;
Nếu gặp số không dư phải khởi theo khẩu quyết Ngũ Hổ;
SỐ ngày nhỏ ở cục đường hẹp giữ trong cung.
Tức là cung Dậu khởi hỏa lục cục; cung Ngọ khởi thổ ngũ cục; cung Hợi khởi kim tức cục; cung Thìn khởi mộc tam cục; cung Sửu khởi thủy nhị cục. ( Xem các hình 7, 8, 9, 10, 11, 12 )
Ngũ hành cục là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ; mỗi cục có một hình cục số, chiếu theo hình mệnh bàn, chia làm 12 cung, trong 12 cung, không căn cứ thứ tự 30 ngày của một tháng để phần bố, mà căn cứ ngũ hành cục của mệnh tạo, bạn đọc có thể tra trong hình cục chúng tôi đã tính sẵn để tìm ngày sinh của mệnh tạo ở vào cung nào, đây là cung an sao Tử Vi. ( Xem các hình 13, 14, 15, 16, 17 )
Sau khi chúng ta tìm ra nạp âm của cung mệnh, ghi vào mệnh bàn. Ví dụ người sinh giờ Tị, ngày 17, tháng 5, năm Quý Sửu, lập mệnh ở cung Sửu, tra “Ngũ hành Dần thủ” được ngũ hành nạp âm của cung mệnh là Hải Trung Kim, kim trong ngũ hành cục là “Kim tứ cục”. Căn cứ hình Kim tứ cục, tìm ra ngày 17 là ở cung Mão, nên an Tử Vi ở cung Mão. ( Xem hình 18 )
(9) An Thiên Phủ
Khẩu quyết an Thiên Phủ:
Nguyên Văn:
Cục định sinh nhật nghịch bố Tử.
Tà đối Thiên Phủ thuận lưu hành.
Duy hữu Dần Thân đồng nhất vị.
Kì dư Sử Mão hổ an sao.
Dịch Nghĩa:
Cục định ngày sinh Tử Vi bày nghịch;
Đối chéo Thiên Phủ thì đi thuận;
Chỉ có Dần Thân cùng một cung;
Còn lại Sửu Mão an đối nhau.
Vị trí của hai sao Tử Vi và Thiên Phủ là bắt đầu từ cung Dần, chia ra hai hướng đối nhau, đến cung Thân thì tụ tập trong một cung. Ví như Tử Vi ở cung Tí, thì Thiên Phủ ở cung Thìn. Tử Vi ở cung Thìn, thì Thiên Phủ ở cung Tí. ( Xem hình 19 )
(10) An 12 Chính Diệu Còn Lại
Khẩu quyết an 12 chính diệu còn lại
Nguyên Văn:
Tử Vi nghịch khứ tú Thiên Cơ.
Cách nhất Thái Dương Vũ Khúc di.
Thiên Đồng cách nhị Liêm Trinh vị.
Không tam phục kiến Tử Vi trì.
Thiên Phủ thuận hành hữu Thái Âm.
Tùy lai Thiên Tướng Thiên Lương kế.
Thất Sát không tam thị Phá Quân.
Dịch Nghĩa:
Tử Vi đi nghịch đến Thiên Cơ.
Cách một cung là Thái Dương, rồi Vũ Khúc.
Đến Thiên Đồng, cách hai cung là Liêm Trinh.
Trống ba cung lại thấy Tử Vi.
Thiên Phủ đi thuận đến Thái Âm.
Tới Tham Lang, rồi đến Cự Môn.
Kế đến là Thiên Tướng, Thiên Lương.
Tới Thất Sát, cách ba cung thấy Phá Quân.
( Xem hình 20, 21 )
(Dẫn theo trang huyenhocvadoisong.com)