Chương 32: Cung Phụ Mẫu
Trong Đẩu Số, cung Phụ mẫu có 3 ý nghĩa về luận đoán:
Một là, luận đoán duyên phận của mệnh tạo đối với cha mẹ, các tình huống sống chết tồn vong, cát hung họa phúc của cha mẹ.
Hai là, mối quan hệ giữa mệnh tạo với thượng cấp, hay ông chủ như thế nào?
Ba là, trong xã hội phải có quan lại quản hạt, hoặc cấp chủ quản trong công việc, họ có thể ước thúc hành động của mệnh tạo trong một thời kỳ. Những quan lại quản hạt hoặc cấp chủ quản trong công việc này có mối quan hệ như thế nào đối với mệnh tạo?
Trong ba điểm trên, cung Phụ mẫu của Thiên bàn (hoặc Địa bàn) chủ yếu dùng để luận đoán điểm “Một”.
Sau khi luận đoán được tính chất chủ yếu, vẫn cần phải căn cứ vào cung Phụ mẫu của từng Đại hạn và mỗi một lưu niên (Nhân bàn) để luận đoán, để xác định cát hung họa phúc của cha mẹ mỗi thời kỳ.
Còn điểm “Hai” và “Ba” chủ yếu được dùng để luận đoán cung Phụ mẫu của đại hạn hoặc lưu niên (Nhân bàn). Nhưng cần phải ứng dụng một cách linh hoạt những tính chất thuật ở Tiết này.
Ví dụ như Thiên Cơ thủ cung Phụ Mẫu, khi có Thiên Mã đồng độ hoặc xung chiếu, thì chủ về còn bé đã chia ly với gia đình. Lúc gặp kết cấu tinh hệ này ở cung Phụ mẫu của lưu niên, lại có thể là một vận trình ly biệt do thượng cấp đề bạt mệnh tạo, hoặc chủ về mệnh tạo rời khỏi công ty mình đang làm.
Ví dụ khác, “Thiên đồng Cự môn” đồng độ thủ cung Phụ mẫu chủ về cha con bất hòa. Lúc gặp kết cấu tinh hệ này ở cung Phụ mẫu của lưu niên, thì có thể trong năm đó, chủ về có sự bất hòa với người chủ của mình.
Hiểu rõ ý nghĩa thực sự của cung Phụ mẫu thì khi luận đoán mới phát huy tác dụng. Trong lúc ứng dụng thực tế, người nghiên cứu nhát định sẽ cảm thấy bối rối khi gặp tổ hợp các sao ở cung Phụ mẫu của đại hạn hoặc lưu niên, không biết tính chất của tinh hệ rốt cuộc dùng để đại biểu cho cha mẹ, hay đại biểu cho thượng cấp, hay là đại biểu cho cơ cấu chủ quản hoặc quan lại quản hạt?
Trung Châu phái cho rằng, thông thường có thể dùng biện pháp xem kèm cung vị khác để giải quyết, như xem kèm cung Quan để luận đoán tình trạng quan hệ với thượng cấp, xem kèm cung Điền trạch để luận đoán tình trạng cát hung của cha mẹ, xem kèm cung Phúc đức để luận đoán tình trạng giao thiệp với với cơ cấu chủ quản hạt, cả ba đều nên xem kèm cung Mệnh để luận đoán.
Đương nhiên, cũng có một số tình hình thực tế vốn không có gì phức tạp. Ví dụ một người qua tuổi trung niên, có thể cha mẹ đã qua đời, bản thân lại là ông chủ, thế thì tính chất các sao ở cung Phụ mẫu của đại hạn và lưu niên đương nhiên chỉ liên quan đến đơn vị quản lý hạt. Ví dụ Thiên Lương nhập thủ cung Phụ mẫu của lưu niên, có Thiên Khôi Thiên Việt đồng độ hoặc hội chiếu, vốn chủ về mệnh tạo được cha mẹ che trở, lúc này sẽ biến thành có thể được cơ quan giúp đỡ.
Hiểu rõ những nguyên tác luận đoán vừa thuật ở trên, người nghiên cứu Đẩu Số có thể tự luận thuật một cách linh hoạt.
Tử Vi
Tử Vi thủ Phụ mẫu cung, nhập miếu, mà lại hội chư Cát, chủ là người có phụ mẫu phú quý, mà lại không bị hình khắc. Nếu lạc hãm, thì phụ mẫu chủ kiến cực kỳ cường mạnh, dể cùng với tự bản thân mình phát sinh ý kiến trái ngược. Kiến Sát diệu thì chủ bất hòa. Vào đại hạn lưu niên thì là phụ mẫu có nguy hiểm tai bệnh. Phụ mẫu cung có Tham Lang, Hồng Loan, Thiên Hỉ, Thiên Diêu các tinh diệu đồng độ, chủ có kế mẫu, hoặc phụ thân có người bên ngoài, thiên phòng vợ nhỏ. Nhưng Mệnh cung kiến Hỏa Tinh, Linh Tinh độc thủ, Phụ mẫu cung lại giống như tình hình đã nói ở trên, thì có khả năng là con nuôi của người khác (quá kế xuất tự chi Mệnh), chủ có lưỡng trùng phụ mẫu. Điều được gọi là lưỡng trùng phụ mẫu, bao gồm bản thân mình cùng tùy tùng phụ thân, mẫu thân cưới lần khác (lánh giá); hoặc trong tình hình mẫu thân tự mình tái hôn tự bản thân mình có phát sinh phụ (cha dượng), bất thuần chỉ nói về điều làm con nuôi họ khác (xuất tự quá kế nhi ngôn). Sau đây là chủng loại tình hình phức tạp, Phụ mẫu cung có nhiều Tả Phụ Hữu Bật, Văn Xương Văn Khúc đồng độ. (Chủng loại tình hình này có thể sử dụng với các tinh diệu khác nhập thủ Phụ mẫu cung, không chỉ chuyên mỗi Tử Vi nhập thủ nhi ngôn). Tử Vi thủ Phụ mẫu cung, có Kình Dương, Đà La, Hóa Kị, Thiên Hình đồng độ hội chiếu, chủ hình khắc. Phụ mẫu hoặc có ý ngoại chi tai. Hoặc có trọng bệnh. Tại Mệnh bàn Phụ mẫu cung thì chủ là người ấu niên cùng phụ mẫu có quan hệ sơ viễn. Trọn đời cũng thiếu phụ mẫu ấm tí. (Chúng ta đương nhiên có thể đem chủng loại tính chất này khoách đại, xem là một giai đoạn thời kì không được thượng ti nể trọng; hoặc sự giao thiệp với cơ quan chủ quản thường có phát sinh trở ngại).
Tử Vi Thiên Phủ đồng độ, chủ phụ mẫu phú quý, mà không có hình khắc.
Tử Vi và Phá Quân đồng độ hoặc hội chiếu; chủ là người rời xa gia đình từ nhỏ, không thì có hình khắc, hoặc sự khác biệt cực kỳ sâu nặng.
Người có Tử Vi Thất Sát đồng độ, kiến Cát diệu hội hợp không có hình khắc, duy chủ phụ mẫu uy quyền, hoặc tính cách cường liệt. Kiến Sát Hình cùng Kiếp Sát, Cô Thần đẳng diệu chủ hình khắc.
Tử Vi Thiên Tướng đồng độ, hỉ kiến Thiên Đức, Giải Thần, Thiên Vu, chủ bất khắc, kiến Sát Kị Hình Cô các sao này chủ hình khắc.
Tử Vi Tham Lang đồng độ, thông thường chủ bất khắc.
Thiên Cơ là phù đãng tinh diệu, nhập thủ Phụ mẫu cung, chủ là người viễn li phụ mẫu, không thì có hình thương khắc hại. Thiên Cơ thủ Phụ mẫu cung, Thiên Mã đồng độ, hoặc tại đối cung củng chiếu, chủ là người ấu niên li gia; lớn tuổi thì làm rể nhà vợ (niên trường tắc nhập chuế nhạc gia). Nhất là tại xã hội hiện đại, ý nghĩa của điều này lại có thể chuyển biến thành là người cung dưỡng nhạc phụ nhạc mẫu, nhưng ngược lại đối với thân sinh phụ mẫu thì sơ viễn. Người có Thiên Cơ thủ Phụ mẫu cung, có Kình Dương, Đà La, Hỏa Tinh, Linh Tinh, Địa Không, Địa Kiếp, Thiên Hình, Hóa Kị, Âm Sát, Kiếp Sát, Cô Thần đẳng diệu (gọi chung là “Sát Kị Hình Cô”) đồng độ hoặc hội chiếu, chủ ấu niên phụ mẫu bất toàn không đầy đủ. Hoặc chủ trùng bái phụ mẫu (làm con nuôi), xuất thân từ người khác, hoặc có quá phòng phụ mẫu (cha mẹ khác).
Thiên Cơ Cự Môn đồng độ, tảo niên bất lợi phụ mẫu. Người với Mệnh cung kiến Hỏa Linh các sao này cũng chủ lưỡng trùng phụ mẫu.
Thiên Cơ Thái Âm đồng độ hội chiếu; hoặc người với Thiên Cơ Thiên Lương đồng độ hội chiếu, không chủ hình khắc. Kiến tam Hóa cát diệu, Phụ Tá cát diệu lại chủ đắc phụ mẫu ấm tí. Với người kiến Sát Kị Hình Cô chư diệu như đã trình bày ở trên thì chủ phụ mẫu có tai bệnh. Nhưng với người có Thiên Cơ Thiên Lương kiến Sát Kị Hình Cô các sao này, cũng chủ phụ mẫu chủ kiến cực kỳ nặng, cần phải tiểu tâm chú ý điều hòa sự khác biệt.
Thái Dương thủ Phụ mẫu cung, nhập miếu, phụ mẫu không bị hình khắc. Canh kiến tam Hóa, Phụ Tá cát diệu hội chiếu đồng độ, thì chủ được phụ mẫu ái sủng. Lại chủ phụ mẫu phú dụ giàu có, sự nghiệp chưởng quyền (trong tay nắm quyền hành). Nếu lạc hãm, thì phụ thân bất lợi. Nhưng lạc hãm Hóa Kị, mà phùng tứ Sát, Không Kiếp, Thiên Hình các sao này, cần phải đồng thời xem xét trong Mệnh bàn với Thái Âm có hay không có Sát đồng độ, nếu như có Sát, chủ khắc mẫu. Nếu như vô Sát, ngược lại có Cát tinh cùng Thiên Lương, Thiên Thọ, Giải Thần, Thiên Phúc đẳng tinh đồng độ hội chiếu, thì chủ trước tiên khắc phụ.
Thái Dương Thái Âm tại Sửu cung đồng độ, bất lợi phụ. Tại Mùi cung đồng độ bất lợi mẫu. Thái Dương Hóa Kị thông thường chủ phụ có nhiều tai bệnh; Thái Âm Hóa Kị thông thường chủ mẫu có nhiều tai bệnh.
Thái Dương Cự Môn đồng độ, chủ cùng với phụ thân bất hòa, có sự khác biệt lớn.
Người có Thái Dương Thiên Lương đồng độ, có Cát tinh hội chiếu mà vô Sát các sao này, phụ mẫu không bị hình khắc. Tại Mão cung đồng độ lại chủ đắc phúc ấm từ phụ mẫu; nếu cùng với Sát Hình chư diệu đồng hội, thì chủ hình khắc, hoặc viễn li phụ mẫu, hoặc trùng bái phụ mẫu.
Vũ Khúc
Vũ Khúc mang theo tính chất cô khắc hình kị, thủ Phụ mẫu cung, thông thường chủ hình khắc phụ mẫu. Nếu nhập miếu, mà lại có Cát tinh đồng hội, thì thích nghi quá kế xuất tự (làm co nuôi). Hoặc viễn li phụ mẫu, thì có thể tránh được hình khắc. Do vì Vũ Khúc là Tài tinh, cho nên nếu khi ấu niên hoặc thiếu niên, người này tự thân tai bệnh là nguyên nhân phá hao phụ mẫu sản nghiệp, thì cũng không bị hình khắc. Vũ Khúc tại Phụ mẫu cung hỉ kiến Thiên Phủ, Thiên Thọ, có thể tránh được hình khắc. Nhưng Vũ Khúc đến cuối cùng (cứu cánh) mang theo sắc thái cô khắc, cho nên dù cho tránh được hình khắc, cũng chủ không được phụ mẫu sủng ái. Nếu Vũ Khúc tại Phụ mẫu cung hội chiếu tứ Sát, Không Kiếp, Thiên Hình, Cô Thần các sao này, thì ấu niên đã hình khắc phụ mẫu, hoặc tai hoặc bệnh. Canh kiến Kị tinh, chủ phụ mẫu tử vong, hoặc bệnh nan y hiểm nghèo (hoạn tuyệt chứng), hoặc gia nghiệp của phụ mẫu bị điêu linh, kinh tế khốn nan.
Vũ Khúc Thất Sát, Vũ Khúc Phá Quân đồng độ hoặc hội chiếu, cũng đều chủ hình thương khắc hại.
Vũ Khúc Thiên Tướng đồng độ, kiến Cát không bị hình khắc; kiến Sát Kị thì có thương khắc.
Thiên Đồng là Phúc tinh, nhưng điều được gọi là “Phúc”, có khi chỉ là người thiếu niên gian tân, bạch thủ hưng gia lập nghiệp. Cho nên khi nhập thủ Phụ mẫu cung thì, vẫn cần phải chú ý xem xét cẩn thận tường tận có hay không có tính chất hình khắc thương hại. Thiên Đồng nhập miếu, chủ là người thiếu niên phụ mẫu song toàn, không bị khắc hại hình thương. Thiên Đồng lạc hãm, kiến Phụ Tá cát diệu, cùng Thiên Đức, Nguyệt Đức, Thiên Thọ, Thiên Phúc các sao này không bị hình thương khắc hại. Không thì thích nghi viễn li phụ mẫu hoặc quá kế xuất tự. Người có Thiên Đồng tại Phụ mẫu cung cùng với Hỏa Linh Dương Đà, Không Kiếp Thiên Hình đồng hội các sao này cũng chủ hình khắc, cần phải quá kế xuất tự (làm con nuôi họ khác hoặc là đi tu).
Người có Thiên Đồng Thái Âm đồng độ, Thái Âm Hóa Kị hoặc tại Ngọ cung đồng độ kiến Sát Hình mà không có Cát tinh giải cứu, chủ trước tiên khắc mẫu; nếu có Cát tinh giải cứu mà trong Mệnh bàn Thái Dương lạc hãm hội chiếu, thì chủ trước tiên khắc phụ. Nếu người có Thái Âm Thiên Đồng tại Tý cung đồng độ, bất kiến Sát Hình các sao này, chủ phụ mẫu không bị hình khắc thương hại. Tái kiến chúng Cát hội củng hoặc đồng độ, lại chủ đắc phụ mẫu ấm tí.
Thiên Đồng Cự Môn đồng độ, chủ phụ tử bất hòa, hoặc phụ tử chênh lệch tuổi nhau rất lớn.
Thiên Đồng Thiên Lương đồng độ, bất chủ hình khắc thương hại, duy Thiên Đồng Hóa Kị, hoặc hội chiếu tứ Sát Hình Cô các sao này, thì vẫn chủ có khắc hại. Nếu Cát Hung tinh diệu tịnh chiếu, thì chủ phụ tử bất hòa.
Liêm Trinh thủ Phụ mẫu cung là Ác diệu, thông thường cũng đều bất lợi cho phụ mẫu, có hình thương khắc hại, người bị nhẹ cũng chủ bất thụ phụ mẫu ấm tí, hoặc cảm tình thiếu tốt đẹp. Liêm Trinh tại Phụ mẫu cung lạc hãm, hoặc Hóa Kị, cần phải xuất tự hoặc quá kế (làm con nuôi hoặc đi tu), hoặc trùng bái phụ mẫu. Nếu đắc Thiên Phủ, Thiên Tướng đồng độ hoặc hội chiếu, lại kiến Thiên Phúc, Thiên Thọ đẳng cát diệu các sao này thì có được sự giải cứu, mức độ khắc hại giảm nhẹ, cận chủ tình cảm không hòa hiệp. Liêm Trinh và Thiên Mã, Thiên Hư đồng độ hoặc hội chiếu, thì chủ ấu niên viễn li phụ mẫu.
Người có Liêm Trinh có Thất Sát, Phá Quân, Tham Lang hội chiếu hoặc đồng độ các sao này, cũng đều chủ phụ mẫu hình thương. Canh kiến tứ Sát, Không Kiếp, Thiên Hình, Cô Thần, Âm Sát, thì chủ hình khắc tử vong, hoặc gặp phải tai họa trọng đại, hoặc có bệnh nguy hiểm nan y (nguy chứng tuyệt chứng).
Nếu Liêm Trinh thủ Phụ mẫu cung, có Hồng Loan, Thiên Hỉ, Hàm Trì, Thiên Diêu, Thiên Hình đồng độ hoặc hội chiếu, chủ là người từ thiên phòng kế thất sinh ra. Không thì chủ phụ thân có người bên ngoài. Tại xã hội hiện đại, cũng có khả năng chủ mẫu thân có lưỡng thứ hôn nhân.
Thiên Phủ thủ Phụ mẫu cung thông thường cũng chủ phụ tử cảm tình hòa hiệp. Cũng chủ là người khi ấu niên phụ mẫu song toàn. Nhưng nếu Thiên Phủ và Kình Dương đồng cung, thì cũng chủ phụ tử ý kiến bất hòa. Hỉ kiến chư Cát, đều chủ được hưởng thụ phúc ấm từ phụ mẫu. Nhưng nếu là người có Lộc Tồn đồng độ, thì chủ phụ mẫu thích nắm quyền về tài chính, lão niên cũng không thích giao thác cho bản thân mình. Canh kiến Huynh đệ cung có tinh diệu mang tính chất thị phi phân tranh, thì chủ phụ mẫu đối với tự bản thân mình có thiên kiến, thì quyền giao cho huynh đệ tỷ muội. Với người có Thiên Phủ tại Phụ mẫu cung, hội chiếu Kình Dương, Đà La, Hỏa Tinh, Linh Tinh, Không Kiếp, Thiên Hình các sao này, nhưng vẫn chủ phụ mẫu có bị hình thương. Thích nghi phân cư sống riêng, hoặc xuất tự quá kế.
Thái Âm
Người có Thái Âm thủ Phụ mẫu cung, nhập miếu, có Cát diệu đồng hội các sao này, chủ phụ mẫu song toàn, không bị hình khắc thương hại. Nếu Thái Âm lạc hãm, thì không được hưởng phúc ấm từ mẫu thân, hoặc mẫu thân chết sớm hoặc mẫu thân li hôn tái giá, tự bản thân mình thì tùy thuộc vào cha (tắc cân tùy phụ thân); Hoặc mẫu thân với tự bản thân mình lúc ấu niên có nhiều bệnh có thể đối với bản thân mình tự chăm sóc lo liệu (tự kỷ chiếu liêu). Cần phải xem xét tường tận tinh diệu hội hợp mà xác định. Thông thường kiến Đào Hoa, Thiên Hình chủ tái giá; kiến Thiên Nguyệt, Thiên Hư, Âm Sát thì chủ hoạn bệnh, với người kiến Hóa Kị cùng Sát Hình chủ tử vong. Phàm Thái Âm Hóa Kị tại Phụ mẫu cung, nhưng vẫn cần phải đồng thời xem xét Thái Dương trên Mệnh bàn, nếu lạc hãm kiến Sát Hình các sao này chủ cha chết trước. Cha chết thì Mẫu thành quả phụ, cũng hợp với tính chất của Thái Âm Hóa Kị. Với người có Thái Âm hội tứ Sát, Thiên Hình, Hóa Kị, Âm Sát, Cô Thần, Thiên Hư các sao này, ấu niên cần phải quá kế (làm con nuôi). Kiến Thiên Mã thì chủ viễn li, không thì có hình thương khắc hại. Người có Thái Âm Thái Dương đồng độ, tại Sửu cung thì bất lợi phụ; tại Mùi cung thì bất lợi mẫu.
Người có Tham Lang thủ Phụ mẫu cung, nhập miếu, Hóa Lộc, Hóa Quyền, hoặc hội chiếu Cát diệu các sao này, phụ mẫu không bị hình khắc. Nếu người có Tham Lang Hóa Kị, hội Kình Dương, Đà La, Hỏa Tinh, Linh Tinh, Thiên Hình, Địa Không, Địa Kiếp các sao này, thích nghi tảo niên viễn li Phụ mẫu hoặc xuất tự (đi tu), không thì chủ có hình khắc. Tái kiến Thiên Nguyệt, Âm Sát đồng độ, thì phụ mẫu có tai bệnh. Có Thiên Đức, Thiên Thọ, Thiên Phúc đồng độ, thì có sự giải cứu. Tham Lang nhập Phụ mẫu cung, thông thường chủ phụ mẫu tử nữ cảm tình hòa hiệp, nhưng có tự tư tự lợi chi tâm.
Nếu người có Tham Lang và Liêm Trinh đồng độ, hoặc kiến Hồng Loan, Thiên Hỉ, Thiên Hình, Thiên Diêu, Hàm Trì các sao này, chủ là người từ thiên phòng kế thất sinh ra, không thì chủ có hình khắc. Đại hạn lưu niên kiến các sao này, chủ phụ thân lão thượng phong lưu, hoặc vẫn còn nhiều phong hoa tuyết nguyệt với ứng thù tiệc tùng, không thì chủ phụ mẫu lún sâu vào ham mê sở thích thị hảo.
Cự Môn là Ám diệu, thủ Phụ mẫu cung bất lợi, có thể xem là Ác diệu. Thông thường tình hình, cũng ứng với quá kế xuất tự, trùng bái phụ mẫu, không thì chủ hình thương khắc hại.
Thiên Cơ Cự Môn đồng độ, khắc hại hình thương với tính chất càng thêm nặng. Cự Môn Hóa Kị, thì phụ tử có nhiều thị phi khẩu thiệt, Thiên Cơ Hóa Kị, hai đời đều có tâm cơ xảo quyệt (lưỡng đại các hoài cơ tâm).
Cự Môn Thái Dương đồng độ, hai đời tranh cải về những chuyện vô vị (lưỡng đại đa vô vị tranh sảo).
Cự Môn Thiên Đồng đồng độ, chủ tổ sản phụ nghiệp dần dần tiêu ma, hoặc không bảo tồn gìn giữ tổ nghiệp, bị người khác chiếm đoạt. Cũng chủ bất lợi phụ mẫu, lúc thiếu niên thì phụ mẫu khó được lưỡng toàn.
Cự môn thủ Phụ mẫu cung, hỉ kiến Hóa Lộc, Hóa Quyền, Lộc Tồn đồng độ hoặc hội chiếu, không có Sát Hình các sao này, chủ phụ mẫu phú dụ giàu có. Canh kiến Thiên Vu đồng độ hội chiếu, chủ phụ mẫu có di sản để lại. Nếu hội Hỏa, Linh, Dương, Đà, Không, Kiếp, Hình, Kị, thì chủ phụ mẫu có hình thương khắc hại, hoặc bị nhiều thị phi từ tụng.
Với người có Thiên Tướng thủ Phụ mẫu cung, nếu phùng “Tài Ấm giáp Ấn” các sao này, chủ phụ mẫu phú quý trường thọ. Nếu phùng “Hình Kị giáp Ấn” các sao này, thì chủ phụ mẫu có bị hình khắc tai thương bệnh họa. Thông thường tình hình giống như sau, Thiên Tướng nhập miếu thủ Phụ mẫu cung, không bị hình khắc. Nếu lạc hãm, kiến Cát giả không bị khắc, kiến Sát tinh Ác diệu thì hữu hình thương tai bệnh. Tối bất hỉ Vũ Khúc đồng độ, chủ có bị hình thương khắc hại. Với người có Vũ Khúc Hóa Kị các sao này càng thêm nặng. Nếu Vũ Khúc Hóa Kị, chủ phụ mẫu có bị tai bệnh, người với Sát Hình chư diệu nặng các sao này, bị bệnh nguy hiểm nan y (hoạn tuyệt chứng cấp bệnh).
Liêm Trinh đồng độ, cũng chủ có bị hình thương tai bệnh, Hóa Kị giả, hoặc hai đời cảm tình quyết liệt đoạn tuyệt chấm dứt, hoặc phụ mẫu có huyết quang nguy chứng. Với người đồng hội tứ Sát các sao tảo niên có bị khắc. Canh kiến Hình Kị khắc nặng, thích nghi viễn li phụ mẫu hoặc trùng bái phụ mẫu.
Người có Thiên Tướng hội Khôi Việt, Phụ Bật, Giải Thần, Thiên Đức, Thiên Vu, Thiên Thọ các sao này, tuy dù kiến Sát Kị cũng chủ có được sự giải cứu.
Thiên Lương
Thiên Lương hóa khí là Ấm, nhập Phụ mẫu cung là tường diệu. Nếu Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa đồng độ hoặc hội chiếu, cùng chủ đắc phụ mẫu ấm tí, lại chủ có di sản thừa kế để lại, người có kiến Thiên Vu đồng hội càng thêm chính xác. Duy chỉ bất hỉ cùng với Lộc Tồn đồng độ, chủ hai thế hệ (lưỡng đại) bất hòa, canh kiến Sát Hình đẳng diệu, thì chủ di sản phân tranh. Thiên Lương lạc hãm, thông thường cùng chủ hình thương khắc hại. Thiên Lương hội Kình Dương, Thiên Mã, chủ là người còn thiếu niên đã li gia. Người có Sát trọng các sao thì chủ tái bái phụ mẫu hoặc làm rể nối dòng giữ việc cúng tế (nhập chuế thừa thiêu).
Thiên Đồng đồng độ, thông thường không chủ hình thương khắc hại. Vô Sát, kiến Thiên Mã, thì chủ phụ tử có duyên phân ly (duyên phân thiển), hoặc phụ thân thường li gia đình, hoặc tự bản thân mình viễn li rời xa phụ mẫu. Duy chỉ Thiên Đồng nếu Hóa Kị, hội Sát, thì cũng chủ có bị hình thương. Hoặc hai thế hệ bất hòa, cũng thích nghi xuất tự trùng bái. Thiên Đồng Thiên Lương đồng độ, chủ ấu niên phụ mẫu li gia.
Người có Thái Dương Thiên Lương đồng độ, hội Cát diệu không bị hình thương khắc hại. Với người tại Mão cung càng thêm chủ đắc phụ mẫu phúc ấm; tại Dậu cung không thì phụ nghiệp tiêu ma (tại yểu ngụ phủ tắc phụ nghiệp tiêu ma). Nếu kiến Sát diệu, nhưng vẫn chủ hình phân li, trùng bái phụ mẫu hoặc làm rể nối dòng giữ việc cúng tế (nhập chuế thừa thiêu).
Thất Sát thủ Phụ mẫu cung là Ác diệu. Thông thường cùng chủ tảo niên li gia, hoặc phụ mẫu có bị hình thương khắc hại.
Thất Sát và Liêm Trinh, Vũ Khúc đồng độ, cùng đối với phụ mẫu bất lợi. Người có Hóa Kị thì tai bệnh, canh kiến Sát Hình chư diệu, thì hoặc phụ mẫu tử vong, hoặc phụ mẫu sự nghiệp băng bại, hoặc kiến trọng tai nguy chứng. Thất Sát duy chỉ cùng với Tử Vi đồng độ, kiến cát tinh tường diệu, mới không bị hình khắc thương hại. Người có Thất Sát nếu hội chiếu Kình Dương, Đà La, Hỏa Tinh, Thiên Hình, Địa Không, Địa Kiếp, Kiếp Sát, Cô Thần các sao này, hình thương khắc hại rất nặng. Duy chỉ có Thiên Đức, Nguyệt Đức, Thiên Phúc, Thiên Thọ có thể tái sinh giải cứu. Kiến Tử Vi cùng Thiên Tướng hội chiếu các sao này càng thêm chính xác, có thể hóa giải đi hiểm nguy.
Phá Quân
Phá Quân tại Phụ mẫu cung cũng là Ác diệu, tính chất tương đồng Thất Sát. Tối hiềm Vũ Khúc, Liêm Trinh đồng độ, lại càng bất hỉ Hóa Kị. Duy chỉ có hỉ Tử Vi đồng độ lại hội Cát diệu, thì có thể tránh được hình thương khắc hại. Thông thường tình huống giống như sau, Phá Quân thủ Phụ mẫu cung, cùng chủ hình thương phụ mẫu, hoặc cảm tình bất hòa hiệp, bất luận phụ mẫu tồn vong đều chủ cô độc lẻ loi. Thích nghi viễn li phụ mẫu, hoặc xuất tự, nhập chuế, hoặc trùng bái phụ mẫu. Nếu Phá Quân và Tả Phụ, Hữu Bật đồng độ, với người kiến Sát Hình Kị các sao này, chủ phụ mẫu có trọng bệnh. Phá Quân thủ Phụ mẫu cung, chủ bất thủ tổ nghiệp, hoặc tổ nghiệp hao tán.
(Dẫn theo trang huyenhocvadoisong.com)