Cách “Liêm Trinh văn vũ” thiếu năng lực khai sáng
“Liêm Trinh văn vũ cách” – tức là Liêm Trinh nhập miếu thủ mệnh (cung Mệnh tại dần, thân) ngộ Văn Xương Văn Khúc củng chiếu (hình 9).
Ca rằng:
Mệnh trung văn vũ hỷ triều viên,
Nhập miếu bình sanh phúc khí toàn
Thuần túy năng văn cao chiết quế (*)
Chiến chinh vũ định trấn tam biên.
“Mệnh mừng gặp được Liêm Trinh miếu vượng và Xương/Khúc đồng cung triều củng, là mệnh phúc khí vượng; theo đuổi văn nghiệp thì thành danh đỗ cao như bẻ cành quế, theo võ nghiệp thì như võ quan trấn thủ các nơi biên cương trọng yếu”
Liêm Trinh đúng là một sao rất khó suy tính, có thể cực tốt cũng có thể cực xấu, biến hóa đa đoan, cho nên gặp phải người Liêm Trinh độc thủ cung Mệnh suy đoán thời phải hết sức cẩn thận.
Cổ nhân rất trọng văn sĩ, không trọng nhân sĩ ra ngoài hành nghiệp, thậm chí ngay cả võ tướng bảo vệ kinh đô cũng không được ở nhãn nội (**), là bởi vì Liêm Trinh hàm chứa tính chất “vũ biên” không thực, cho nên cổ nhân luận mệnh Liêm Trinh thường đánh giá không cao; nhưng một khi Liêm Trinh gặp “văn tinh” cổ nhân lập tức có cái nhìn khắc hẳn, cho rằng đúng là người “văn vũ kiêm tư chi tài” (***), cái nhìn này để ý áp dụng ở xã hội hiện đại thật ra cũng có chút lệch lạc, bởi vì người kinh thương cũng như người mở xưởng làm ăn, tại xã hội hiện đại cũng không hẳn là địa vị quá cao.
Liêm Trinh thủ mệnh tại dần hoặc thân thì cung Tài bạch tất là Tử Vi Thiên Tướng; Quan lộc tất vi Thiên Phủ Vũ Khúc, nhưng hội chiếu thêm Văn Xương Văn Khúc, có thể gọi là nhiều cát hội hợp, hơn nữa đầy đủ hết các loại sao văn võ, cơ bản phải công nhận là một sự phối hợp rất tốt đẹp.
Nhưng ông chủ xí nghiệp lại sẽ không nhất định phải có lá số như thế này, bởi vì Liêm Trinh có chút nghi ngờ là hoa nhi bất thật (có vẻ hào nhoáng bên ngoài, không thực), khiếm khuyết năng lực khai sáng cục diện, làm cho đến nơi đến chốn, bởi vậy “Liêm Trinh văn vũ cách” vỏn vẹn chỉ có khả năng thuộc loại mệnh quản trị điều hành doanh nghiệp hoặc là hiệu trưởng một trường học, học viện.
Chú thích:
(*) Cây quế: có công dụng dùng để làm thuốc. Chiết quế là bẻ cành quế thơm. Từ mặt đất nhìn lên mặt trăng, cái bóng đen ở trong mặt trăng tục gọi là cóc, là thỏ, là cây quế. “Chiết quế” là uyển ngữ, ở đời khoa cử, ai đỗ khoa Hương gọi là thiềm cung chiết quế (bẻ quế thơm nơi cung trăng).
(**) Nhãn nội: chổ trọng yếu, thường là nơi vua ở. Lo sợ ko cho quan võ đóng trong nội cung vì lo sợ binh biến tiếm ngôi (vì lý do an ninh)
(***) Quan có tài kiêm cả việc văn và việc võ.
(Dẫn theo blog Trần Nhật Thành)