Chương 4: Thời Gian Trong Tử Vi
Hàng ngày khi nhìn lên cuốn lịch treo tường cũng như nhiều loại lịch khác thông dụng trong công việc và cuộc sống hàng ngày của người Việt Nam, chúng ta đều thấy có hai phần dương lịch và âm lịch. Dương lịch giúp người ta lên kế hoạch làm việc, tính chu kì thời tiết, nói cách khác về cơ bản nó mang phần nhiều ý nghĩa vật chất. Trong khi đó, âm lịch lại có một ý nghĩa rất đặc biệt đối với đời sống văn hóa và tinh thần của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng. Hiểu về âm lịch như thế nào cho đầy đủ, cho đúng cả về cơ sở khoa học lẫn ý nghĩa văn hóa, là điều không nên bỏ qua.
I. Cơ Sở Thiên Văn Học Của Âm Lịch
Lịch Âm là loại lịch được tính theo chu kỳ của Mặt Trăng. Mặt trăng tiếng Hán còn gọi là Thái Âm, chính vì thế và âm lịch còn có tên gọi khác là Thái Âm Lịch. Âm lịch là cách tính lịch theo chu kỳ quay của mặt trăng quanh trái đất. Thời cổ đại, Trung Quốc và Ai Cập là hai nước đầu tiên sử dụng loại lịch này. Hiện nay, chỉ có đạo hồi là sử dụng lịch âm thuần túy.
Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất mỗi vòng hết 27,32 ngày. Tuy vậy trên thực tế, vì bản thân Trái Đất còn có chuyển động quanh Mặt Trời nên Mặt Trăng cần thêm một chút thời gian nữa để trở về vị trí cũ trên bầu trời khi nhìn từ Trái Đất, do vậy chu kỳ mà chúng ta quan sát thực tế của Mặt Trăng là 29,53 ngày. Chu kỳ này được gọi là một “tuần trăng”. Từ xa xưa người phương Đông đã nhận thấy khoảng 12 tuần trăng tương đương với một chu kỳ thời tiết. Để thuận tiện cho việc quan sát, dự đoán thời tiết phục vụ sản xuất nông nghiệp, người ta chọn một chu kỳ này là một năm, mỗi tuần trăng gọi là một tháng. Tuy vậy, cứ 3 năm thì lại bị chậm so với chu kì thời tiết khoảng 1 tháng nên cần có thêm một tháng bù vào.
Người phương Đông xưa lại đặt ra Can và Chi, hay gọi đầy đủ là Thiên Can và Địa Chi, đều có cơ sở từ quan sát thiên văn. Thời trước, người ta chưa biết rằng các ngôi sao trên bầu trời đều là các thiên thể như Mặt Trời, chỉ có riêng các hành tinh là chuyển động quanh Mặt Trời. Tuy vậy, người thời đó đã nhận thấy có năm đốm sáng không đứng im so với nền trời sao mà vị trí thay đổi mỗi ngày, họ gọi chúng là các hành tinh.
Năm hành tinh này gồm: Sao Thủy, Sao Kim, Sao Hỏa, Sao Mộc và Sao Thổ, được gọi là ngũ hành (Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương chỉ có thể quan sát qua kính thiên văn nên người thời xưa không nhìn thấy). Khi quan sát năm hành tinh này, người phương Đông cổ nhận thấy mỗi hành tinh đều có một chu kỳ nhất định để chúng trở về vị trí cũ so với nền trời sao. Cụ thể như sau:
- Sao Thủy: khoảng 0,25 năm ( 87,969 ngày )
- Sao Kim: khoảng 0,6 năm ( 224,701 ngày )
- Sao Hỏa: khoảng 2 năm ( 686,960 ngày )
- Sao Mộc: khoảng 12 năm ( 4.335,355 ngày )
- Sao Thổ: khoảng 30 năm ( 10.757,737 ngày )
Sao Hỏa cứ hai năm lại về vị trí cũ, nên mỗi chu kỳ của nó được coi tương ứng với một hành trong ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ), mỗi hành hai năm như vậy nên có một năm mang tính dương và một năm mang tính âm. Tổng cộng mỗi chu kỳ như vậy là 10 năm, vậy nên người ta đặt ra 10 can tương ứng với âm và dương của mỗi hành.
10 can gồm: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.
Trong khi đó Sao Mộc hết khoảng 12 năm trở về vị trí cũ. Con số 12 này cũng trùng với số tuần Trăng trung bình của một năm. Vậy nên 12 chi được đặt ra, mỗi chi gắn vào một năm theo chu kỳ này và vào một tháng trong năm. Sao Mộc có chu kỳ trùng khớp như vậy nên còn được gọi là Tuế Tinh.
12 chi gồm có: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Mỗi năm âm lịch được gọi tên bằng một can đi với một chi, ví dụ năm nay là năm Kỷ Hợi, năm tới là năm Canh Tý. Vì bội số chung nhỏ nhất của 10 và 12 là 60 nên có thể thấy ngay rằng cứ 60 năm thì chu kỳ mới kết thúc; chẳng hạn chúng ta đón Tết Kỷ Hợi bây giờ thì phải đúng 60 năm sau mới lại được thấy Tết Kỷ Hợi.
Con số 60 này cũng chính là bội số chung nhỏ nhất của 2, 12 và 30 (chu kỳ của các hành tinh như nêu trên), nên 60 năm cũng chính là khoảng thời gian tương đối chính xác để tất cả 5 hành tinh quay trở lại vị trí tương đối như cũ. Chu kỳ này còn thường được gọi là Lục Thập Hoa Giáp. Ngoài ra, như chúng ta đều biết, can chi không chỉ được ứng dụng để gọi tên tháng, năm mà còn dùng cho cả tên gọi ngày, giờ.
Khác với nhiều người vẫn nghĩ lịch chỉ đơn giản là để đếm thời gian, trên thực tế lịch cần đáp ứng được việc dự đoán chu kỳ chuyển động của các thiên thể và qua đó dự đoán được chu kỳ thời tiết, qui luật xảy ra các hiện tượng tự nhiên. Có thể thấy mặc dù đi theo một hướng khác với phương Tây ở nghiên cứu khoa học nói chung và lịch pháp nói riêng, nhưng văn hóa phương Đông cũng thể hiện tinh hoa riêng của mình.
II. Lục Thập Hoa Giáp ( Âm Lịch )
(1) Thiên Can – Địa Chi
Can được gọi là Thiên Can hay Thập Can do có đúng thập (10) can khác nhau.
Can | Âm Dương | Ngũ Hành |
Giáp | Dương | Mộc |
Ất | Âm | Mộc |
Bính | Dương | Hỏa |
Đinh | Âm | Hỏa |
Mậu | Dương | Thổ |
Kỷ | Âm | Thổ |
Canh | Dương | Kim |
Tân | Âm | Kim |
Nhâm | Dương | Thủy |
Quý | Âm | Thủy |
Chi hay Địa Chi hay Thập Nhị Chi do có đúng thập nhị (12) chi.
Chi | Âm Dương | Ngũ Hành |
Tý | Dương | Thủy |
Sửu | Âm | Thổ |
Dần | Dương | Mộc |
Mão | Âm | Mộc |
Thìn | Dương | Thổ |
Tỵ | Âm | Hỏa |
Ngọ | Dương | Hỏa |
Mùi | Âm | Thổ |
Thân | Dương | Kim |
Dậu | Âm | Kim |
Tuất | Dương | Thổ |
Hợi | Âm | Thủy |
(2) Lục Thập Hoa Giáp
Muốn tạo thành tuổi Âm Lịch ta phải lấy 1 Can ghép với 1 Chi, cách ghép như vậy thuật ngữ Tử Vi gọi là Nạp Âm.
Nên nhớ chỉ có Can Dương mới ghép được với Chi Dương và Can Âm mới ghép được với Chi Âm.
Ví dụ:
– Can Dương Giáp chỉ có thể ghép được với 6 Chi Dương (Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất) tạo thành 6 tuổi Âm Lịch: Giáp Tý, Giáp Dần, Giáp Thìn, Giáp Ngọ, Giáp Thân, Giáp Tuất đối với đàn ông được gọi là Dương Nam và đàn bà là Dương Nữ, cũng như thế với 4 Can Dương còn lại.
– Can Âm như Ất chẳng hạn cũng chỉ ghép được với 6 Chi Âm (Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu và Hợi) tạo thành 6 tuổi Âm Lịch: Ất Sửu, Ất Mão, Ất Tỵ, Ất Mùi, Ất Dậu và Ất Hợi đối với đàn ông được gọi là Âm Nam và đàn bà là Âm Nữ, cũng như thế đối với 4 can âm còn lại.
Bảng Lục Thập Hoa Giáp
Giáp Tý | 1924 – 1984 – 2044 | Hải Trung Kim (Vàng dưới Biển) |
Ất Sửu | 1925 – 1985 – 2045 | Hải Trung Kim (Vàng dưới Biển) |
Bính Dần | 1926 – 1986 – 2046 | Lô Trung Hoả (Lửa trong Lò) |
Đinh Mão | 1927 – 1987 – 2047 | Lô Trung Hoả (Lửa trong Lò) |
Mậu Thìn | 1928 – 1988 – 2048 | Đại Lâm Mộc (Gỗ cây cổ Thụ) |
Kỷ Tỵ | 1929 – 1989 – 2049 | Đại Lâm Mộc (Gỗ cây cổ Thụ) |
Canh Ngọ | 1930 – 1990 – 2050 | Lộ Bàng Thổ (Đất giữa Đại Lộ) |
Tân Mùi | 1931 – 1991 – 2051 | Lộ Bàng Thổ (Đất giữa Đại Lộ) |
Nhâm Thân | 1932 – 1992 – 2052 | Kiếm Phong Kim (Vàng trên mũi Kiếm) |
Quý Dậu | 1933 – 1993 – 2053 | Kiếm Phong Kim (Vàng trên mũi Kiếm) |
Giáp Tuất | 1934 – 1994 – 2054 | Sơn Đầu Hoả (Lửa trên Ngọn Núi) |
Ất Hợi | 1935 – 1995 – 2055 | Sơn Đầu Hoả (Lửa trên Ngọn Núi) |
Bính Tý | 1936 – 1996 – 2056 | Giản Hạ Thuỷ (Nước dưới Khe Suối) |
Đinh Sửu | 1937 – 1997 – 2057 | Giản Hạ Thuỷ (Nước dưới Khe Suối) |
Mậu Dần | 1938 – 1998 – 2058 | Thành Đầu Thổ (Đất trên Bờ Thành) |
Kỷ Mão | 1939 – 1999 – 2059 | Thành Đầu Thổ (Đất trên Bờ Thành) |
Canh Thìn | 1940 – 2000 – 2060 | Bạch Lạp Kim (Vàng trong Nến Trắng) |
Tân Tỵ | 1941 – 2001 – 2061 | Bạch Lạp Kim (Vàng trong Nến Trắng) |
Nhâm Ngọ | 1942 – 2002 – 2062 | Dương Liễu Mộc (Gỗ cây Dương Liễu) |
Quý Mùi | 1943 – 2003 – 2063 | Dương Liễu Mộc (Gỗ cây Dương Liễu) |
Giáp Ngọ | 1954 – 2014 – 2074 | Sa Trung Kim (Vàng trong Cát) |
Ất Mùi | 1955 – 2015 – 2075 | Sa Trung Kim (Vàng trong Cát) |
Bính Thân | 1956 – 2016 – 2076 | Sơn Hạ Hoả (Lửa dưới Chân Núi) |
Đinh Dậu | 1957 – 2017 – 2077 | Sơn Hạ Hoả (Lửa dưới Chân Núi) |
Mậu Tuất | 1958 – 2018 – 2078 | Bình Địa Mộc (Gỗ cây ở Đồng Bằng) |
Kỷ Hợi | 1959 – 2019 – 2079 | Bình Địa Mộc (Gỗ cây ở Đồng Bằng) |
Canh Tý | 1960 – 2020 – 2080 | Bích Thượng Thổ (Đất trên Vách Đá) |
Tân Sửu | 1961 – 2021 – 2081 | Bích Thượng Thổ (Đất trên Vách Đá) |
Nhâm Dần | 1962 – 2022 – 2082 | Kim Bạc Kim (Vàng pha Bạch Kim) |
Quý Mão | 1963 – 2023 – 2083 | Kim Bạc Kim (Vàng pha Bạch Kim) |
Giáp Thìn | 1964 – 2024 – 2084 | Phú Đăng Hoả (Lửa ngọn đèn Hải Đăng) |
Ất Tỵ | 1965 – 2025 – 2085 | Phú Đăng Hoả (Lửa ngọn đèn Hải Đăng) |
Bính Ngọ | 1966 – 2026 – 2086 | Thiên Hà Thuỷ (Nước trên Sông Trời) |
Đinh Mùi | 1967 – 2027 – 2087 | Thiên Hà Thuỷ (Nước trên Sông Trời) |
Mậu Thân | 1968 – 2028 – 2088 | Đại Dịch Thổ (Đất thuộc Khu rộng lớn) |
Kỷ Dậu | 1969 – 2029 – 2089 | Đại Dịch Thổ (Đất thuộc Khu rộng lớn) |
Canh Tuất | 1970 – 2030 – 2090 | Thoa Xuyến Kim (Vàng của Vòng Xuyến) |
Tân Hợi | 1971 – 2031 – 2091 | Thoa Xuyến Kim (Vàng của Vòng Xuyến) |
Nhâm Tý | 1972 – 2032 – 2092 | Tang Đố Mộc (Gỗ cây Dâu Tằm) |
Quý Sửu | 1973 – 2033 – 2093 | Tang Đố Mộc (Gỗ cây Dâu Tằm) |
Giáp Dần | 1974 – 2034 – 2094 | Đại Khê Thuỷ (Nước dưới Suối Lớn) |
Ất Mão | 1975 – 2035 – 2095 | Đại Khê Thuỷ (Nước dưới Suối Lớn) |
Bính Thìn | 1976 – 2036 – 2096 | Sa Trung Thổ (Đất lẫn trong Cát) |
Đinh Tỵ | 1977 – 2037 – 2097 | Sa Trung Thổ (Đất lẫn trong Cát) |
Mậu Ngọ | 1978 – 2038 – 2098 | Thiên Thượng Hoả (Lửa trên Trời) |
Kỷ Mùi | 1979 – 2039 – 2099 | Thiên Thượng Hoả (Lửa trên Trời) |
Canh Thân | 1980 – 2040 – 2100 | Thạch Lựu Mộc (Gỗ cây Lựu) |
Tân Dậu | 1981 – 2041 – 2101 | Thạch Lựu Mộc (Gỗ cây Lựu) |
Nhâm Tuất | 1982 – 2042 – 2102 | Đại Hải Thuỷ (Nước trong Biển Cả) |
Quý Hợi | 1983 – 2043 – 2103 | Đại Hải Thuỷ (Nước trong Biển Cả) |
(Dẫn theo trang huyenhocvadoisong.com)