Chương 12: Lý Giải Ngũ Hành, Can, Chi

I. Ngũ Hành

– Kim: Vàng, hay nói chung tất cả những kim loại như: sắt, đồng, bạc, chì,…

– Mộc: Gỗ, hay nói chung tất cả những loại cây.

– Thủy: Nước, hay nói chung tất cả những chất lỏng.

– Hỏa: Lửa hay hơi nóng.

– Thổ: Đất, hay nói chung tất cả những khoáng vật.

Theo Đông phương lý học thì mọi vật chất ở xung quanh ta đều tạo nên bởi một phần của Ngũ hành hay cấu kết bởi hai, ba phần của Ngũ hành, hoặc còn nguyên thể, hoặc đã biến thể. Ngũ hành có tương sinh và tương khắc.

(1) Tương Sinh – Tương Khắc

(2) Thập Can

Thập Can – Tương Hợp – Tương Phá

Phân Âm Dương và phối hợp Ngũ Hành

Thiên CanÂm DươngNgũ HànhThiên CanÂm DươngNgũ Hành
GiápDươngMộcKỷÂmThổ
ẤtÂmMộcCanhDươngKim
BínhDươngHỏaTânÂmKim
ĐinhÂmHỏaNhâmDươngThủy
MậuDươngThổQúyÂmThủy

(3) Thập Nhị Chi

Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

A – Tượng Hình

Thập nhị Chi được tượng hình bằng những giống vật.

Thập Nhị ChiTượng Hình
Chuột
SửuTrâu
DầnHổ
MãoMèo
ThìnRồng
TỵRắn
NgọNgựa
Mùi
ThânKhỉ
Dậu
TuấtChó
HợiHeo

B – Chia Nhóm

Tứ SinhDần – Thân – Tỵ – Hợi
Tứ MộThìn – Tuất – Sửu – Mùi
Tứ TuyệtTý – Ngọ – Mão – Dậu

C – Hợp

Tam Hợp

Dần – Ngọ – Tuất

Thân – Tý – Thìn

Tỵ – Dậu – Sửu

Hợi – Mão – Mùi

Nhị Hợp

Tý – Sửu

Dần – Hợi

Mão – Tuất

Thìn – Dậu

Tỵ – Thân

Ngọ – Mùi

Tý – Ngọ

Mão – Dậu

Dần – Thân

Tỵ – Hợi

Thìn – Tuất

Sửu – Mùi

*** Trong một vài cuốn sách Lý học, Thìn được coi là hòa với Tuất, Sửu được coi là hòa với Mùi, vì Thìn – Tuất – Sửu – Mùi đều thuộc Thổ.

D – Phân Âm Dương

Phối hợp Ngũ Hành, Ngũ Sắc, định Bát Quái và Phương Hướng.

Thập Nhị ChiÂm DươngNgũ HànhNgũ SắcBát QuáiPhương Hướng
DươngThủyĐenKhảmChính Bắc
SửuÂmThổVàng Đông Bắc Thiên Bắc
DầnDươngMộcXanhCấnĐông Bắc Thiên Đông
MãoÂmMộcXanhChấnChính Đông
ThìnDươngThổĐen Đông Nam Thiên Đông
TỵÂmHỏaĐỏTốnĐông Nam Thiên Nam
NgọDươngHỏaĐỏLyChính Nam
MùiÂmThổVàng Tây Nam Thiên Nam
ThânDươngKimTrắngKhônTây Nam Thiên Tây
DậuÂmKimTrắngĐoàiChính Tây
TuấtDươngThổVàng Tây Bắc Thiên Tây
HợiÂmThủyĐenCànTây Bắc Thiên Bắc

E – Qui Định Trên Bản Đồ 12 Cung

F – Phối Hợp Với 12 Chi, Phân Ra Bốn Mùa Và Qui Định Vào Ngũ Hành

G – Phối Hợp Với Mười Can

Tháng Giêng bao giờ cũng là tháng Dần, tháng hai là tháng Mão,… Nhưng cũng cần phải phối hợp 12 tháng với 10 Can để biết rõ hàng Can của mỗi tháng. Hàng Can mỗi tháng thay đổi tùy theo hàng Can của mỗi năm.

Thí dụ: Sinh năm Kỷ Sửu, tháng Tám. Coi bảng trên đây, tháng Tám là tháng Dậu, hàng Can của tháng Qúy. Vậy tháng Tám năm Kỷ Sửu là tháng Qúy Dậu.

ThángGiáp KỷẤt CanhBính TânĐinh NhâmMậu Qúy
Dần (1)BínhMậuCanhNhâmGiáp
Mão (2)ĐinhKỷTânQúyẤt
Thìn (3)MậuCanhNhâmGiápBính
Tỵ (4)KỷTânQúyẤtĐinh
Ngọ (5)CanhNhâmGiápBínhMậu
Mùi (6)TânQúyẤtĐinhKỷ
Thân (7)NhâmGiápBínhMậuCanh
Dậu (8)QúyẤtĐinhKỷTân
Tuất (9)GiápBínhMậuCanhNhâm
Hợi (10)ẤtĐinhKỷTânQúy
Tý (11)BínhMậuCanhNhâmGiáp
Sửu (12)ĐinhKỷTânQúyẤt

II. Ngày Và Giờ

Muốn biết rõ sự phối hợp của mỗi ngày trong tháng, với 10 Can và 12 Chi, phải coi trong Tính Mệnh Vạn Niên Lịch. Sau khi đã biết Can Chi của ngày, có thể tìm được hàng Can của giờ.

Thí dụ: Sinh tháng Ất Mùi, ngày 7 giờ Ngọ. Coi trong Tính Mệnh Vạn Niên Lịch, căn cứ theo tháng Ất Mùi, thấy ngày 7 là ngày Bính Dần, thấy giờ Ngọ là ngày Giáp Ngọ.

GiờGiáp KỷẤt CanhBính TânĐinh NhâmMậu Quý
Tý (23-1)GiápBínhMậuCanhNhâm
Sửu (1-3)ẤtĐinhKỷTânQuý
Dần (3-5)BínhMậuCanhNhâmGiáp
Mão (5-7)ĐinhKỷTânQuýẤt
Thìn (7-9)MậuCanhNhâmGiápBính
Tỵ (9-11)KỷTânQuýẤtBính
Ngọ (11-13)CanhNhâmGiápBínhMậu
Mùi (13-15)TânQuýẤtĐinhKỷ
Thân (15-17)NhâmGiápBínhMậuCanh
Dậu (17-19)QuýẤtĐinhKỷTân
Tuất (19-21)GiápBínhMậuCanhNhâm
Hợi (21-23)ẤtĐinhKỷTânQuý

(Dẫn theo trang huyenhocvadoisong.com)

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.