Chương 19: Ảnh Hưởng Của Tứ Hóa Đối Với Vận Thế
Sự nổ tung của bầu tinh vân cổ đại (QNB chú: ám chỉ vụ nổ Bigbang) sinh ra vũ trụ trong 1 sát na, Thời Gian liền bắt đầu được tính toán, Thời Gian lại giống như một sợi dây dài vô tận đem chúng ta ngay tại giờ khắc này liên kết với tự cổ chí kim. Mặc dù nó chỉ có tiến tới chứ không bao giờ quay trởi lại, nhưng nó cũng khắc họa lại những hình bóng rõ nét gắn liền với thời gian. Khi bạn cảm nhận được sự tồn tại của sợi giây này thì bạn liền có thể nhận thức rõ ràng bản thân mình ở chỗ nào. Từ cổ chí kim cho dù xa xôi mà bàng bạc nhưng suy cho cùng thì cũng là sự lần lượt bước qua của Thời Gian, dọc theo cái đầu mối này, bạn liền có thể tìm ra sự phát triển của lịch sử. Thời Gian chính là gốc rễ của Lịch Sử, là khởi thủy của Sinh Mệnh, là quy luật vĩnh cửu (hằng thường) của ngàn đời. Mà sinh mệnh con người chẳng qua chỉ có năm tháng cuộc đời ngắn ngủi, có sinh mệnh thì mới có sự tồn tại của vận mệnh, sự biến hóa của vận mệnh chính là lấy đơn vị Tuổi tác để đo lường, hoặc lấy đơn vị Thời Gian của Lịch Pháp để đo lường.
Số Tuổi: Là độ dài ngắn của thời gian từ lúc bắt đầu cất tiếng khóc chào đời cho tới hôm nay (QNB chú: có lẽ ám chỉ ngày mà tác giả viết cuốn sách này, ngày 30 tháng 11 năm 1993), vừa khéo được 40 tuổi 3 tháng lẻ 10 ngày.
Thời Gian của Lịch Pháp: nếu như sinh ra vào ngày 20 tháng 8 năm 1952 năm, cho tới hôm nay (ngày 30 tháng 11 năm 1993) mới thôi, tổng cộng là 40 năm 3 tháng lẻ 10 ngày.
Hai khái niệm đó là không hề giống nhau, mệnh vận của con người là theo sự biến đổi của Số Tuổi mà thay đổi, còn Thời Gian của Lịch Pháp lại không hề bị thay đổi theo những yếu tố như sự chỉnh sửa Lịch Pháp, sự khác biệt về quy định quy ước của Lịch Pháp. Nếu như quy định quy ước của Lịch Pháp mà sai lầm thì tất nhiên toàn mệnh bàn đều sai lầm. Khi chúng ta đang lúc suy tính vận thế của Lưu Nguyệt, Lưu Niên, thì cái Năm – Tháng – Ngày mà các bạn nói đến ấy là dùng Thời Gian của Lịch Pháp để làm chuẩn hay là dùng Số Tuổi để làm chuẩn đây?
Thời Gian của Lịch Pháp và Số Tuổi sinh mệnh, giữa 2 cái này có mối quan hệ gì để hỗ trợ nhau trong việc tính toán sợi dây của Thời Gian? Hai khái niệm này lại cần dựa vào đầu mối liên kết chặt chẽ của loại quan hệ nào để khởi? Vì sao chúng ta chia thành các khoảng thời gian vận khí của Lưu Niên, Lưu Nguyệt, Lưu Nhật, ấy chính là lấy Thời Gian của Lịch Pháp để làm chuẩn ư?
* Khởi Dần thủ (Thiên Can cung Dần / theo phép Ngũ Hổ độn) nhất định chính là Thiên Can tháng Giêng của năm mà đương số được sinh ra đời. Cho nên Can của các cung sau khi an bài lá số (mệnh bàn) tương đồng với Thiên Can của các tháng trong năm Âm Lịch mà đương số được sinh ra. Lấy nó để mà suy đoán vận trình cát hung của Đại Hạn hoặc Lưu Niên hoặc Lưu Nguyệt, chứ không phải áp dụng Thiên Can của cái năm Lưu Niên đang xem đó. Rồi lại khởi Dần thủ để mà tìm ra Can mới của cung nhằm biểu diễn Tứ Hóa, đại diện cho suy luận mệnh bàn. Tất cả đều phải lấy Thiên Can năm sinh của đương số, cho nên Thiên Can Dần thủ (ngũ Hổ độn) chính là tiêu chuẩn cơ bản. Điều này biểu thị Số Tuổi của đương số cùng với Thời Gian của Lịch Pháp mượn phép Ngũ Hổ độn khởi Thiên Can cung Dần để mà khiến 2 khái niệm hợp lại làm một. Do đó, mệnh bàn khởi Dần thủ Thiên Can chính là một việc vô cùng trọng yếu, bởi vì Thiên Can của các cung, đại diện cho Thiên Can của mỗi tháng trong 12 tháng của năm mà đương số được sinh ra đời. Cho nên suy luận thời gian ứng nghiệm của sự việc, quyền quyết định là ở chỗ Thiên Can chứ không phải ở chỗ các Địa Chi.
[Thời gian Ứng nghiệm]: Phối hợp các tình huống hội hợp xung chiếu của Tứ Hóa ở trên mệnh bàn, từ Thiên Can của cung mà khởi phi Tứ Hóa, xác định ra cung vị Địa Chi của Lưu Niên ứng nghiệm.
Muốn phán đoán là lúc nào phát sinh, nhất định phải xem là cái Thiên Can 1 cung nào bị Hóa Kị xung tới để mà phán đoán thời kỳ ứng nghiệm, Thiên Can của cung khởi phi chính là “Thời Gian” ứng nghiệm.
Tại vì sao ở các chương trước đây có nhắc tới “Địa Chi” đại biểu cho “Thời Gian”, thế này lại chẳng hóa ra là trước sau mâu thuẫn ư? Trước đây đã từng nói qua, Địa Chi dựa vào sự biến đổi của Thiên Can, bóng nắng mặt trời (nhật ảnh) mà có sự tăng giảm, nó chính là tuân theo sự thay đổi của Thiên Can di chuyển mà có sự biến đổi. Thiên Can là dựa vào sự thay đổi của quý tiết (mùa, thời kỳ), các địa phương khác nhau thì cũng có thể thay đổi khác nhau. Địa Chi thì sau khi trải qua sự xác định rõ, không hề còn sự biến đổi, cố định lại (bởi vì cổ nhân cho rằng mà Địa/Đất thì bất động, còn Thiên/Bầu Trời thì chuyển động xung quanh Địa vậy). Nó đối với tất cả mọi người là giống y như nhau, đối với mệnh bàn mà nói, thì nó chính là đại diện cho mỗi 1 ô vuông có tên gọi theo trình tự thuận chiều, trừ điều đó ra, trong khi đoán mệnh với vận thì nó chẳng có ảnh hưởng gì. Do nó là cố định nên phải dựa theo diễn biến Tứ Hóa của Thiên Can để mà định ra thời kỳ ứng nghiệm.
Còn như “Ứng nghiệm kỳ” là năm nào ư? Đương nhiên là lấy Địa Chi của chỗ Thiên can sở tại là năm ứng nghiệm, như: cung Dậu, thì Thiên Can của nó có khả năng là 5 Can âm gồm Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý; chứ chẳng phải là tất cả Can cung đều có thể phát sinh sự việc, mà mỗi một Thiên Can mang tính chất riêng khiến cho các Hóa tinh thay đổi, phát ra năng lượng hoặc cát hoặc hung mới có thể làm phát sinh sự kiện. Cũng không phải là cứ đến cung Dậu, chỉ cần thấy các sao tọa thủ giống nhau thì đều sẽ phát sinh sự kiện giống nhau, mà phải biết sẽ phát sinh hay không là mấu chốt nằm ở “Thiên Can”. Cho nên “Thời gian của Ứng nghiệm” chính là lấy Thiên Can của cung nào đó trên lá số (mệnh bàn), kết hợp với Địa Chi của Lưu Niên mà tìm ra cái năm lưu niên ứng nghiệm sự kiện. Vì lẽ đó, dựa vào môi trường trung gian của Địa Chi, xâu chuỗi Thiên can, đem Thời gian Ứng nghiệm của sự kiện đời người và Thời gian Lịch pháp mà hợp lại làm một. Đó là lý do mà từ sự suy tính của mệnh bàn có thể biết được:
Vì vậy, Tử Vi Đẩu Số áp dụng Lưu Niên mà không cần Tiểu Hạn, dựa vào sự kết hợp 12 Địa Chi trên mệnh bàn và Lưu Niên, khiến cho “Mệnh” cùng với “Thời” phối hợp. Mượn “Can” độn “Tinh” vay “Tượng” hợp “Chi” ứng “Thì”. Còn như, ảnh tượng (hình ảnh) của sự việc và nguyên nhân của sự việc, thì lại từ: Sự trùng điệp cung vị và các hóa tinh tạo thành. Cũng chính là: có nguyên nhân và hình tượng, mới có thể miêu tả “Sự kiện” một cách cụ thể. Còn như, mối quan hệ giữa 2 yếu tố là nguyên nhân của sự kiện và hình tượng của sự việc, thì cũng không thể phân chia rành mạch thành hai yếu tố được, vì chúng đan xen lẫn nhau thành cặp.
Đối với việc vận dụng:
Hình tượng của Sự kiện: Từ mối quan hệ trùng điệp của cung vị, xác định ý nghĩa hình tượng của các Hóa tinh.
Nguyên nhân của Sự kiện: Từ mối quan hệ trùng điệp của cung vị & đường bay đến của các Hóa tinh, tìm ra nguyên nhân đối ứng.
Khảo sát Thí dụ 1:
Giờ đưa ra một thí dụ đoán mệnh (mệnh lệ) để mà phân tích xem hình tượng của sự kiện & nguyên nhân sự kiện được tìm ra như thế nào ở trong 12 cung? Cái mệnh lệ rất quý giá này là được cung cấp bởi một vị Đại sư môn Tử Vi Đẩu Số cực kỳ nổi tiếng người Nhật Bản.
* Nguyên do:
Chủ nhân lá số này mở một cửa hàng bán tặng phẩm ở Nhật Bản, có việc muốn tìm Đại sư Tử Vi Đẩu Số chỉ điểm bến mê, đã hẹn được ngày gặp mặt. Vào 11h đêm cái hôm trước ngày hẹn, khi ngồi tàu điện trên đường về nhà từ cửa hàng bán tặng phẩm, liền thầm nghĩ: “Ngày mai phải đi bái kiến Đại sư, đầu tóc đã chừng mấy ngày chưa gội rồi. Không hay lắm!!! Dẫu ngay lập tức trở về tắm gội và chờ cho khô thì cũng đã khuya lắm rồi. Sáng sớm ngày mai phải chạy tới chỗ Đại sư. Có lẽ là sẽ ngủ không đủ giấc, hoặc là bị ngủ quên. Nếu như để sáng sớm mai mới tắm gội, chờ làm khô thì cũng bị trễ hẹn. Bằng không thì sẽ phải dậy từ rất sớm để chuẩn bị. Rốt cuộc cần phải làm sao đây?”. Cứ trăn trở suy nghĩ về cái vấn đề này mãi.
Ngày hôm sau đến chỗ Đại sư, khi mở Mệnh bàn ra, chẳng hiểu sao mà câu nói đầu tiên của Đại sư lại hỏi ngay là: “Giờ Tý tối qua, có phải là vì chuyện đầu tóc mà khiến bạn hao tổn tâm trí hay không”. Khiến cho chủ nhân lá số sợ ngây người, tại sao lại có thể nói trúng sự việc trong tâm tư của mình ở mấy canh giờ trước đây?!
* Vấn đề: Ở trong sự kiện này có mấy điều cần phải nghiên cứu
1, Lưu Nhật & Lưu Thời được vị Đại sư này khởi như thế nào? Một tháng có 30 ngày mà Mệnh bàn có 12 cung, mỗi 1 cung có thể có thể đại biểu 2 ngày hoặc 3 ngày. Ông ấy làm thế nào để từ trong đó mà tìm ra chính xác Nhật kỳ để khởi Lưu Thời nhỉ?
2, Tại sao là tóc nhỉ? Vì sao biết rõ chỉ là hao tổn tâm trí mà thôi?
* Phân tích: (trước tiên, mời các tự mình phân tích Mệnh bàn xem)
Giờ Tý ngày X tháng 12 năm 31 tuổi (năm Đinh Mão) vì việc đầu tóc mà phải hao tâm tổn trí. Đầu tiên: Chúng ta muốn định ra các cung vị Lưu Nguyệt, Lưu Nhật, Lưu Thời của Lưu Liên, căn cứ vào quy tắc tên gọi tương quan ghi vào các cung vị đã định ra.
Thiên can (Quý) của cung Phúc Đức ứng giờ Tý của Lưu Nhật (bên trong cung có Thái Dương và Thái Âm tọa thủ) khiến Tham Lang hóa Kị nhập cung Điền Trạch của Lưu Thời xung vào cung Phúc Đức của Lưu Nguyệt (bởi vì đã biết là sự việc phiền não, cho nên lấy cung Phúc Đức làm cung biểu lộ hình tượng); ăn khớp với điều kiện của đồng loại tương xung, cho nên có sự việc phiền lòng, quả không sai. Bởi vì can Quý khiến Tham Lang hóa Kị xung vào cung Phúc Đức của Lưu Nguyệt, mà sao Tham Lang lại là Quý thủy là nước bẩn, mà lại ở cung Điền Trạch, nên biết được chính là các loại nước như là nước tắm, nước giặt quần áo, tắm cơm canh,… Bởi vì mối liên hệ của Thái Dương và Thái Âm nên có thể dẫn tới rõ hơn là “Gội đầu”. Cho nên thường là vì việc gội đầu mà phiền lòng.
Ở trong thí dụ này: (tham khảo hình bên dưới)
Từ các loại trạng thái hoặc tổ hợp tinh tú, Tứ Hóa, Can Chi của cung khởi phi và cung bay đến, giúp cho sự suy xét tổng hợp, đem những ký hiệu này đối chiếu tới những sinh hoạt hàng ngày. Tìm ra sự vật đối chiếu để giải thích, là có thể phán đoán gọn gàng khúc chiết, gãi đúng chỗ ngứa, dùng dự đoán chính xác tương lai.
Trở lại một vấn đề nữa: Cùng 1 Cung vị, có thể sẽ trùng điệp nhiều tầng (lần), ở trong tất cả thì rốt cuộc là cần phải rút ra tầng tầng nào để mà giải thích? Ở trong ví dụ này, chúng ta tìm xem canh giờ nào có sự phiền lòng, cho nên lấy cung Phúc Đức của Lưu Thời để phi Tứ Hóa, xem Hóa Kị có xung vào cung Phức Đức của Lưu Nhật hay không. Đó là lý do mà, cần nắm lấy mối quan hệ của “Cung vị trùng điệp” để giải thích “Hình tượng”. Thí dụ này phải lấy mối quan hệ cung vị trùng điệp của Lưu Thời để giải thích, mà khi giải thích thì dựa vào cung Phúc Đức chính là cung khởi phi, là cung hỏi sự việc, cho nên dùng nó làm trọng điểm. Cung Điền Trạch chính là cung bay tới, là cung tiếp nhận Hóa tinh bay tới từ can cung hỏi sự việc. Chỉ có thể giúp cung khởi phi biểu lộ ra hình tượng của nó. Ảnh hưởng quan trọng nhất trong cung bay tới, là ở Hóa tinh nằm bên trong đó từ Can cung phi Tứ Hóa tới (giống vai trò của sao Tham Lang hóa thành Kị ở trong ví dụ này), nó tham khảo cung hỏi sự việc để tìm ra “Hình tượng” của sự việc chính.
Bởi vì các tinh tú của cung khởi phi có rất nhiều tổ hợp hình thái, cho nên Tử Vi Đẩu Số Phi Tinh chỉ dùng 28 sao thì có thể đại biểu ngàn vạn hiện tượng trong nhân thế. Do số sao thì ít mà sự việc thì nhiều, cho nên một sao phải dựa theo sự khác biệt về cung vị, cũng như sự kết hợp với các phụ tinh đồng cung để mà hiển hiện ra hình tượng khác nhau, như trong ví dụ này:
Thái Dương, Thái Âm đều có hình tượng Chủ, mà vì 2 sao đồng cung ở Phúc Đức, cho nên lựa ra hình tượng “Đầu Tóc” để mà sử dụng. Lại thêm Tham Lang ở cung Điền Trạch, cho nên lựa ra hình tượng “Nước” để mà sử dụng. Phối hợp lại mà giải ra là “Gội đầu”. Đương nhiên, cũng có thể là “Tóc bị ướt”. Việc suy luận tinh tế tỉ mỉ hình tượng đến mức như vậy, phải là người đã nghiên cứu Đẩu Số vài chục năm mới có thể có công lực định hướng chính xác như vậy. Nếu như định hướng không đúng, cho dù đã đầu tư cả trăm năm tâm huyết thì vẫn không biết được nguyên cớ, đành phải tìm kiếm đáp án qua tâm linh huyền bí mà thôi.
Mối liên hệ cung vị trùng điệp, chính là lấy sự sảo hợp trong quan hệ của tam bàn Thiên Địa Nhân. Để định nghĩa các cung vị trùng điệp, cũng chính là: Mệnh gốc hóa cho Đại Hạn sử dụng, cho nên nếu cung Quan Lộc của Mệnh gốc khiến Hóa Quyền nhập vào cung Phu Thê, và nếu Đại Hạn lại vừa vặn đi tới cung Phu Thê thì biểu thị sự nắm giữ quyền uy trong sự nghiệp. Nếu người đã kết hôn, thì Đại Hạn này sẽ rất chăm chỉ trong công việc, cũng sẽ có thành tựu. Nhưng nếu chưa kết hôn, ý chí phấn đấu quyết liệt của Hóa Quyền sở chủ ý chí chiến đấu trùng kính, hùng tâm hăng hái hướng về phía trước gặt hái được các thành quả và cũng sẽ chịu chút thiệt thòi về tình cảm. Bởi vì chưa kết hôn, cung Phu Thê chính là gốc của Hư Vị, đây chính là nguyên tắc của cung vị Hư – Thực, mà các bạn đọc cần phải biết.
Mối liên hệ của Thiên Địa Nhân bàn, cần phải phân tích các hạng mục:
1, Lá số gốc (bản Mệnh bàn) hóa cho Tứ Hóa của lá số Đại Hạn (Đại Hạn bàn), ở trong lá số của Đại Hạn thì hiển thị ra những loại quan hệ nào?
* Xung (sao Hóa Kị)
* Chiếu (sao Lộc, Quyền, Khoa)
* Hội (nhập)
* Hợp (tam hợp)
2. Lá số của Đại Hạn lại hóa cho Tứ Hóa của Lưu Niên dùng, xét các quan hệ dưới đây?
* Tam Hợp phương của lá số gốc (bản Mệnh bàn) có bị hoặc là Kị xung? hoặc là Kị nhập vào Mệnh gốc hay không?
* Tứ Hóa của lá số Đại Hạn và Tứ Hóa của lá số gốc, hiển thị ra loại quan hệ nào? Đặc biệt là sao Hóa Kị, có hiện ra sự đối xung hay không? Hoặc 2 ngôi Kị tinh đều vào trong cùng một cung?
3. Cung vị của lá số gốc & cung vị của lá số Đại Hạn hiển thị loại quan hệ nào?
Thí dụ như: Cung Tật Ách của lá số gốc chính là cung Tài Bạch của lá số Đại Hạn, 2 cái trùng điệp cùng một chỗ, đây chính là cung vị trùng điệp, đại biểu tiền bạc của Đại Hạn có mối quan hệ với Tật Ách của Mệnh gốc. Mức độ mật thiết của sự liên hệ này thì dùng Tứ Hóa để kết hợp, các mục 1, 2 đã nói ở trên chính là sự suy xét mức độ mật thiết của sự kết hợp. Nếu như Tứ Hóa đều “Nhập” thì đại biểu sự kết hợp chặt chẽ, biết rất chăm chỉ nỗ lực đi kiếm tiền. Nếu như là “Xung” thì biểu thị không còn cách nào kết hợp, bác bỏ lẫn nhau, chính là lười nhác không cố gắng đi kiếm tiền.
4. Thời gian Ứng nghiệm? Hoặc kỳ hạn Ứng nghiệm?
* Cung bị Xung phải chịu tổn hại lớn nhất, khi Lưu Niên đi qua cung bị Xung thì sẽ bị hung.
* Tam hợp Cục, lấy Quyền ở cung Quan Lộc của Lưu Niên là cát.
* Đồng loại không thể tương xung, như Tật Ách của Đại Hạn không thể xung Tật Ách của Mệnh gốc.
* Hóa nơi Mệnh gốc, ứng nghiệm ở Lưu Niên.
* Hóa nơi Đại Hạn, ứng nghiệm ở Lưu Nguyệt.
* Đại Hạn xung Mệnh gốc, 10 năm không thuận lợi.
* Lưu Niên Kị xung, 1 năm hối lận.
Cùng cái lý ấy:
* 3 sao Hóa cát của Đại Hạn hội vào tam hợp Mệnh gốc, 10 năm cát tường.
* 3 sao Hóa cát của Lưu Niên hội vào, 1 năm thuận lợi may mắn.
Khảo sát Thí dụ 2:
Cái này từ trong bộ sưu tập các thí dụ đoán mệnh của người viết, lại đưa ra để cùng với quý vị tham khảo: Trước tiên mong quý vị suy ngẫm một chút, xem xem đương số này ở hạn cung Ngọ phát sinh tai họa to lớn gì?
Sau khi quý vị suy đoán, nhất định là đã tìm ra từ sự cân nhắc lần lượt các cung nhân sự của Đại Hạn Giáp Ngọ, để mà tìm ra cung nhân sự của Đại Hạn và cung đồng loại của lá số gốc xem hiện ra cung vị của mối quan hệ tương xung:
1, Thiên Can cung Phụ Mẫu của Đại Hạn có Hóa Kị xung tới cung Phụ Mẫu của Mệnh gốc hay không?
2, Thiên Can cung Phúc Đức của Đại Hạn có Hóa Kị xung tới cung Phúc Đức của Mệnh gốc hay không?
3, Thiên Can cung Điền Trạch của Đại Hạn có Hóa Kị xung tới cung Điền Trạch của Mệnh gốc hay không?
Kết quả phát hiện được:
* Thiên Can cung Tật Ách của Đại Hạn khiến Hóa Kị xung tới cung Tật Ách của Mệnh gốc (phù hợp với cung đồng loại tương xung)
* Thiên Can cung Tật Ách của Mệnh gốc khiến Hóa Kị lại “Nhập” cung Tật Ách của Đại Hạn (biểu thị sự quan hệ chặt chẽ của 2 cung này), từ sự quan hệ chặt chẽ cho nên lực xung của cung Tật Ách của Mệnh gốc rất hung.
Tới bước này, chỉ biết là Tật Ách có hung hiểm, thế nhưng là dạng “Hung sự” gì thì cũng không biết. Cần phải sử dụng cung khởi phi và cung bay đến, cùng với tổ hợp các sao để khởi thì mới có thể hiện lộ ra “Hình tượng”.
Hơn nữa, sau khi khảo sát mối quan hệ của cung khởi phi và cung bay đến, rồi mới định ra “Hình tượng” biến hóa khôn lường nằm ở tổ hợp nhóm tinh tú:
Bởi vì, các cung trên lá số gốc là trạng thái tĩnh, đại biểu cho một số đặc tính mà thôi, còn “Vận thế” nhân có Tứ Hóa và các tinh tú xung kích thì mới có hiệu ứng cát hung. Cho nên, cát hung của vận thế, cần phải xem ở mối quan hệ tương hỗ của lá số Đại Hạn. Tong ví dụ này, chính là cung Tật Ách của Đại Hạn làm Hóa Kị nhập vào cung Mệnh của Đại Hạn và đồng thời xung tới cung Thiên Di của Đại Hạn. Mà cung Thiên Di của Đại Hạn lại chính là cung Tật Ách của Mệnh gốc (lá số gốc), đại biểu cho bệnh tật của vận này và việc xuất ngoại có quan hệ. Do phải chịu Hóa Kị xung tới cho nên là hung họa. Vì vậy nên tiếp sau đó, khi giải thích về “Hình tượng” của tổ hợp các tinh tú, liền cần phải theo phương hướng này mà nắm lấy hình tượng đối ứng để giải thích.
Cho nên đương số này: Vì bị tai nạn xe cộ nên não chấn thương nghiêm trọng, thận và dạ dày cũng bị tổn thương do vụ va chạm. Bởi vì Văn Xương hóa Khoa của năm sinh bị Kị xung phá, khiến Khoa tinh mất đi tác dụng bảo vệ, thành ra gặp tai nạn trí mạng.
Tiếp tục, sẽ phải tìm ra “Thời gian” phát sinh. Trong những phân tích đã nói bên trên, chỉ biết là nằm trong 10 năm Đại Hạn ấy, sẽ có phát sinh tai nạn xe cộ nghiêm trọng. Mà 10 năm là một quãng thời gian khá dài, nên cũng không thể bảo người ta là trong 3650 ngày thì ngày nào cũng đều phải thấp thỏm đề phòng. Cho nên, từ trong lá số thì việc quan sát các mối quan hệ xung chiếu hội nhập của Tứ Hóa để tìm ra “Thời gian Phát sinh” là trình tự rất trọng yếu. Do thí dụ đoán mệnh này là thuộc về:
Tình huống mà cung Tật Ách của Đại Hạn làm Hóa Kị xung tới cung Tật Ách của Mệnh gốc (đồng loại tương xung). Cho nên, khi Lưu Niên đi tới năm Hợi của (đại) hạn cung Ngọ, thì Hóa Kị xuất ra từ Can cung Tật Ách của Đại Hạn vừa đúng chỗ cung Tật Ách của Lưu Niên, cho nên ở năm đó gặp chuyện không may.
Thí dụ này là một thí dụ đoán mệnh rất điển hình, ngoài việc các bạn cần phải nắm vững trình tự suy luận để sáng tỏ rõ ràng từng ly từng tý mạch suy nghĩ, thì cũng cần phải thu thập nhiều thí dụ đoán mệnh. Thế nhưng trên thị trường có rất nhiều sách đoán mệnh ấy vậy mà lại lấy lá số giả tạo không có căn cứ. Hơn nữa, về thí dụ ghi lại không rõ ràng, không còn cách nào truy được tiền căn hậu quả, khiến cho chẳng có cách nào theo dõi ở trên lá số để tìm ra tính quan quan của cung vị đối ứng, cùng Tứ Hóa khởi phi, hay nơi mà chúng bay tới. Cho nên muốn phải tăng cường công lực, phải lấy nhiều ví dụ đoán mệnh thì mọi người mới có thể đi sâu vào giải thích.
(Dẫn theo trang www.huyenhocvadoisong.com)