Chương 3: Xác Định “Tọa – Hướng”

I. Xác Định Tâm Nhà

Trước tiên, diện tích để xác định tâm nhà là phần nội công trình (hay phần kín khí). Ví dụ: trường hợp nhà ba gian không tính phần hiên nhà (phần không kín)

Đối với những nhà dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông thì tâm nhà tìm đơn giản bằng cách lấy giao điểm của 2 đường chéo sẽ tìm được.

Tuy nhiên, trong thực tế nhà cũng rất nhiều kiểu, chữ L, chữ thập, thậm chí hình tròn và các hình khác nữa thì cách tìm như nào cho chuẩn. Cách đơn giản nhất là tìm tâm đối xứng hay quy mặt bằng căn nhà cần tìm nằm trong hình chữ nhật hoặc hình vuông, sau đó tìm giao điểm để xác định tâm nhà.

Việc xác định được tâm nhà rất quan trọng trong các bước tính toán về sau như: hướng nhà, hướng cổng, tâm cửa, hướng bếp, hướng ban thờ, đặt cầu thang…

Kiểu nhà chữ T, chữ Thập

Kiểu nhà chữ U, chữ L đứng và L nằm

Để xác định “Tọa” và “Hướng” của ngôi nhà, tham khảo các chỉ dẫn dưới đây:

(1) Đứng giữa trung tâm nhà, mặt bạn quay về hướng ngoài đường ( hướng mặt tiền ) thì hướng đó tương ứng với “Hướng” của ngôi nhà. Còn sau lưng bạn tương ứng với “Tọa” của ngôi nhà.

(2) Trường hợp nếu là chung cư thì đứng ở trung tâm của chung cư, mặt bạn quay về hướng cửa chính của chung cư, đó là “Hướng”, còn sau lưng bạn tương ứng với “Tọa” của chung cư, còn căn hộ của bạn được tính như một phòng của chung cư, cửa chính của căn hộ được tính như cửa phòng. ( chúng ta sẽ đề cập sau )

(3) Kết hợp sử dụng là bàn của điện thoại và la bàn kim ( mua trên các trang thương mại điện tử dưới 100k ), nếu có la bàn phong thủy thì càng tốt. Tải thêm ứng dụng la bàn phong thủy trên điện thoại khi đo đều có ghi “Tọa” và “Hướng”.

* Lưu ý trước khi đo:

– Bỏ hết đồ sắt thép mang bên mình.

– Các vị trí gần sắt, thép, bê tông 1 – 2m có ảnh hưởng đến kết quả đo.

– Đường dây điện lực cách 3 – 4m cũng ảnh hưởng đến kết quả đo.

– Nhà chung cư thì bắt buộc phải đo ở ngoài tòa nhà.

– Thực hiện đo với nhiều vị trí khác nhau và so sánh kết quả.

 

II. Giải Đáp Thắc Mắc Về Việc Đo Hướng Nhà

Hỏi: Khi đứng phía trước nhà để đo hướng, độ số trên La Bàn chỉ khác với khi vào bên trong căn nhà để đo. Thậm chí số đo của từng khu vực trong căn nhà cũng khác nhau. Tôi hiểu đây là do ảnh hưởng của các vật liệu sắt, thép, đường dây điện… tác động đến. Vậy trong trường hợp này, ta nên tin vào số liệu nào?

Đáp: Khi đo hướng nhà thì nên đứng bên ngoài nhà mà đo, cũng như cần đứng tránh xa các vật bằng kim loại hoặc dẫn điện từ 2m trở lên. Đó là độ số chính xác nhất. Còn nếu đứng bên trong nhà đo thì kim la bàn thường bị sai lệch, nên những độ số đó không chính xác.

Hỏi: Tôi đã đọc phần chỉ “Xác Định Tâm Nhà” nhưng vẫn có nhiều chỗ chưa hiểu. Mong được giải thích rõ hơn.

Đáp: Khi muốn đo hướng nhà thì chỉ cần kiếm 1 cái la bàn và một chiếc điện thoại, loại có mặt số khá lớn, để có thể nhìn thấy từng độ một trên đó là được. Không cần mua những loại đắt tiền quá, mà những loại bình thường như hình bên dưới cũng có thể dùng được.

– Trước hết, kiếm 1 la bàn có mặt tương đối lớn, để có thể nhìn thấy từng độ 1 trên đó. Thường thì trên la bàn, cứ cách 5, 10 hay 20 độ thì người ta mới ghi 1 số (như hình la bàn bên trên, nhưng trong khoảng cách 5 – 10 độ thì có những vạch để người xem có thể tính từng độ 1).

– Cầm la bàn ra đứng ở SÂN TRƯỚC nhà, nhưng khi cầm thì nhớ giữ cho la bàn nằm thẳng (thì kim la bàn mới có thể tự động xoay chuyển được). Nếu cầm nghiêng thì sẽ làm kẹt kim, và nó sẽ không di chuyển được nữa. Hoặc nếu không thì có thể đặt la bàn trên 1 cái kệ hoặc ghế gỗ bằng phẳng cũng được (không nên đặt trên mặt đất, vì kim la bàn cũng có thể bị lệch đi).

– Sau khi cầm, hay đặt la bàn trên 1 mặt phẳng thì kim la bàn sẽ di động 1 lúc rồi ngưng lại. Chỗ kim ngưng lại sẽ là chính BẮC (tức 0 độ).

– Lúc này, cần xoay mặt kiếng có vạch những độ số (hoặc xoay la bàn) cho đến khi số 0 (hay 360) nằm ngay tại đầu mũi kim la bàn. Kế đó, chỉ cần nhìn thẳng về phía trước nhà (xuyên qua mặt la bàn) là sẽ biết được hướng nhà (mũi tên màu xanh trong hình).

* CHÚ Ý:

– Điều cần nhớ là trong lúc nhìn để xác định hướng, phải để ý là kim la bàn vẫn chỉ số 0 (hay 360, tùy từng loại la bàn). Nếu đặt la bàn lên kệ hay ghế gỗ thì mới không cần để ý tới điều này.

– Cần đặt la bàn tại những chỗ cách cột điện, hàng rào sắt từ 1 đến 2 mét (càng xa càng tốt). Có như vậy thì kim la bàn mới không bị sóng điện hay kim loại làm cho tự động xoay chuyển mà chỉ lệch đi. Ngay cả những ghế gỗ có đóng đinh sắt, hay tay người cầm đeo vàng, đồng hồ, hoặc quần áo có nút bằng sắt hay kim loại… cũng có thể làm lệch mũi kim của la bàn.

Ví dụ cách đo về nhà tôi hướng Tây Nam – 208º

 

III. Chia Sơ Đồ Mặt Bằng Nhà Ra Thành 8 Phần

Dựa vào sơ đồ mặt bằng ta chia nhà ra thành 8 phần bằng nhau tương ứng với 8 hướng cơ bản. Tuy nhiên, có 3 hướng quan trọng nhất là:

Hướng Nhà: là hướng mặt tiền.

Hướng Cửa Chính: là hướng từ Tâm nhà qua điểm giữa của cửa chính (đại môn) của nhà đi ra.

Hướng Bếp: là hướng ngược với hướng người nấu ví dụ người nấu hướng về hướng Đông, thì hướng bếp là hướng Tây.

 

Ví dụ 2 cách đo về nhà hướng Tây Nam – 225º

  • Hướng Nhà: là Khôn – 225 độ
  • Hướng Cửa là Ngọ – 181 độ
  • Hướng Cổng: cách làm cũng như xác định hướng cửa
  • Hướng Bếp: là Cấn – 45 độ. Kẻ đường thẳng bắt đầu từ tâm nhà và song song với đường thẳng từ cạnh bếp đến lưng người nấu. Đường thẳng này cắt ở cung nào trong vòng 24 sơn hướng thì đó là hướng bếp.
  • Hướng Bàn Thờ: xác định tương tự như hướng bếp

 

(Dẫn theo trang www.huyenhocvadoisong.com)

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.