Bậc cao nhân thật sự vừa có thể ẩn mình rất sâu vừa có thể lớn mạnh một cách lặng lẽ.
Người thông minh nhất chính là gỏi cất giấu cái khôn khéo dưới lớp vỏ kém cỏi
Trong “Thái Căn Đàm” có câu: “Tài hoa của người quân tử ẩn tàng trong ngọc bích, làm cho người khác không dễ dàng đoán biết được”.
Bậc chính nhân quân tử, sẽ không để lộ tài năng của mình, giống như ngọc thạch ẩn mình trong đá.
Thời Chiến Quốc, Tống Khang Vương là một người rất tham vọng, ông đã dùng vũ lực để giành lấy ngôi vị Tống Vương, sau đó còn ra sức mở rộng lãnh thổ.
“Sử ký” có ghi chép lại: “Đánh nước Tề ở phía Đông, chiếm được năm thành. Phía Nam đánh bại quân Sở, phía Tây đánh bại quân Ngụy, diệt nước Đằng”.
Tuy nhiên điều khiến Tống Khang Vương cảm thấy không hiểu được chính là, các đại thần lại tỏ ra không sợ hãi đối với ông. Điều này khiến ông cảm thấy mất thể diện, tự nhận rằng mình không đủ uy nghiêm. Ông liền cho mời đại thần Đường Ưởng đến và hỏi: “Vì sao mọi người lại không sợ ta?”
Đường Ưởng trả lời: “Ngài bất quá chỉ là mở rộng lãnh thổ, sát hại người vô đạo đức. Nếu như ngài gán cho người tốt một tội danh nào đó, để mọi người cho rằng ngài không phân biệt được chuyện tốt hay xấu, vậy thì mọi người tự nhiên sẽ sợ hãi ngài”.
Không lâu sau đó, bản tính tàn bạo của Tống Khang Vương lại trỗi dậy, và ông đã ra lệnh sát hại Đường Ưởng.
“Thông minh quá sẽ bị thông minh hại”, có lẽ là ám chỉ những người như Đường Ưởng. Tuy rằng Đường Ưởng hiểu rõ tất cả mọi chuyện, nhưng lại nói cho người đáng ra không nên nói cho biết sự tình.
Giấu ngôn từ trong tâm là khôn ngoan nhất.
Tục ngữ có câu: “Khổ không kêu than, vui không lên tiếng”.
Chỉ khi đã trải qua một việc, thì mới có thể hiểu được rằng bản thân cần phải làm điều gì đó thay vì phàn nàn. Ông trời nhất định phải để cho người phàn nàn mất phương hướng, nếu như lúc này bạn than thở hoặc cảm thấy bất công thì rất có thể cơ hội sẽ không đến nữa.
Chúng ta thường tự nhủ rằng bản thân cần phải “giấu sự thông minh của mình đi và giả vờ ngốc nghếch”. Nhưng khi thực sự gặp chuyện thì chúng ta lại không thể làm được như vậy. Khi đau buồn chúng ta liền rơi lệ, còn khi vui thì phấn chấn và khi giàu có thì lại muốn khoe khoang.
Chỉ những người có tấm lòng cao qúy mới thực sự có thể ý thức được lời nói của mình, họ hiểu được rằng thay vì yêu cầu một người nói điều gì đó, không bằng tự chủ động đi làm.
Ẩn mình trong dân chúng là thực tại nhất
Tục ngữ có câu: “Cao thủ tại dân gian, cao tăng trong miếu lạnh”.
Nếu như là một cao nhân thật sự thì sẽ không ưa thích phồn hoa chốn nhân gian, cũng sẽ không dễ dàng tự mình đứng giữa một sân khấu rộng lớn. Bởi vì họ hiểu rằng, suy cho cùng những thứ đó cũng chỉ là ánh hào quang nhất thời, họ sẽ không để cho ánh sáng cùng với tiếng vỗ tay của khán giả vây quanh mình làm mê hoặc bản thân.
Việc được nổi bật giữa đám đông là điều mà nhiều người mong muốn. Tuy nhiên “người sợ nổi danh, heo sợ mập”. Có lẽ điều tốt nhất vẫn là cuộc sống bình dị, không nổi bật, đây cũng là con đường ổn định nhất mà không bị buộc phải treo lơ lửng giữa trời.
Khi một số đông người nào đó tung hô bạn lên tận mây xanh, bạn có thể sẽ cảm thấy lâng lâng hạnh phúc, nhưng cuộc sống của bạn đã bị những người tung hô kia kiểm soát rồi. Đến một lúc nào đó, họ sẽ buông tay, và bạn sẽ bị ngã xuống đất.
Toàn Kan.
<
p style=”text-align: right”>Nguồn: Sưu Tập