Trong bộ phim truyền hình “Anh Hùng Xạ Điêu” có đoạn Hoàng Dược Sư lần đầu tiên gặp Quách Tĩnh liền nói thẳng với Hoàng Dung rằng: “Cha không thích người này”.

Đối với người mà con gái mình yêu đến chết đi sống lại, ông lại có thể tâm bình khí hòa nói thẳng ra cảm xúc yêu ghét của mình như vậy, thì phải nói rằng Hoàng Dược Sư đúng thật là cao nhân.

Biển người mênh mông, sống ở trên đời chúng ta không tránh khỏi gặp phải những người khiến ta cảm thấy không ưa, thậm chí là ghét cay ghét đắng.

Nhưng Khổng Tử lại nói: “Người quân tử quang minh lỗi lạc, tấm lòng thản đãng vô tư, kẻ tiểu nhân cân đo đong đếm, bụng dạ suy tính thiệt hơn”.

Nếu bạn ghét ai đó, bạn không cần phải buồn bực làm gì, cách xử lý tốt nhất là không chạm mặt nhau, lặng lẽ rời xa, suy nghĩ từ nhiều góc độ, thăng hoa bản thân mình.

Không cần tranh biện với người không cần tầng thứ

Trong cuốn “Thu Thủy”, Trang Tử có nói câu như thế này: “Đừng nói chuyện băng tuyết với sâu bọ mùa hè”, bởi trước khi mùa đông đến, thì chúng đã chết rồi, làm sao chúng biết được mùa đông là như thế nào.

Cảnh giới khác nhau, nhận thức khác nhau, khiến việc gắn kết càng trở nên khó khăn và xa vời hơn. Tranh cãi chỉ làm mất thời gian của nhau, khiến cả hai càng thêm mâu thuẫn,  nếu vậy chi bằng hãy im lặng hoặc cười một cái cho qua chuyện, đây mới là phương cách lý trí nhất.

Trong cuốn “Trang Tử” có câu chuyện như vậy: 

Thời Xuân Thu, Lão Tử là một người có đạo đức vô cùng cao thượng, tấm lòng khoáng đạt, bao dung, tư tưởng khác biệt, là một người có đạo đức phi phường, một nhà triết học uyên bác, vì vậy danh tiếng vang vọng khắp thiên hạ, được ca tụng là bậc Thánh nhân.

Một ngày nọ, có vị học giả tên Thổ Thành Khởi tới viếng thăm Lão Tử. Ông thường nghe mọi người ca tụng Lão Tử, nên cảm thấy vô cùng tò mò và tự hỏi, lẽ nào đạo đức và học ​thức của Lão Tử thực sự phi thường như vậy? Vì vậy, ông ta không quản đường xá xa xôi đi hàng ngàn dặm để tìm đến nhà của Lão Tử. Nơi sinh sống của Lão Tử rất đơn sơ, nhà cửa rách nát và trông bẩn thỉu.

Vị học giả nhìn thấy vậy, trong lòng cảm thấy không vui, liền nói với Lão Tử: “Tôi nghe nói ông là người có học thức cao lại có trí huệ, là một nhà đạo đức học, vì ngưỡng mộ danh tiếng nên không quản ngàn dặm tìm tới đây. Tuy nhiên tới đây rồi tôi lại thấy rất thất vọng, nhà ông giống như cái ổ chuột, chẳng khác mấy so với chuồng trâu, chuồng lợn. Tôi không biết như vậy còn điều gì đáng để tôi tới thỉnh giáo ông? Thật đáng là thất vọng!”.

Nói xong, nhìn thấy Lão Tử dường như không có phản ứng gì nên vị học giả quay đầu bỏ đi.

Trên đường về, tâm vị học giả không thể tĩnh lại, không ngừng suy nghĩ: “Trong lòng mình dường như có gì đó rất kỳ lạ. Về lý mà nói, thanh danh của Lão Tử vang dội siêu thường như vậy, mình đến trước mặt ông ấy, sao lại cảm thấy nơi đó không có gì là đặc biệt. Hơn nữa mình dùng những lời lẽ châm chọc ông ta như vậy, dường như ông ấy cũng không có phản ứng gì. Nếu nói rằng mình đã thắng, thì sẽ cảm thấy vui vẻ, nhưng ngược lại bản thân mình lại cảm thấy trống rỗng, đó là đạo lý làm sao nhỉ?”.

Vị học giả suy đi nghĩ lại nhiều lần. Ngày hôm sau, ông ta không nhịn được lại quay lại gặp Lão Tử và hỏi: “Kỳ lạ, hôm qua tôi tới thỉnh giáo ông, không khách khí với ông và nói những lời xúc phạm, nhục mạ tới ông như vậy, tại sao ông không có phản ứng gì cũng không tức giận?”.

Lão Tử ung dung tự tại đáp: “Cái gì mà thánh nhân với không thánh nhân? Ta đã sớm coi nó là một chiếc giày rách nát vứt nó ra xa rồi. Danh phận sớm đã không có chút liên hệ nào với ta nữa. Nếu ta là một người đắc đạo chân chính, bất luận ông gọi ta là trâu, là ngựa hay chuột cũng có liên quan gì tới ta? Đây đều là những việc không quan trọng”.

Tranh cãi với người mà mình không ưa, phần nhiều là vì nội tâm vẫn không đủ bao dung. Chỉ cần chắc chắn bản thân là đúng, đối với những lời chỉ trích vô vị kia, ta chỉ cần mỉm cười một cái là xong, không phải bận tâm chi cho mệt.

Hãy quản tốt chính mình, không cần phải tranh luận hơn thua

Có những lúc, việc bạn làm dù xuất sắc đến đâu, xuất phát điểm tốt đẹp thế nào, cũng sẽ có người nói này nói nọ, buông lời châm chọc.

Những người càng không được như bạn, họ càng ngưỡng mộ, đố kỵ hoặc oán giận bạn, đưa ra những lời bàn tán, vậy nên có những việc bạn chỉ cần nhìn thấu chứ không cần phải nói ra, có những người chỉ cần hiểu thấu chứ không cần phải vạch trần.

Có những hiểu lầm không cần quá bận lòng, có những lời bàn tán không cần phải tranh luận. Không tranh luận không có nghĩa là mình chột dạ đuối lý, mà vì trong lòng không thẹn, tự mình biết mình, thân tâm ngay chính. Bạn chỉ cần tin tưởng luôn có một ngày thời gian sẽ trả lại sự trong sạch cho bạn. Đừng bao giờ tranh cãi với những người có nhận thức khác biệt, bạn chỉ cần làm tốt chính mình, giữ lòng bình thản vô tư, thì sớm muộn nhân quả sẽ giúp bạn làm sáng tỏ.

Nếu bạn ghét một ai đó, bạn không cần phải tranh cao thấp hơn thua với họ. Hãy làm một người bình tĩnh, che đậy cảm xúc của mình, tránh xa thị phi đúng sai, nếu làm được vậy thì bạn đã chiến thắng rồi.

Lời không hợp nhau, bảo trì im lặng; người không hợp nhau, lặng lẽ rời xa

Thế gian này có kiểu người dù bạn không đắc tội với anh ta, thì anh ta cũng sẽ chỉ trích bạn, vu khống bạn, gièm pha và thậm chí muốn tiêu diệt bạn.

Trong “The Marvelous Mrs Maisel” có một câu như sau: “Những kẻ không biết phải trái đúng sai có thể tiếp tục gây khó dễ cho tôi. Mười năm sau, thứ tôi thay đổi chính là cuộc sống của mình, còn những gì họ thay đổi chỉ là đối tượng mà hắn muốn gây khó dễ mà thôi”.

Trong dòng sông dài của sinh mệnh, chúng ta nên dành nhiều thời gian hơn để tiếp cận những người công nhận và khuyến khích chúng ta, và sau đó chúng ta sẽ ngạc nhiên thú vị khi phát hiện ra rằng chúng ta có rất nhiều điểm sáng. Và trong sự công nhận và khích lệ, chúng ta càng trở nên xuất sắc hơn.

Zola và Cezanne là những người bạn thời thơ ấu, lớn lên, một người trở thành họa sĩ và người kia trở thành nhà văn. Đường đời của hai người là khác nhau, và sự khác biệt giữa cả hai cũng dần tăng lên.

Zola không hiểu những bức tranh của Cézanne, cho rằng những bức tranh của Cézanne có màu sắc thô tục và nét vẽ mãnh liệt, không quá theo trường phái Ấn tượng như chủ nghĩa Fauvism. Anh ta thậm chí còn phỉ báng Cezanne trong tiểu thuyết của mình. Những họa sĩ trong tiểu thuyết là những kẻ kiêu ngạo và ngạo mạn, cho rằng họ là thiên tài của thế giới.

Cezanne không ngờ rằng nghệ thuật và sự theo đuổi của mình lại trở nên khó chịu trong mắt bạn bè. Từ đó hai người chia tay và không bao giờ liên lạc với nhau nữa.

Trong một mối quan hệ, có những sự thật là: Tôi không sợ bạn ghét tôi, mà chỉ sợ rằng bạn tốt hơn tôi.

Nhà văn Mạc Ngôn từng nói trong bài viết rằng: “Không thích thì là không thích, có gì to tát đâu. Cũng giống như một cơn gió thổi qua, điều bạn cần làm là phủi sạch bụi bặm trên người và quay người lẳng lặng rời đi”.

Đối với những người không thừa nhận bạn, thì tình cảm của bạn trong mắt anh ta chẳng đáng một xu, những cố gắng của bạn cũng không đáng kể.

Người không cùng tầng thứ thì đừng nói chuyện với nhau, người không hiểu nhau thì đừng làm bạn.

Đặt mình ở vị trí người khác, mở rộng lòng bao dung

Có một câu nói như vậy: “Nếu bạn cho rằng ý kiến của bạn tuyệt đối chính xác, ý kiến của những người có giá trị quan đối lập với bạn là sai, nếu bạn có lối nghĩ như vậy, bạn dần dần sẽ không thể bao dung người khác nữa”.

Thế gian này không phải khái niệm “không phải màu đen thì là màu trắng”, nó còn có màu xám nữa.

Đại thi hào Tô Đông Pha trong bài thơ “Đề Tây Lâm Bích” có câu: Nhìn ngang thành dẫy, nghiêng thành ngọn; Xa gần cao thấp lắm dạng hình”.

Cùng một sự việc, người ở tầng thứ khác nhau sẽ có cách nhìn khác nhau, giống như hôm nay nếu bạn đứng dưới chân núi nhìn quanh thì chỗ nào cũng là rác, ngày mai bạn đứng trên đỉnh núi nhìn xuống thì cảnh đẹp thu vào trong tầm mắt.

Do vậy, một lần ghét bỏ không có nghĩa là cả đời ghét bỏ, chỉ cần phóng lớn tầm nhìn, và điều chỉnh độ cao của cách nhìn vấn đề, thì có thể người bạn chán ghét ngày hôm nay, ngày mai lại thân nhau như đôi tri kỷ.

Hoán đổi vị trí với những người ở các tầng thứ khác nhau, bạn vừa có thể xem nhẹ người làm khó bạn, lại vừa có thể nhìn rõ bản thân mình.

Điều này làm tôi nhớ tới bi kịch cuộc đời của nhà văn Oscar Wilde. Về lĩnh vực văn học, thì ông có tài thiên phú. Năm 10 tuổi, ông đoạt Huy chương Putola Văn học, năm 20 tuổi xuất bản tập thơ năm, năm 28 tuổi đi lưu diễn ở Hoa Kỳ, rồi năm 33 tuổi trở thành tổng biên tập của một tạp chí nổi tiếng.

Ngay khi trên sân khấu văn học ông sắp tạo ra tác phẩm lớn thì chỉ vì bố cục quá nhỏ mà ông đã phải bỏ dở giữa chừng.

Lý do là Wilde đã nhìn thấy một tấm áp phích trên cửa câu lạc bộ mà ông thường xuyên lui tới, tấm áp phích không chỉ gièm pha tác phẩm của ông là “thấp kém hạ lưu” mà còn chỉ trích ông là người cố làm ra vẻ ta đây.

Hóa ra chính bố của người bạn ông là người đã dán áp phích đó lên, vì ông bố đó giận con trai mình, còn Wilde thì lại thường xuyên tiếp xúc với con trai của ông ấy.

Việc nhỏ như vậy vốn chẳng cần phải để tâm làm gì, và cũng chẳng mấy ai quan tâm để đến những vấn đề đó.

Nhưng Wilde không chỉ xé toang tấm áp phích thành từng mảnh vụn và thề sẽ kiện kẻ vu khống, ông còn thực hiện công lý cho chính mình.

Ông đã dừng việc sáng tác tất cả các kịch bản và tiểu thuyết và dành toàn bộ tâm sức cho vụ kiện. Nhưng kết quả là Wilde không những thất bại trong việc truy tố mà còn bị tòa kết án 2 năm lao động khổ sai vì “hành vi sai trái”.

Trước khi kháng cáo, Wilde có một cuộc sống tốt đẹp và một hôn nhân hạnh phúc. Sau khi ông thua kiện, vợ ông đã tái hôn. Sau khi ông mãn hạn tù, ông không còn được giới văn học chủ lưu chấp nhận nữa.

Một tương lai vĩ đại đã bị phá hủy chỉ trong một sớm, cuộc sống tốt đẹp đã mất thì vĩnh viễn mất đi. Điều này chỉ có thể tự trách mình không nhìn mọi thứ từ nhiều góc độ, bụng dạ quá hẹp hòi.

Đặt mình ở vị trí người khác, thăng hoa cảnh giới bản thân

Napoleon từng nói: “Nếu bạn biết cách đặt mình ở vị trí người khác mà suy xét, nếu bạn thật sự có thể  đứng từ vị trí của người khác mà nhìn nhận vấn đề, thế giới này sẽ là của bạn”.

Càng là tầng thứ khác nhau, thì càng phải đứng ở góc độ đối phương mà nhìn nhận, như vậy mới không cảm thấy mình bị ủy khuất, hoặc bản thân chịu thiệt thòi.

Khi cảnh giới của con người lớn rồi, thì họ sẽ không bị sa vào trong những thứ vặt vãnh tầm thường của cuộc sống, ánh mắt hướng đến đều là những ngày tháng bình yên mỹ mãn.

Nhà văn Tô Sầm nói: “Không cần phải mời quá nhiều người bước vào cuộc đời của bạn, bởi nếu họ tiến vào được nội tâm của bạn, họ sẽ chỉ khiến cuộc sống của bạn trở nên vướng bận”.

Thật vậy, hãy dành tấm lòng chân thành của mình cho những người xứng đáng, hãy dành tình cảm chân thành của mình cho đúng người.

Tuy nhiên, cuộc đời như biển cả, kết giao hời hợt cũng là bình thường.

Hãy nhìn người bằng ánh mắt tán thưởng, dẫu đó là người bạn ghét thì trên người họ chắc chắn có những ưu điểm mà bạn tạm thời không có được.

Hãy quản tốt cái miệng của mình, với những người bạn không ưa, hãy tự nhắc nhở mình, xem liệu bạn có những khuyết điểm tương tự như họ hay không.

Hãy nhớ rằng, bạn càng chán ghét ai đó thì nó càng thể hiện sự tu dưỡng của bạn, rốt cuộc mọi việc chúng ta làm đều là để hoàn thiện bản thân, chứ không phải để hạ thấp người khác.

Thanh Hoa.

<

p style=”text-align: right”>Nguồn: Sưu Tập

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.