Ngày xưa có một câu cửa miệng nói: đọc xong “Tăng Quảng”, thì sẽ biết nói chuyện.
“Tăng Quảng” ở đây là chỉ “Tăng quảng Hiền văn”. Đây là một cuốn sách Hán học với lời văn giản dị và nội dung sâu sắc. Quyển sách này là được lấy những câu nói lưu loát có hàm ý sâu xa trong tục ngữ dân gian và thơ ca cổ đại lưu truyền rộng rãi biên soạn thành.
“Tập vần tăng quảng, càng xem càng hiểu biết sâu rộng”. Đây là một quyển kinh điển đáng để chúng ta tận thưởng và nghiên cứu học tập. Nó nói hết lên tâm của con người, và nói hết cả việc nhân thế.
1. Gặp người nói 3 phần, không thể nói quẳng ra tất cả những điều nghĩ trong lòng.
Khi nói chuyện với người khác, hãy chừa lại một chỗ trống, đừng nói tất cả những gì bạn nghĩ.
Cảm ngộ: Đừng bao giờ có tâm hãm hại người khác, tâm phòng bị người khác thì cũng không thể thiếu. Khi đối xử với mọi người, bạn nên trung thực, nhưng không thể không có chút cảnh giác nào.
Trước những mối quan hệ phức tạp giữa các cá nhân, thận trọng từ lời nói đến việc làm thì mới tránh được tổn thất và thất bại.
2. Lực nhẹ thì đừng gánh trọng trách, lời không có sức mạnh thì đừng khuyên người.
Nếu bạn là người yếu đuối, thì đừng mang đồ nặng, đừng thuyết phục người khác nếu lời nói của bạn không được coi trọng. Đừng kết giao với những người giàu có nếu bạn không có tiền, và đừng tìm kiếm sự giúp đỡ của người thân, bạn bè khi gặp khó khăn.
Cảm ngộ: Bất kể làm người làm việc gì, thì cũng phải lượng sức mà làm. Đặt mình vào đúng vị trí, đặc biệt khi nói trái ngược với người khác, thì hãy nghĩ đến sức nặng của bản thân.
3. Vẽ hổ vẽ da, khó vẽ xương, biết người biết mặt, không biết lòng.
Vẽ hình thái con hổ thì dễ, nhưng vẽ bộ xương cốt của nó thì lại khó, biết mặt người thì dễ, nhưng khó hiểu lòng người.
Cảm ngộ: Bạn không thể đoán nổi người ta đang nghĩ gì trong lòng. Cũng giống như miệng thì ngọt như đường mật, nhưng bụng đầy dao kiếm (hay còn gọi là khẩu phật tâm xà) của Lý Lâm Phủ thời nhà Đường. Nhận định hay còn gọi là đoán người bằng tướng mạo hay vẻ bề ngoài thì chắc chắn sẽ thua thiệt.
Thứ khó đoán nổi nhất trên đời luôn là lòng người.
4. Uống rượu mà không nói mới đích thực là người quân tử. Tiền tài phân minh mới là bậc trượng phu.
Khi uống rượu mà không nói nhảm, hồ ngôn loạn ngữ mới thực sự là quân tử. Tiền bạc phân minh rõ ràng mới là một nam tử hán.
Cảm ngộ: Sau khi uống rượu phun ra những lời chân thực, vẫn còn tàng ẩn vài phần tốt. Không tham lam chiếm giữ, mới thật là kẻ trượng phu.
5. Kẻ nghèo khó sống ở thành phố sầm uất không ai hỏi, người giàu có sống ở núi sâu có họ hàng xa.
Khi nghèo dù sống ở thành thị sầm uất cũng không ai để ý, khi giàu có, dù là sống trong núi thẳm, cũng có người tới cửa nhận là người thân họ hàng.
Cảm ngộ: Người nghèo dùng 10 cái cần câu thép trên ngã tư đầu đường cũng không tìm được cốt nhục người thân; người giàu ở trong rừng sâu núi thẳm, dùng gậy gộc cũng không thể đánh tản hết khách khứa và bạn bè vô nghĩa. Thói đời nóng lạnh, từ xưa tới nay đều như vậy.
6. Có rượu có thịt lắm anh em, khi gặp chuyện khẩn cấp nguy nan, thì chưa từng thấy một người.
Khi bạn có rượu và thịt, thì có rất nhiều anh em vây quanh bạn, nhưng khi bạn gặp chuyện khẩn cấp nguy nan thì ngay cả một bóng người cũng chẳng thấy.
Cảm ngộ: Bạn cảm thấy tình bạn là vô giá, nhưng luôn có kẻ thích đo lường tình bạn bằng tiền. Bạn cho rằng cần phải chân thành với nhau thì luôn có kẻ trở mặt nhanh như chớp.
Thêu gấm thêm hoa thì dễ, giúp người gặp nạn mới khó. Hãy tham khảo hỏi một số thương gia thì biết. Điều này là sự thật ở thế gian.
7. Ai không có người nói nói sau lưng, người nào trước đây không nói người?
Ai chưa từng bị người khác nghị luận sau lưng? ai trước mặt người khác chưa từng bình luận người thứ ba khác?
Cảm ngộ: Trên thế giới này không có gì là không bị chỉ trích, và không có người nào là không bị chỉ trích. Chúng ta không thể kiểm soát miệng của người khác, nhưng chúng ta có thể ôm giữ một trái tim bình tĩnh thảng đãng nhìn tất cả những sự rối bời đó.
Chúng ta không thể kiểm soát miệng của người khác, nhưng chúng ta có thể kiểm soát tâm trạng của chính mình.
8. Tha thứ cho người không phải là một kẻ ngốc, kẻ ngốc thì không biết tha thứ cho người.
Có thể tha thứ cho người khác không phải là kẻ ngốc, kẻ ngốc thực sự là kẻ luôn tính toán chi li, so đo với người khác, và từ xưa tới nay chưa bao giờ tha thứ cho người khác.
Cảm ngộ: Có thể tha thứ được cho người thì nên tha, tìm chỗ khoan dung mà độ lượng. Tha thứ cho người khác không phải là một hành động dại dột, những người biết cách tha thứ là người khôn ngoan chứ không phải là kẻ ngu ngốc.
Một triết gia đã từng nói: Một chân dẫm bẹp hoa violet, nhưng đóa hoa đó nó lại để lại hương thơm trên gót chân. Đây chính là sự khoan dung tha thứ.
9. Người nói chuyện thị phi chính là người thị phi.
Người thị phi đến để nghị luận đúng sai của người khác với bạn thực ra là một người tạo thị phi đúng sai.
Cảm ngộ: Hãy cảnh giác với những kẻ “buôn chuyện” và gieo rắc mối bất hòa. Nhận thức của con người sẽ bị kẻ đó làm thiên lệch và cuộc sống sẽ bị ô yên chướng khí ngột ngạt.
Không nói chuyện thị phi đúng sai, giữ bí mật kín như miệng bình, là tu dưỡng đạo đức quý giá của một người.
10. Chỉ làm việc tốt mà không đòi hỏi tiền đồ “tăng quảng hiền văn”.
Hãy tập trung làm những điều tốt đẹp, đừng hỏi về tương lai.
Cảm ngộ: Giúp đỡ cho người khác trong lúc khó khăn là một tình cảm cao quý, và đó là một thái độ lý trí không đòi hỏi bất cứ hồi đáp nào. Ít một phần tính toán chi li, sẽ nhiều hơn một phần vui sướng hạnh phúc mà tự mình có được.
Mỗi một câu trong “Tăng quảng hiền văn” đều là kết tinh trí tuệ của các bậc hiền nhân sau khi đúc kết lại.
Mỗi câu trong sách không dài và không đòi hỏi nhiều thời gian, nhưng những gì bạn thường đọc là những đúc kết sâu sắc về kinh nghiệm sống của con người trong thực tiễn cuộc sống trong một thời gian dài.
Lương Hồng Đạt từng nhận xét về quyển “Tăng quảng Hiền Văn” như sau: Những đạo lý trong đây sẽ không bao giờ lỗi thời. Càng sống, bạn sẽ càng phát hiện ra rằng Những điều nói trong này đều là những điều chí lý của đời người.”
Thanh Hoa biên dịch.
Nguồn: Sưu Tập