Tục ngữ có câu:
“Xuân chủng nhất lạp túc
Thu thâu vạn khoả tử”
Ý rằng, mùa xuân gieo trồng một hạt thóc, đến mùa thu thu hoạch vạn hạt lúa vàng. Cho dù là ai, đều không thể ngồi mát ăn bát vàng.
Một gia đình muốn được hạnh phúc mỹ mãn thì ắt phải gieo hạt giống ‘hạnh phúc mỹ mãn’, nhược bằng, nhất định đó chỉ là ý nghĩ viển vông.
Mới hay câu: “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”; bất kể người nào trong gia đình chớ nên biết quá muộn.
Sống chết không rời, vợ chồng đến già
Văn gia Phùng Mộng Long triều Minh đã từng viết một câu chuyện như thế này: Thời nhà Nguyên có một vị trượng phu tên Dương Bát Lão, nhà ở Tây An phủ, gia cảnh tầm thường. Vì muốn gia đình có cuộc sống no ấm hơn; ông từ biệt người vợ Lý Thị và đi đến huyện Chương Phố, tỉnh Phúc Kiến để làm ăn.
Đương thời, huyện Chương Phố thường xuyên bị giặc lùn – bọn hải tặc người Oa Nhật Bản xâm chiếm, khiến người dân trong thành phố sợ hãi kinh hoàng.
Lúc Dương Bát Lão rời thành phố, thì bị giặc Oa bắt cóc và đưa đến một hòn đảo ở hải ngoại, nơi mà ông đã sống ròng rã trong suốt mười chín năm.
Bà vợ Lý Thị đứng trực ở cửa chính nhà, trông mong con trai mau lớn, đúng là cả đời này chỉ ngóng trông vào nam chủ nhân.
Thế rồi mười chín năm sau, một lần Dương Bát Lão trà trộn vào trong bọn hải tặc Nhật Bản và theo chân trở về Phúc Kiến. Sau khi được giải cứu, ông phát hiện ra rằng con trai mình đã trở thành quan huyện và người vợ vẫn còn đang khóc ở nhà chờ ông…
Ngày lành tháng tốt là gì nhỉ? Có lẽ kiểu như: “Khổ tận cam lai, bĩ cực thái lai”; thời kỳ cực khổ đã qua, cuộc sống an nhàn sẽ tới, hết cùng lại thông mà, phải vậy không?
Vợ chồng vốn là mối lương duyên tốt đẹp, như hai nhánh lục bình chẳng dính dáng gì đến nhau, nhưng lại cùng đến bên nhau nhờ trải bao mưa gió. Sau này, dẫu cuộc sống có tụ hợp hay ly tán. Miễn là trái tim cùng chung một nơi, thì nhất định sẽ gặp lại nhau và cùng bầu bạn đến già.
Vợ chồng chung sống hòa thuận; chỉ cần được bình bình, đạm đạm bên nhau sống một đời, cùng nắm tay nhau vượt qua giông bão, cũng là một loại hạnh phúc mỹ mãn.
Quý trọng tình xưa, anh em tương trợ
Khi bước sang một độ tuổi nhất định, chắc chắn bạn sẽ có nhân thức thế này: Hồi nhỏ ở quê, anh chị em bạn phải thay phiên mặc quần áo. Anh lớn mặc, anh thứ hai mang lại và cứ thế tiếp nối nhau. Khi đến bữa, mọi người quây quần xúm xít, thấy món nào cũng ngon. Tựa một bức tranh ấm cúng.
Vào lúc vụ thu hoạch lúa, các anh chị em chơi trò đuổi bắt trên cánh đồng, bạn rượt tôi chạy, tuy mệt nhưng rất hăng say. Đến khi gánh thóc về nhà, vẫn còn mải mê đuổi đuổi đánh đánh. Thật vui biết bao!
Anh chị em ở thành phố lại khác, họ cùng nhau làm phong bì, hộp diêm để phụ trợ đồ dùng gia đình. Ngồi lên một chiếc xe đạp lớn, ‘phi nước đại’ trên đường lộ, cũng thật là thích…
Trên cùng một đường, tất cả chúng ta đều đang lấy chịu khổ làm vui.
Sau này, các anh chị em rồi cũng trưởng thành, mỗi người có gia đình nhỏ của riêng mình, và thậm chí có công ăn việc làm ở các thành phố khác nhau.
Nếu ai cũng luyến tiếc ‘bạn xưa’ thì dù ở bất cứ nơi đâu hay lúc nào cũng có thể tụ họp quây quần, giúp đỡ bù đắp cho nhau. Chẳng hạn như, gia đình bạn có nhu cầu xây nhà và nhờ vay mượn anh trai một số tiền. Anh ấy không chút do dự, liền đưa cho bạn vài trăm triệu đồng ngay. Còn khi nhà anh trai có các cháu đang đi học, mà nhà bạn rất gần trường, bạn có thể chủ động nói với anh trai, về sau các con sẽ ăn cơm tại nhà bạn. Vậy có phải vẹn toàn cả đôi đường?
Trong “Sử ký – Ngũ Đế bản kỷ” của Tư Mã Thiên có chép: “Sử bố lập giáo vu tứ phương, phụ nghĩa mẫu từ, huynh hữu đệ cung, tử hiếu, nội bình ngoại thành”. Tạm hiểu, dùng các lẽ lập tức dạy cho khắp nơi, cha nghiêm khắc mẹ hiền từ, anh em hòa mục thân ái tôn kính lẫn nhau, con cái hiếu thuận, bên trong yên ổn bên ngoài bình hòa.
Ví bằng, bạn có một lực ‘cảm cách’ (lấy lòng thành làm cho người cảm phục) rộng lớn, bạn cũng sẽ phát hiện rằng tất cả các thành viên trong gia đình đều tựa “tay chân” không thể tách rời. Gắng sức quý trọng duyên phận, dù có phát sinh mâu thuẫn hay xảy ra chuyện gì thì cũng sẽ không đoạn đứt quan hệ, mai này chúng ta còn có thể nương tựa vào nhau đó.
Suy cho cùng, lòng bàn tay và mu bàn tay dẫu đầy thịt, hễ bấm véo một bên, thì cả hai đều đau như ‘kim châm muối sát’ vậy.
Cha mẹ hiền lành, con cái hiếu thuận
Chuyện kể, Vưu Kim là nhà văn nữ người Singapore. Một lần, bà cùng với con gái mình dùng bữa trong một nhà hàng ở Thượng Hải, một người phục vụ trẻ tuổi đã vô tình làm đổ súp lên người Vưu Kim. Bà có phần tức giận, nhưng con gái bà đã nhanh chóng đứng dậy và an ủi người phục vụ.
Sau khi sự việc xảy ra, cô con gái mới nói với Vưu Kim, cho biết lúc còn ở nước Anh, cô đã từng vừa học vừa làm và làm cả công việc bồi bàn. Có những lần cô ấy làm vỡ ly và sơ ý đổ súp vào khách hàng, tất cả đều được thấu hiểu và cảm thông.
Biết đặt mình vào trong hoàn cảnh của người khác, thế mới tỏ người con gái lương thiện đến nhường nào.
Vưu Kim đã viết câu chuyện này và phổ biến rộng rãi. Điều làm người ta không thể hiểu được, chính là sau một thời gian dài, ai đó đã xóa tên bà ấy và trực tiếp in xuất lại bài đó.
Với tư cách là một tác giả, khi thấy văn từ bị chiếm dụng nhất định sẽ phẫn nộ, nhưng mà Vưu Kim không hề so đo tranh cãi. Lòng tốt và sự hiền lành của người mẹ quả thật đáng khâm phục.
Chúng ta thường nói: “Hổ phụ vô khuyển tử”, đúng như người cha có tài thì tất nhiên sẽ không sinh ra người con bất tài. Cũng chính là bảo cho chúng ta, rằng nhân phẩm và ngôn hành cử chỉ của cha mẹ có thể được truyền lại cho con cái của mình.
Cha mẹ hiền từ ắt được báo đáp tốt bội phần, sẽ gặp những người con, nàng dâu cũng như con rể có tấm lòng vàng.
Khi người già nuôi dạy con dâu như con gái thì gia đình sẽ không có quan hệ xấu. Trái tim con người có thể rung động và tan chảy, nếu chỉ cần “yêu thương” đủ nhiều.
Tư lợi ích kỷ, tán gia bại sản
Có một câu ngạn ngữ nói rất hay: “Lá cây xào xạc kêu, nghĩa là ắt có gió”.
Khi một gia đình có chiều hướng dần yếu đi và suy bại, thực ra là có xích mích nội bộ và sớm có hao sút từ bên trong, chẳng qua chúng ta không sẵn sàng đối mặt và giải quyết nó mà thôi.
Thời Tam Quốc, Tào Thực đã lưu lại một câu:
“Bản thị đồng căn sinh,
Tương tiên hà thái cấp”
Hiểu rằng, vốn là sinh ra từ chung một gốc rễ, cớ sao quá gây bức xúc lẫn nhau. Nó phản ánh mâu thuẫn giữa huynh đệ trong cùng một gia tộc. Nhưng nếu suy nghĩ một cách nghiêm túc thì căn nguyên của mâu thuẫn chính là sự “tranh quyền đoạt vị”.
“Thiên hạ nhương nhương giai vi lợi vãng”, thế gian nhốn nháo đều vì lợi đến và đi. Nếu ai ai cũng thật ích kỷ thì tuyệt nhiên gia đình sẽ trở thành một mớ hỗn độn ‘năm bè bảy mảng’.
Cha mẹ mà ích kỷ, và họ sẽ chỉ ưu ái thiên vị một đứa trẻ, điều này sẽ khiến những đứa trẻ khác có ý kiến bất mãn và trở nên rất cố chấp. Khi con cái lớn lên, ‘thuận lý thành chương’ – thật hợp lẽ khi giao phó nhiệm vụ phụng dưỡng cha mẹ cho người được cưng chiều kia. Nhưng sự thật lại minh chứng một điều – dưới sự yêu chiều, thường có ‘phá gia chi tử’ – những kẻ lười biếng vô tích sự, ăn tiêu hoang phí, tiêu tiền như rác.
Con cái quá ích kỷ, thì sẽ coi thường cha mẹ. Bởi vì thời thế đang thay đổi, có sự khác biệt giữa con cái và cha mẹ, và ‘tam quan’ cũng bất đồng. Người thành phố ngại đưa cha mẹ lên thành phố sống vì nghĩ nhà cửa không đủ rộng, người đi làm xa lại cảm thấy cha mẹ ở quê là gánh nặng cuộc sống.
Vợ chồng rất ích kỷ, ai cũng muốn tự dành dụm vốn riêng, lại không muốn bỏ tiền lương ra, thì dựa vào thứ gì để duy trì được cái gia đình này? Thật tâm khiến người ta lo lắng.
Mỗi nhà đều có một ‘quyển kinh khó đọc’. Những gia đình tư lợi ích kỷ mà tụng kinh hàng ngày thì sẽ vĩnh viễn niệm bất hảo.
Hôn nhân của một gia đình
Một vị danh nhân từng nói: “Hạnh phúc không phải phần thưởng, mà là kết quả; khổ nạn không phải trừng phạt, mà là báo ứng”.
Chúng ta thường ví von hôn nhân với “vây thành”. Có nghĩa là, một người sau khi thành gia, chính là đi vào một khung thành bị bao vây và mắc kẹt ở trong đó.
Nếu mà bạn “nhảy ra vây thành nhìn vây thành”, bạn sẽ phát hiện rằng, vây thành là tròn hoặc vuông. Nhưng chắc chắn là “vòng khép kín”.
Nói cách khác, mọi thứ bạn làm sẽ quay trở lại với bạn, và không có lối thoát.
Tiếp tục suy nghĩ thêm chút nữa, bạn sẽ thấy rằng trái đất cũng tròn, và quỹ đạo của trái đất cũng vòng xoay quay quanh mặt trời. Đó là quy luật của tạo hóa…
Muốn sống trong một gia đình vừa lòng đẹp ý thì tự mình hãy gieo hạt giống ‘mùa xuân’, tiếp đó cùng với người nhà hưởng thụ ngày xuân ấm áp, xuân về hoa nở và thời cơ đã đến.
Thế sự vô thường, hết mắt xích này lại móc nối các mắt xích khác, cứ thế nhịp điệu xoay vần.
Nhân quả không hư vô, gieo một quả báo trả một quả báo. Không sai đâu…
Tích Đức hành Thiện là cách để chúng ta sống an yên trọn vẹn một đời!
Mỹ An.
Nguồn: Sưu Tập