Thời xưa, hoàng đế được gọi là “chân mệnh thiên tử”, vậy “mệnh hoàng đế” có được là do đâu?

Kỳ thực, các hoàng đế trong lịch sử đại đa số đều không phải người phàm trần. Có người là đời trước tu hành rồi chuyển sinh; có người là ngôi sao trên thiên thượng hạ phàm; có người là Tiên, là Phật, là Bồ Tát, vì lợi ích của chúng sinh mà ứng hóa làm hoàng đế để cứu vớt thế nhân; cũng có người là phúc báo của tâm lành thuần tịnh, hoặc là phúc báo do tổ tông tích đức. Bài viết này sẽ bàn về 3 trường hợp.

Đường Huyền Tông: Đời trước tu hành tích phúc phận

Đường Huyền Tông Lý Long Cơ là con trai thứ 3 của vua Đường Duệ Tông, trong những câu chuyện dân gian thường gọi ông là Đường Minh Hoàng. Ông là người có cá tính anh dũng, giỏi cưỡi ngựa bắn tên, thông lịch pháp thiên tượng, lại giỏi âm luật, sở trường sáng tác nhạc khúc của ông cũng được lưu danh trong lịch sử.

Trong tác phẩm “Long Thành Lục” của Liễu Tông Nguyên có đoạn ghi chép rằng: Ngày rằm tháng 8 năm Khai Nguyên thứ 6 (Tết Trung thu), Thân Thiên sư và Đạo sĩ Hồng Đô Khách đều ở trong cung điện  nhà Đường. Thân Thiên sư làm Đạo thuật, đưa Đường Huyền Tông và Hồng Đô Khách cưỡi mây lên trời, cùng du ngoạn cung trăng “Phủ Thanh Hư Quảng Hàn”. Trong mây mù, họ nhìn xuống Cung Quảng Hàn, trông giống như vương thành nguy nga, những nàng Tố Nga cưỡi loan trắng đang vui cười ca múa dưới gốc cây quế lớn tại Quảng Lăng. Họ còn nghe thấy tiếng âm nhạc thanh nhã. Đêm hôm sau, Đường Huyền Tông muốn lại đến phủ Tiên trên cung trăng, không cách nào được toại nguyện, ông nhớ lại hình dáng các nàng Tố Nga múa trong gió ở Tiên Cung, và âm nhạc nghe được khi đó, biên soạn thành âm luật, soạn thành một bài “Nghê thường vũ y vũ khúc”. Bản nhạc này vô cùng thanh lệ, tuyệt đỉnh xưa nay, truyền tụng thiên cổ.

Còn có một thiên “Dật sử” khác nói rằng đời trước của Đường Huyền Tông chính là một tăng nhân mê âm nhạc, thích thổi sáo. “Dật sử” nói rằng, những năm cuối thời Khai Nguyên, Đường Huyền Tông mộng thấy có người nói với ông rằng: “Xin ngài hãy đem 500 chiếc khăn tay, 500 bộ cà sa đến chùa Hồi Hướng bố thí”. Sau khi tỉnh dậy, ông hỏi tả hữu rằng chùa Hồi Hướng ở đâu, nhưng không có ai nghe nói đến, không ai biết. Huyền Tông bèn sai người chiêu mộ những tăng nhân có đạo hạnh cao thâm đi tìm chùa Hồi Hướng.

Rất nhanh chóng, có một vị tăng điên đến ứng tuyển. Không ai biết ông ta từ đâu đến, tu hành ở chùa nào. Ông ta nói: “Tôi biết chùa Hồi Hướng ở đâu, tôi tìm được, đến được nơi đó”.

Đường Huyền Tông hỏi vị tăng điên cần bao nhiêu người hỗ trợ, tăng nhân nói: “Bệ hạ chỉ cần đưa cho bần tăng những thứ cần mang đi và một cân hương thượng phẩm là được, bần tăng lập tức đi ngay”.

Sau khi vị tăng điên nhận lấy những thứ được giao, ông liền đi thẳng đến núi Chung Nam. Vị tăng này đi hai ngày thì đến một vùng núi cực kỳ hiểm trở, không có dấu người, suốt dọc đường cùng không thấy ngôi chùa miếu nào cả. Ông cứ đi tiếp, đi tiếp, bỗng phía trước xuất hiện một đống cối xay đá, ông ngạc nhiên nói: “Nơi này không có dấu người, sao lại có thứ đồ này vậy!”. Vị tăng nhân cảm thấy có tia hy vọng.

Thế là lấy số hương mang theo người ra thắp, rồi cắm trên cối xay. Ông cứ ở đó lễ bái cầu khấn, mấy canh giờ trôi qua, trong thung lũng dần dần xuất hiện từng mảng từng mảng sương mù dày đặc, che phủ khắp thung lũng, cây cối phía trước cũng không trông thấy được. Sau khi mây mù tản đi, ở lưng chừng núi bỗng hiện ra tường trắng cột đỏ, công trình kiến trúc lung linh tinh tế như tranh vẽ. Trong chốc lát, hình ảnh càng rõ nét, rõ ràng là một ngôi chùa hiện ra giữa đám mây, cổng lớn và cánh cửa hai bên đều có bức hoành lớn. Vị tăng điên nhìn kỹ, chữ viết trên bức hoành là hai chữ “Hồi Hướng”. Ông mừng lắm, cứ thế một mạch trèo lên, đến trước cổng chùa.

Khi đó đang lúc hoàng hôn, tiếng mõ và tiếng các tăng nhân tụng kinh trong chùa vọng ra. Người gác cổng hỏi ông từ đâu đến, rồi dẫn ông đi vào trong. Ông thấy một lão tăng, lão tăng nói với ông rằng: “Đường hoàng đế vạn phúc”. Sau đó bảo một chú tiểu dẫn ông đến mỗi phòng thiền gửi tặng khăn tay và cà sa. Mỗi thứ còn thừa lại một chiếc, vừa khéo có thiền phòng chỉ có chiếc giường trống, không có tăng nhân.

Vị tăng điên trở lại gặp lão tăng, lão tăng cười bảo ông ngồi xuống, rồi nói với một chú tiểu ở bên rằng: “Đến căn phòng đó đem cây sáo lại đây”.

Chú tiểu đem cây sáo đến, vị tăng điên nhìn qua thì thấy đó là một cây sáo ngọc.

Lão tăng nói: “Cây sáo ngọc này có tên là Ma Diệt Vương. Sáo ngọc này tạm thời thay quân chủ của ông. Trong nước sẽ xảy ra tai họa loạn lạc, sẽ có vô số người chết. Thiền phòng trống đó là của quân chủ của ông, thời mà quân chủ của ông còn ở chùa này, bởi thích thổi sáo, về sau bị giáng xuống nhân gian. Đây chính là cây sáo mà ông ấy thường thổi. Đến nay kỳ hạn đã mãn, cần trả lại cho ông ấy vậy”.

Lão tăng giữ vị tăng điên ở lại chùa Hồi Hướng qua đêm. Sáng hôm sau, sau khi dùng bữa sáng xong, lão tăng nói: “Ông nên trở về đi, có thể đem cây sáo ngọc này giao cho quân chủ của ông. Còn chiếc khăn tay và bộ cà sa này của ông ấy, cũng nên để ông ấy cất giữ”.

Vị tăng điên thi lễ cáo từ, đồng tử đưa ông ra ngoài. Ông đi ra khỏi cổng chùa Hồi Hướng mới được vài bước thì lại thấy sương mù từ bốn phía tụ lại. Đến khi sương mù tản đi, thì không thấy bóng dáng chùa Hồi Hướng đâu nữa.

Vị tăng điên đem khăn tay, cà sa và sáo ngọc về đến Trường An, vào trong cung dâng lên Đường Huyền Tông, đồng thời thuật lại chi tiết tất cả hành trình tìm kiếm và viếng thăm chùa Hồi Hướng. Đường Huyền Tông nghe xong thì vô cùng cảm khái, cầm cây sáo ngọc lên và thổi, giống như trước đây ông đã từng thổi cây sáo ngọc này rồi.

Một phần của cuốn sách “Ode to the Wagtail” của Li Longji của Hoàng đế Huyền Tông nhà Đường, trong bộ sưu tập của Bảo tàng Cung điện Quốc gia, Đài Bắc. (phạm vi công cộng)

Tống Chân Tông: “Lai Hòa Thiên Tôn” chuyển thế

Theo ghi chép trong “Tống sử”: Tống Chân Tông là “Lai Hòa Thiên Tôn” chuyển thế. Khi Dương Lệ ngoài 20, ông đem văn chương của mình đến yết kiến Thái tử Sài Vinh (Chu Thế Tông sau này). 

Đương thời, Sài Vinh phụng mệnh quản lý Thiền Châu. Sài Vinh tiếp đãi Dương Lệ rất khách khí, để họ Dương trú ở khách quán. Sau này Sài Vinh được triệu vào trong triều, Dương Lệ đành chuyển đến ở trong một ngôi chùa. Một đêm, Dương Lệ mộng thấy một người ăn mặc trang phục cổ hỏi ông rằng: “Ông có thể đi theo tôi không?”. Họ Dương bèn đi theo người đó đến một tòa cung điện. Chỉ thấy cung điện đó nguy nga, lính gác hùng tráng uy vũ, không giống với người trong trần thế. Trên điện có hơn 30 người tay cầm ngọc khuê hướng về phía nam, ai nấy đều như dáng vẻ đế vương. Thế là Dương Lệ bước đến bái lạy từng người một. Trước mặt một vị ở cao nhất có một chiếc bàn, trên bàn có quyển sổ, trên có họ tên một số người. Họ Dương thấy tên mình lại ở vị trí đầu tiên, vì vậy thỉnh cầu cho biết tiền đồ hung cát.

Vị vương giả đó nói: “Ta không phải sư phụ của ông”. Sau đó chỉ một vị khác và nói: “Vị này là Lai Hòa Thiên Tôn, sau này chính là chủ của ông, ông nên hỏi ông ấy”.

Lai Hòa Thiên Tôn cười và nói với họ Dương rằng: “40 năm sau, ông sẽ lập công dựng nghiệp, thanh danh tự nhiên cũng rất hiển hách”.

Dương Lệ kính bái mãi, bỗng choàng tỉnh, ông nhớ lại giấc mộng và chép ra.

Năm Kiến Long thứ nhất vua Tống Thái Tổ (năm 960), lần đầu mở khoa thi chọn nhân tài, Dương Lệ đỗ trạng nguyên. Đến năm Đoan Củng thứ nhất vua Thái Tông (năm 988), Dương Lệ được bổ nhiệm làm Kí thất Tham quân của phủ Tương Vương (tức Tống Chân Tông sau này). Lần đầu tiên Dương Lệ trông thấy Tương Vương thì rất kinh ngạc, trở về nhà, ông nói với con trai rằng: “Lần này cha thấy dung mạo Tương Vương, chính là ‘Lai Hòa Thiên Tôn’ mà cha đã gặp trong mộng năm xưa”.

Tương Vương rất kính trọng Dương Lệ, thường xuyên khen ngợi ông. Năm 997, Hoàng thái tử Tương Vương Triệu Hằng lên ngôi, chính là Tống Chân Tông. Sau khi lên ngôi, Tống Chân Tông nhanh chóng đề bạt Dương Lệ, trong thời gian hơn một năm đã liên tiếp thăng chức cho ông, từ chức quan Hữu dụ đức (lục phẩm) thăng một mạch đến Thị lang Bộ Công, Khu mật Phó sứ (nhị phẩm). Giấc mộng kỳ lạ của vị trạng nguyên đầu tiên triều Tống này đã chứng kiến lai lịch của Tống Chân Tông đến từ Tôn Thần trên Thiên Thượng đã ứng nghiệm.

Lương Võ Đế: Đời trước là tiều phu thiện tâm kính Phật

Lương Võ Đế Tiêu Diễn đời trước là tiều phu, nghèo khổ nhưng không quên bố thí, Đức Phật để ông đời sau được một lần làm vua chốn nhân gian. Đến đời này, Võ Đế vẫn vui thích làm việc thiện và tu hành, bái hòa thượng Chí Công làm quốc sư. Một hôm, Lương Võ Đế hỏi hòa thượng Chí Công rằng: “Ngày nay quả nhân được làm hoàng đế, không biết đời trước đã làm những việc công đức gì? Mong thầy nói rõ ngọn ngành cho quả nhân được tỏ tường mọi chuyện”.

Hòa thượng Chí Công trả lời rằng: “Hoàng thượng muốn hỏi chuyện đời trước, chuyện tu nhân, hạ thần hiện không tiện nói”.

Võ Đế nghe rồi trong lòng hổ thẹn, nhưng rồi lại hỏi tiếp: “Quả nhân nay bái ông làm thầy, sao lại không nói được? Đệ tử rất mong được biết”.

Hòa thượng Chí Công trả lời: “Hoàng thượng đời trước là một người tiều phu. Chỉ vì lên núi chặt củi, gặp ngôi chùa cổ Linh Đàn trên núi, mái chùa mục nát, chỉ có một pho tượng Phật cổ dãi nắng dầm mưa, không người thờ cúng. Tiều phu tự phát khởi thiện tâm, lấy chiếc mũ cỏ đang đội trên đầu che cho tượng Phật. Phật dùng thiên nhãn nhìn thấy thiện tâm như vậy, khen ngợi rằng: ‘Lành thay! Lành thay! Nhà ngươi nghèo khổ như thế, vậy mà vẫn không quên bố thí, thật là hiếm có. Ta sẽ để ngươi đời sau một lần làm vua cõi nhân gian’. Chính vì duyên cớ ấy mà đời này bệ hạ đời nay có được phúc báo này đó”.

Lương Võ Đế nghe xong trong lòng vui sướng, thầm nghĩ: “Một chiếc mũ cỏ đã có thể được làm hoàng đế rồi, đời này ta phải tạo phúc lớn hơn cũng không khó”. Thế là Lương Võ Đế hạ thánh chỉ khắp thiên hạ: 5 dặm xây một am, 10 dặm xây một chùa.

Một thời gian sau, Lương Võ Đế trái lại lại bị bệnh nặng, bèn hỏi hòa thượng Chí Công rằng: “Quả nhân ngày này làm việc thiện lớn, xây dựng chùa khắp nơi, hiện đang tạo nhân lành lớn, cớ sao lại bị bệnh nặng vậy?”.

Chí Công trả lời rằng: “Đời trước bệ hạ dùng chiếc mũ cỏ của mình che cho tượng Phật, đó là trong vô ý đã dốc lòng bố thí, tâm không hữu cầu gì cả, do đó đắc đại phúc. Nhưng hiện nay ngài là do hữu cầu mà làm, ban chiếu khắp thiên hạ, xây dựng chùa khắp nơi, khiến bách tính trong thiên hạ vì để xây chùa cho bệ hạ mà người người đều chịu khổ, người người đều vất vả. Chỉ dụ này của bệ hạ khiến biết bao người phải lao động mệt nhọc đến chết. Do đó quân dân trong thiên hạ đều oán thán. Tuy là chân mệnh thiên tử, cũng không chống nổi oán giận của vạn dân. Do đó nói rằng, ngài bố thí lần này, trên thực tế là đang tạo nghiệp sâu dày đó!”.

Lương Võ Đế nghe xong trong lòng vô cùng hổ thẹn, rồi hỏi thầy tiếp: “Thái tử của quả nhân khắp người mụn nhọt, đêm ngày không yên, không biết là duyên cớ gì?”.

Hòa thượng Chí Công nói: “Đây đều là nghiệp này của Hoàng thượng liên lụy đến Thái tử mà ra cả”.

Người như thế nào mới có thể làm hoàng đế?

Trong lịch sử các triều đại đã có không ít lần xảy ra sự tranh đoạt ngai vàng. Tuy nhiên những kẻ tranh ngôi đoạt vị đều không biết rằng người được làm hoàng đế là có chân long thiên tử, mang theo Thiên mệnh, việc này không phải ai cũng có thể làm. Hoàng đế là người được Thiên Thượng ủy thác trách nhiệm đến thế gian coi sóc thiên hạ… 

Hai con rồng thật…

Hoàng đế triều Tống, Triệu Khuông Dận lúc chưa lên ngôi, ông và em trai mình là Triệu Khuông Nghĩa và Sài Vinh cùng hành quân chiến đấu. Trong một lần giao chiến với quân địch, tình hình rất bi đát, quân địch chiếm thế thượng phong. Bên này, tinh thần binh sĩ vô cùng mệt mỏi. Tuy nhiên, Triệu Khuông Dẫn và em trai đã anh dũng tiến lên giết địch, mặc dù họ là tướng lĩnh nhưng lại xông pha tuyến đầu. Trong khoảnh khắc ngắn, bất chợt có tiếng sấm sét vang dội xuất hiện trên nền trời trong xanh. Nhìn thấy sau lưng của Triệu Khuông Dận và Triệu Khuông Nghĩa có bóng dáng của rồng, các binh sĩ không khỏi kinh ngạc hét lên. Họ tin rằng hai vị tướng quân này có mệnh “chân long thiên tử”, sau này ắt hẳn sẽ đăng cơ làm Hoàng đế. Vì vậy sĩ khí của quân lính bỗng tăng lên vòn vọt, thế là họ anh dũng xả thân, đẩy lui quân địch. Người đời sau nói rằng Triệu Khuông Nghĩa đã cướp ngôi của anh trai mình, tuy nhiên không ai biết rằng ông vốn có “chân mệnh thiên tử”, nếu không thì ông cũng không có cơ hội được làm hoàng đế. Sài Vinh cũng là hoàng đế có chân long thiên tử. Một lần, mọi người nhìn thấy một con rồng đang vật lộn trên bầu trời, nhìn xuống dưới lại thấy Sài Vinh đang đẩy xe lên dốc nhưng không đi nổi. Điều này cũng báo trước vận mệnh của Sài Vinh, làm hoàng đế thêm vài ngày thì không thể tiếp tục được nữa. Nhiều người nói rằng, vận mệnh của mình là do chính bản thân giành lấy. Kỳ thực, phần lớn vận mệnh của con người đều do Thần sắp đặt. Nếu không có mệnh đó mà muốn làm quan phát tài thì cũng không được. 

Hoàng đế đi đâu cũng được Thần linh bảo hộ

Chuyện kể rằng, vào tiết thanh minh, năm 756 thời Đường Huyền Tông, vị quan Thôi Viên dẫn theo gần 100 thuộc hạ và khách mời đi du ngoạn trên sông. Sự kiện rầm rộ tới mức đã thu hút rất nhiều người đến bên bờ sông để xem, khung cảnh bỗng chốc trở nên náo nhiệt. Hôm đó là một ngày nắng đẹp, mặt sông phẳng lặng yên tĩnh. Khi bữa tiệc trên sông bắt đầu khai mở thì mọi người đột nhiên nghe thấy tiếng nhạc cùng âm thanh vui cười truyền từ bên ngoài đến cách đó 10 dặm, âm thanh mỗi lúc một gần. Không lâu sau đó xuất hiện một đội thuyền lớn được chạm vàng nạm ngọc cùng dải đỏ trang trí đẹp mắt, khoảng hơn một trăm chiếc thuyền như thế với kích thước to nhỏ lấp kín mặt sông. Trên thuyền có treo cờ, đặt lọng, sáng rọi chói mắt. Trên chiếc thuyền trung tâm có hàng chục người mặc bộ đồ màu đỏ và áo bào tím, hơn nữa còn có gần 100 ca sĩ và vũ công. Họ uống rượu ca hát vô cùng vui vẻ. Những chiếc thuyền xung quanh có 5 đến 6 ngàn võ sĩ cùng người hầu đi theo bảo vệ. Đội thuyền đã đi qua một lúc lâu, Thôi Viên phái người đi theo nghe ngóng, phải mất vài dặm mới tới gần đội tàu. Một người trên thuyền nói với người mà Thôi Viên đã phái đi như thế này: “Hoàng đế muốn tuần du tới Kiếm Các, Tứ Xuyên, các vị tiểu Thần tiên trên các tuyến đường tại Tứ Xuyên phải rời đi để tránh mặt”. Thôi viên nghe xong vô cùng chấn động và dừng lại kế hoạch đi du thuyền trên sông của mình. Thời gian này triều đình vẫn bình an vô sự. Thôi Viên lại vì điều này mà chuẩn bị đề phòng trước. Vào năm sau đó, Hoàng đế thật sự đi tuần đến Tứ Xuyên, nhờ có sự chuẩn bị cẩn thận nên Thôi Viên đã có sự tiếp ứng không chỗ nào khiếm khuyết. Hoàng đế đi đến đâu cũng có Thần linh bảo hộ, che chở. Người xưa nói rằng “trên đầu 3 thước có Thần linh”. Điều này cho thấy có rất nhiều các vị Thần lớn nhỏ ở khắp mọi nơi. Còn trong văn hóa truyền thống xưa thì ở cõi dân gian, hoàng đế luôn là người đứng đầu.

Vũ Dương biên dịch.

Nguồn: Sưu Tập

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.