‘Quốc ngữ’ có viết: “Phòng dân chi khẩu, thậm vu phòng xuyên” (phòng miệng của dân hơn tại phòng sông). Từ xưa đến nay, việc phòng miệng của dân chỉ càng đẩy nhanh sự diệt vong mà thôi. Cho nên, thời Trung Quốc cổ đại, khi bậc quân vương nhân từ trị quốc, họ sẽ mở rộng đường ngôn luận, giúp dân chúng thỏa thích đàm luận về những truyền thống tốt đẹp. Tuy vậy, bên cạnh đó cũng có những bạo chúa làm trái với lời dạy mà bậc quân vương nhân từ truyền dạy. Ví dụ như Chu Lệ, vương của Tây Chu là một điển hình.

Chu Lệ vương là một vị bạo chúa nổi danh trong lịch sử, bạo ngược hung tàn, không nghe lời can gián, thậm chí giết chết người phỉ báng mình một cách không thương tiếc, điều này khiến cho người trong nước đều không ai dám mở miệng, chỉ có thể dựa vào ánh mắt mà truyền đạt tin tức. Cuối cùng dân chúng không chịu đựng được mà phát động khởi nghĩa, Chu Lệ vương bị buộc phải lưu vong, từ đó nước Tây Chu bị tiêu diệt.  

Trong cuốn ‘Quốc ngữ’ và ‘Sử ký – Chu bản kỷ’ có ghi lại như sau: “Lệ vương bạo ngược. Dân chúng ở thủ đô chỉ trích sai lầm của Lệ vương. Triệu Công khuyên can Lệ vương nói: “Dân chúng không chịu đựng được lệnh hành chính của ngài”. Lệ vương giận dữ, ông tìm thầy mo nước Vệ giám sát người chỉ trích Lệ vương. Chỉ cần vị thầy mo chỉ vào người nào trách oán Lệ vương thì người đó liền bị giết chết. Vì vậy dân chúng không dám nói lời nào, cho dù có gặp mặt nhau ở trên đường cũng chỉ có thể dùng ánh mắt để truyền đạt thông tin. Lệ vương vô cùng vui mừng nói với Triệu Công: “Ta có thể tiêu trừ được sự phỉ báng rồi, cuối cùng dân chúng đều không ai dám nói nữa”. 

Triệu Công nói: “Đây chỉ là bịt miệng dân thôi! So với ngăn chặn dòng chảy của sông thì việc bịt miệng dân còn nguy hiểm hơn. Ngăn chặn sông sẽ khiến đê đập sụp đổ, nhất định sẽ khiến cho nhiều người bị tổn thương, nhưng ngôn luận của dân bị bế tắc thì sẽ khiến cho chính quyền đổ vỡ, nó cũng mang đến nguy hại vô cùng nghiêm trọng. Vì thế, người trị thủy chính là cần khai thông dòng chảy, thống trị quốc gia cũng cần làm được giúp cho dân chúng được thoải mái đàm luận. Do vậy mà, thiên tử trong quá khứ vì muốn xử lý tốt chính sự, họ để cho quan lại cùng học sĩ làm thơ khuyên can, nhạc sĩ viết nhạc cho ca dao dân gian, giúp cho quan chép sử tiến dâng sách sử tham khảo, lại để cho thầy giáo trẻ dâng lên lời châm ngôn khuyên nhủ hoàng đế, cho phép người mù ngâm thơ ca hát để tham khảo, đồng thời để cho các quan lại trình lên tấu chương khuyên can, để dân chúng truyền đạt ý kiến lên quân vương, lại để cho đại thần thân cận tận trách nhiệm khuyên nhủ, để các quan đại thần cùng thị tộc bù đắp lỗi lầm của quân vương, giám sát hành vi của quân vương, để các nhạc sư, sử gia đến giáo huấn, để các nguyên lão trong triều khích lệ khuyên nhủ, sau đó quân vương lại cẩn thận cân nhắc xử lý chính sự. Vì vậy mà việc chính sự mới được xử lý thông suốt, không trái với lẽ thường”. 

“Dân chúng có miệng lưỡi của mình. Giống như trên đất có núi sông, tài sản và vật phẩm đều từ đó mà sinh ra; tựa như đất có đủ loại khác nhau, lương thực và quần áo được sản xuất từ nó; dân chúng dùng miệng để đàm luận, chính sự tốt xấu thế nào cũng có thể nhìn ra được từ lời của họ. Phát huy những gì dân chúng cho là tốt và ngăn chặn những gì dân chúng cho là xấu, đây cũng là phương pháp làm phong phú cơm ăn áo mặc! Dân chúng dùng miệng của mình để nói ra lời trong lòng sau khi đã cân nhắc kỹ lưỡng. Cân nhắc kỹ càng rồi mới nói ra, sao lại có thể ngăn chặn? Nếu như ngài bịt miệng dân chúng, như vậy thì bao nhiêu ngươi trong số họ sẽ đứng về phía ngài đây?” 

Chu Lệ vương không nghe khuyên can của Triệu Công, từ đó về sau dân chúng cũng không dám nói nữa. Ba năm sau, Lệ vương bị đẩy đến chỗ phải lưu vong.

Phương Hiếu Nạn thời Minh có viết trong cuốn ‘Tạp lấy – lâu kính’ như sau: “Quân chủ hưng thịnh thì chỉ sợ người dân không nói gì; quân chủ bại vong là sợ hãi người dân nói lời trong lòng”. 

Điều mà người và quân vương ở nước hưng thịnh sợ nhất chính là mọi người không góp lời hiến kế. Việc cấm người khác đàm luận, không cho phép tranh luận hoặc tự do thảo luận thì quốc gia đó sẽ bị mục nát và đi về hướng bại vong. 

Lấy lịch sử làm gương thì có thể biết được hưng thịnh hay suy tàn. Bài học của lịch sử đã quá rõ ràng: Người điều hành đất nước mà phạm vào đạo trị quốc, tất nhiên sẽ bị nhân dân ruồng bỏ, vĩnh viễn bị lịch sử sỉ nhục. Càng xa rời đạo thì ngày tàn và diệt vong càng nhanh đến.

San San biên dịch.

Nguồn: Sưu Tập

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.