Dân gian xưa thường gọi những người cầu tiên học Đạo là phương sĩ. Những câu chuyện của họ, từ cổ chí kim đã có không ít các kỳ nhân học thuật cao siêu được nhắc đến qua các triều đại trong lịch sử. Những người này có mối tương thông nhất định với vũ trụ, và được Thần giao cấp cho những thuật năng tiên đoán về tương lai; có người có thể toán mệnh và kỳ hạn hạ thế của họ là bao lâu, có sứ mệnh gì,…
Đối với đại bộ phận nhân loại chúng ta mà nói, dương thọ của mình được bao nhiêu năm, là không tài nào biết trước được. Nhưng quả thật trong lịch sử xác thực đã có một số ‘kỳ nhân’ tinh thông âm – dương Đẩu số, am hiểu Chu dịch, đã có năng lực đoán trước được thọ mệnh của chính mình. Trong nhãn quan của họ, thọ mệnh là do Thượng Đế ban tặng, ngày ‘tận số’ đã được định sẵn từ lâu. Có câu: “Sinh tử hữu mệnh, thọ yểu do phúc”. Đúng là sống chết có số, thọ mệnh hay yểu mệnh cốt tại phúc đức. Vậy nên các vị phương sĩ đều có một tâm thái thản nhiên, chờ đợi thời cơ đến thuận thiên mà hành, theo lý đó cũng khiến người đời mươi phần nể phục cảnh giới của họ. Dưới đây là một câu chuyện của một số phương sĩ Trung Hoa nổi tiếng, xin được chia sẻ cùng bạn đọc:
Kỳ tài Quản Lộ thời Tam Quốc
Quản Lộ là thuật sĩ thời Tam Quốc, tên tự là Công Minh, người nước Ngụy, nay thuộc tỉnh Sơn Đông. Quản Lộ nổi danh về bói toán, người đời khen là ‘biệt tài’! Ông cũng có tiếng là người học rộng, giỏi lý luận, từ nhỏ đã yêu thích thiên văn và hay ngắm các vì sao trên bầu trời. Thường khi như thế, cũng chỉ vì ông hay thức hàng đêm để quan sát sự biến hoá của thiên tượng, mà bị cha mẹ cấm chỉ việc ông ‘khán thiên khung’ (xem ngắm thiên tượng trên bầu trời và chiêm nghiệm). Nhưng cũng không dễ gì mà ngăn cản được niềm đam mê của Quản Lộ.
Quản Lộ là một trong những nhà giả kim nổi tiếng nhất trong Tam Quốc, từ nhỏ đã thích nhìn lên các vì sao và quan sát sự thay đổi của các thiên tượng. Trong ảnh là một trận mưa sao băng.
Những khi chơi đùa cùng với đám trẻ con cùng trang lứa, Quản Lộ dùng cành cây vẽ lên mặt đất toàn là những hình mặt trời, mặt trăng và các vì tinh tú. Khi lớn lên, phàm là Chu Dịch; xem phong thuỷ, nhân tướng, bói toán, v.v…. Quản Lộ đều tinh thông. Lộ cũng được tiếng là người có học vấn uyên bác, hễ tiên đoán chuyện gì thì thảy đều là nói đâu trúng đó ‘xuất thần nhập hóa’.
Vào năm Chính Nguyên thứ hai (255 SCN). Một ngày nọ, Quản Lộ đang thưởng trà tại nhà người em trai là Quản Thần. Trong lúc trà dư, Thần đệ bạo lời hỏi Lỗ huynh trong số mệnh: “Huynh có kỳ vọng giàu sang không?‘ Quản Lộ thở dài mà rằng: “Thiên thượng ban cho ta tài trí thông minh, hiềm nỗi không ban cho ta tuổi thọ! Ta chỉ có thể sống được 47, 48 năm; e rằng khó lòng mà chứng kiến cảnh ‘trai khôn dựng vợ, gái lớn gả chồng’ của hai con ta.” Nghe vậy, Quản Thần bè gạn hỏi, nguyên nhân? Quản Lộ phân trần: “Nói về tướng mệnh, thì trên thân mỗi người thiếu khuyết các đặc trưng của tuổi thọ. Tỷ dụ như: trán không xương cốt, mắt không tinh rõ, mũi không trụ cột, chân thiếu căn cội, lưng không có các loại ‘tam giáp’,.v.v… những thứ này đều là dấu hiệu nói lên một người có trường thọ hay không. Xưa nay, Thiên mệnh đều có quy luật vận hành riêng. Ý Trời không thể làm trái. Cố tình làm trái ấy là vì người không biết đó thôi!”.
Về sau quả nhiên lời tiên mệnh của Quản Lộ ứng nghiệm. Ông sinh vào một đêm nguyệt thực, bổn mạng năm Dần, tính ra vừa tròn 48 tuổi. Nói một cách khác, tướng mệnh của Quản Lộ thuộc loại đoản mệnh, nhưng cũng là ‘Hổ khiếu phong sanh, Long đằng vân khởi’. Anh hùng xuất hiện vì thời thế, tuy thọ mệnh không lâu song đã gây ảnh hưởng rất lớn đến mọi thời đại.
Vậy cũng nói, hành sự trên đời cần thuận theo tự nhiên, tuân theo quy luật vận hành của tạo hoá vũ trụ, ấy cũng là một loại phúc báo. Người biết được thiên thời và hành sự theo thiên thời thì ắt được bình yên, ung dung tự tại… Hà cớ chi phải cưỡng cầu mà tạo thêm nghiệp quả?
Cự phú Chiết Tượng biết thế thời, tán tài cầu phúc
Chiết Tượng tự là Bá Thức, người huyện Lạc, quận Quảng Hán (nay thuộc Quảng Hán, tỉnh Tứ Xuyên). Tổ tiên của ông là Trường Giang – Thái thú Vũ Uy (tỉnh Cam Túc ngày nay), được phong làm Chiết hầu quận Nam Dương. Vì thế, sau này ông cải họ thành Chiết tên là Tượng. Chiết tượng cũng là một phương sĩ, ông xuất thân từ gia tộc quyền quý. Cha là Thái thú Úc Lâm – Chiết Quốc. Tổng tài sản mà Chiết Tượng được thừa kế lên đến 200 triệu lượng. Gia nhân, tính cả tiểu đồng là 800 người. Quả là một danh gia vọng tộc thời bấy giờ.
Chiết Tượng cảm thấy rằng một số lượng lớn tài sản sẽ dẫn đến cái chết nặng nề, vì vậy họ đã phân tán của cải trong gia đình và đưa tiền bạc cho họ hàng và hàng xóm của họ. Hình ảnh cho thấy một nút thắt kết hợp các đồng tiền cổ của Trung Quốc.
Trương truyền, Chiết Tượng là một người có tính tình đôn hậu, trông thấy côn trùng không nỡ giết sằng bậy, cũng chẳng nề hà tha thiết bẻ măng non. Tiếng là người thông hiểu Kinh Dịch, thêm phần mến chuộng vàng và học thuật của Đạo sĩ. Sau khi cha ông mất, Chiết Tượng đã thấu hiểu một đạo lý trong Đạo Đức Kinh mà Lão Tử từng giảng, rằng ‘Đa tàng tất hậu vong’ (tàng trữ của cải nhiều ắt về sau sẽ bại vong). Một người nếu tàng trữ một khối lượng lớn tiền của thì về sau sẽ rước họa, nhược bằng người quá đam mê theo đuổi tiền tài, thì sẽ hao tổn tâm trí không từ một thủ đoạn nào. Người như thế sớm muộn rồi cũng sẽ trắng tay; tụ liễm càng nhiều thì tổn thất càng lớn. Minh tỏ được cái lẽ đó, Chiết Tượng đã phân tán gia sản để cứu tế thân tộc và thân bằng cố hữu, láng giềng nơi thôn quê.
Có người biết chuyện, đã khuyên Chiết Tượng rằng: “Ông có ba nam tử, hai nữ tử; con cháu mãn đường, nên tích cóp để lại làm của hồi môn. Cớ làm sao lại tẩu tán hết gia tài như vậy?” Nghe xong Chiết Tự nói: “Tiền bối Đấu Tử Văn có câu: ‘Tôi là vì để trốn tránh tai họa, chứ không phải vì né tránh của cải’. Gia đình tôi đã tích lũy tiền của trong một thời gian dài, quá dư dật tài vật sẽ chiêu mời tai họa. Đây là điều kiêng kỵ nhất trong Đạo gia. Thế đạo giờ đây sắp sửa đến hồi suy bại! Con trai tôi lại không có tài cán gì khó lòng mà tiếp quản. Vô tâm mà giàu có là bất hạnh. Khác nào bức tường có vết nứt mà vẫn cao ngút như xưa, nhất định sẽ sụp đổ trong sớm tối”. Có vị cao sĩ nghe được câu nói của Chiết Tượng thì khen là bậc hiền nhân, rất lấy làm kính trọng và khâm phục tài đức của Chiết Tượng.
Chiết Tượng cõi lòng thanh bạch, không màng danh lợi. Ông cũng là một người sùng kính Đạo Hoàng Lão. Sớm biết trước ngày mình tạ thế, vào trước ngày lâm trung, ông đã tập hợp cửu tộc, tân khách quanh vùng, bày tiệc chiêu đãi nồng hậu để nói lời từ biệt trước khi nhắm mắt xuôi tay.
Người biết thời, biết thế, biết mệnh Trời trên đời quả thực không có mấy ai. Phần đa người đều theo đuổi danh lợi tiền tài, địa vị trong xã hội mà không biết được giá trị đích thực của sinh mệnh. Lão Tử đương thời giảng câu: “Tri túc tiện túc, đãi túc hà thời túc” (Biết đủ thì cho là đủ, chờ đủ biết khi nào mới đủ?) – quả đúng là như vậy!
Đạo thuật gia truyền: Lý Nữ toán mệnh
Vào thời nhà Hán có Lý Nam. Ông sinh được một người con gái hết mực đôn hậu, phẩm hạnh hơn người. Lý Nam vốn là người am hiểu về phong thuỷ, ngũ hành; cát – hung. Lý nữ cũng lĩnh hội được ít nhiều Đạo thuật gia truyền.
Vào thời Vĩnh Nguyên trị vì nhà Hán, Thái thú Mã Lăng được mời thượng triều. Bởi phạm chuyện đạo tặc, sắp sửa đi gặp đình úy (người có công trừ kẻ gian, yên dân). Các quan và bá tánh đều thấy rất bất an trong lòng, e rằng phen này một đi không trở lại. Riêng Lý Nam lại đến thăm Mã Lăng và kính cẩn chúc phúc. Mã Lăng nhận được chiếu chỉ của nhà vua thì không khỏi lo lắng, lòng như lửa đốt, lành ít dữ nhiều. Hà cớ gì mà Lý Nam đến chúc mừng kia chứ chứ? Thấy Mã Lăng lòng dạ chẳng yên, Lý Nam nói cho Mã Lăng rằng, mình đã dựa vào thuật phong thuỷ, chiêm ngoạt cát – hung mà biết được ông có tin tốt lành, nên đặc biệt đến chúc mừng.
Quả nhiên, ngày hôm sau Thái thú nhận được chiếu chỉ miễn tội của triều đình. Mã Lăng không khỏi thán phục tài tiên đoán của Lý Nam.
Lại nói về Lý nữ – con gái của Lý Nam, được cha truyền Đạo thuật số. Khi đi làm dâu, một buổi sớm tinh mơ nàng vừa bước vào gian bếp, bất chợt có cơn gió lạnh nổi lên. Lý nữ thất kinh, đoán biết sắp có chuyện chẳng lành xảy ra. Cô hớt hải chạy lên nhà, vừa khóc lóc lạy cha mẹ chồng, xin cho về nhà bố mẹ đẻ để nói lời từ biệt. Người nhà ai nấy đều hoảng hốt, không hay có chuyện dữ gì? Lý nữ bèn bộc bạch: ‘Dòng dõi nhà con tinh thông Đạo thuật gia truyền, xem điềm báo mà biết được chuyện lành – dữ! Vừa hay có cơn gió lạnh nổi lên, ống khói nhà bếp thì rạn nứt, sau giếng nước lại bị hư, vv.. đó là điềm báo con dâu nhà này sắp gặp đại nạn. Con sắp phải đi sang thế giới bên kia! Nói đoạn, Lý nữ lấy tay viết ngày tận số của mình xuống sàn nhà. Thảy trông thấy đều bàng hoàng, nhưng vẫn bán tín bán nghi. Vì để chiều lòng con dâu, nhà chồng cũng đồng ý cho cô về thăm cha mẹ đẻ. Quả nhiên ít lâu sau Lý nữ qua đời vì bạo bệnh.
Lý nữ quả là một người con đạo hiếu, biết mình đã hết thọ mệnh mà xin được về báo đáp cha mẹ già lần cuối. Lại cũng xứng là một người trung nghĩa, biết mình hết mệnh, đã không sợ hãi mà còn chấn an cho gia đình nhà chồng, không quá đau buồn vì sự ra đi đột ngột của mình.
*** ***
Qua những câu chuyện của các vị phương sĩ xưa, tuy mỗi người đều có một biệt tài khác nhau. Nhưng lại có một điểm chung là biết được chính xác số mệnh của mình đến khi nào thì phải rời đi. Nói một cách khác họ đều là những người có công năng đặc dị nhờ có sự hàm dưỡng và đều là người tu Đạo.
Mỹ An biên dịch.
<
p style=”text-align: right”>Nguồn: Sưu Tập