Trong hầu hết các trường hợp, cùng với sự hiểu biết về nhau dần trở nên sâu sắc, những mâu thuẫn lớn nhỏ cũng bắt đầu xuất hiện.

“Tình cảm nếu vẫn giữ như ngày đầu quen biết, đến cuối cùng cũng chẳng có oán hận trong tâm”, quan niệm này từng được nhắc đến trong tác phẩm “Bình Yêu truyện” của tác giả La Quán Trung vào cuối triều Nguyên đầu triều Minh: “Sao thấy như lên không được mà xuống cũng chẳng xong, tiến thoái lưỡng nan. Thật đúng là, con người có ai ngàn ngày đều êm đẹp, cũng như hoa nào thể trăm hôm vẫn thắm hồng. Lại nói, lòng người phải chi cứ mãi giống như buổi đầu kết giao gặp gỡ, đến cuối cùng sẽ chẳng có oán hận trong lòng”. Tác phẩm ‘Tỉnh thế hằng ngôn’ do tác giả Phùng Mộng Long viết vào cuối thời Minh đầu thời Thanh cũng có câu như sau: “Tình cảm con người nếu vẫn giống như buổi đầu quen biết, đến cuối cùng cũng chẳng có oán hận trong tâm”.

Nói một cách đơn giản, ý nghĩa trong câu này chính là: Nếu mọi người đều có thể một mạch lưu giữ tình cảm cùng sự kính yêu dành cho nhau như lúc mới đầu gặp gỡ; vậy thì những ngày tháng chung sống sau này sẽ không xuất hiện cái gọi là oán hận.

Chẳng hay mọi người đã từng nghe qua câu nói ấy của cổ nhân hay chưa? Liệu rằng trong xã hội hiện đại, quan niệm này có còn thích hợp để sử dụng?  

Tình cảm tốt đẹp như buổi đầu gặp gỡ

Chắc hẳn mọi người đều từng có trải nghiệm tương tự như thế này, chính là: tại thời điểm người ta vừa mới nhận thức nhau, xuất phát từ việc tất cả mọi người đối với nhau đều chưa hề quen thuộc, thêm vào đó là mong muốn có thể sâu sắc hiểu được đối phương, nên người ta đều sẽ lấy thái độ khiêm nhường, tôn kính ra cư xử. Nếu có thể tiếp tục dùng loại thái độ này đối đãi với nhau, đủ lễ đủ tiết thì giữa người với người sẽ không nảy sinh ra oán hận. 

Bởi lẽ, dù là trên phương diện tình cảm hay trên đường đời của một con người, nếu chúng ta có thể bảo trì tâm nguyện ban đầu hoặc sự khiêm tốn, cung kính giống như lúc vừa gặp gỡ thì cảm tình của chúng ta mới có thể ổn định, dài lâu. Giống như câu nói ‘Bất vong sơ tâm, phương đắc thủy chung’ (tạm dịch: không quên đi tấm lòng thuở ban sơ thì mới có thể làm được thủy chung, trước sau như một), nếu không, con người sẽ rất dễ rơi vào hoàn cảnh rạn nứt tình cảm. 

Tuy nhiên trên thực tế, trong quá trình con người chung sống với nhau, thông thường đều khó có ai làm được như vậy. Đa số đều là lúc mới bắt đầu, vì giữa mọi người vẫn tồn tại tâm lý kính nể, nên người ta đối xử với nhau rất hòa thuận, khách khí. Thế nhưng, sau khi trải qua một thời gian chung sống, rất nhiều người sẽ thể hiện ra những hành vi thiếu cung kính với đối phương. Chủ yếu là bởi khi ấy cả hai bên đều đã quen thuộc, nên thái độ tự nhiên sẽ không còn khách sáo như ban đầu nữa. 

Cũng bởi lý do đó, mối quan hệ giữa người với người thông thường đều là kính nể khi mới bắt đầu, rồi cuối cùng dần dần xa cách, ly biệt. 

Đến cuối cũng chẳng có oán hận trong lòng 

Tại sao lại như vậy? Đó là do trong quá trình nhận thức, tìm hiểu lẫn nhau, chẳng có ai muốn ngay từ đầu đã nảy sinh ra mâu thuẫn. Vậy nên suốt thời gian khi mới bắt đầu nhận biết, cả hai đối với nhau đều vô cùng khách khí. Hơn nữa trong khoảng thời gian này, giữa hai người vẫn chưa thấy hết được những khuyết điểm và tính khí của người còn lại. Phần lớn mọi người khi đó đều sẽ tán thưởng những ưu điểm của đối phương và không để ý đến khuyết điểm của họ. 

Tuy nhiên, thuận theo việc mối quan hệ dần trở nên sâu sắc hơn, những khuyết điểm cùng tính khí nóng nảy của mỗi người cũng bắt đầu bộc lộ ra bên ngoài. Khi mới gặp phải loại tình huống này, hầu hết mọi người đều có thể nhẫn chịu được. Thế nhưng, cùng với việc khuyết điểm ngày một tăng và tính khí cũng ngày càng trở nên dễ dàng nóng giận, nhiều người bắt đầu không thể chịu được nữa. Khi đó, giữa hai người sẽ nảy sinh những rạn nứt về tình cảm, thậm chí là thù hằn hay oán hận lẫn nhau.

Chính vì vậy, người xưa mới cảm khái rằng: ‘Tình cảm tốt đẹp như buổi đầu gặp gỡ, đến cuối cũng chẳng có oán hận trong lòng’. Chỉ là, chẳng mấy ai có thể thực sự duy trì được tấm lòng vẹn nguyên như thuở ban đầu ấy. Thế nên, trong hầu hết các trường hợp, cùng với sự hiểu biết về nhau dần trở nên sâu sắc, những mâu thuẫn lớn nhỏ cũng bắt đầu xuất hiện. Lúc này, nếu không có cách giải quyết kịp thời,  mâu thuẫn giữa hai người sẽ tích tụ lại và trở thành oán hận.

Do đó, thường ngày khi cùng nhau chung sống, chúng ta không nên chỉ chú trọng đến tình cảm cá nhân mà còn cần nghĩ cho người khác nhiều hơn. Có như vậy, bầu không khí giữa hai người mới duy trì được sự hòa hợp, vui vẻ. Ngược lại, nếu không thể bao dung lẫn nhau, những mâu thuẫn và hiềm khích sẽ ngày càng lộ rõ, thậm chí ngày càng trở nên nghiêm trọng, cuối cùng dẫn đến đổ vỡ.

Câu nói ‘Tình cảm tốt đẹp như buổi đầu gặp gỡ, đến cuối cũng chẳng có oán hận trong lòng’ là kinh nghiệm của người xưa, khuyên bảo con người thế gian nên hiểu đạo lý đối nhân xử thế, giữ đúng chừng mực trong giao tiếp với những người xung quanh. Điều này đã được áp dụng trong xã hội cổ đại, và cũng phù hợp để vận dụng trong xã hội hiện đại.

Trường Lạc.

<

p style=”text-align: right”>Nguồn: Sưu Tập

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.