Tiên đề Âm Dương
Khái Niệm : Âm Dương trong Đông Phương học là tượng trưng cho 2 mặt đối lập nhưng có cùng một đặc tính nào đó như Sáng tối, dài ngắn, cao thấp, trái phải, nóng lạnh, thanh trọc…một vật được gọi là dài khi so sánh với một vật khác, nhưng khi so sánh với một vật khác nữa thì lại là ngắn.
như các ngón tay, ngón tay trỏ được gọi là dài so với ngón tay cái vì vậy ngón trỏ trong tương quan với ngón cái là Dương còn ngón Cái là Âm. Nhưng Ngón Trỏ lại ngắn hơn so với ngón giữa nên theo quy chiếu thì ngón Trỏ là Âm so và ngón giữa là Dương. Quy chiếu ở đây là CHIỀU DÀI ngón tay.
Do vậy Âm Dương ở đây là định tính, dùng để 2 sánh 2 thứ đối lập nhau. Cũng từ ví dụ ngón tay trên mà có thể nói Dương có thể chuyển thành Âm hay Âm chuyển thành Dương.
Như vậy về cơ bản khi nói đến Âm Dương là phải có hệ quy chiếu của nó, ví dụ Con nhỏ tuổi hơn Bố, thì Con là Âm so với Bố còn Bố là Dương so với Con. Bố nhỏ tuổi hơn ông Nội thì Bố là Âm so với ông Nội, còn ông Nội là Dương so với Bố. Như vậy quy chiếu ở đây là TUỔI ĐỜI
Xét về Thái Cực, Chu Hy nói “trong khoảng trời đất chỉ còn một thứ duy nhất là KHÍ”, nhưng khí thì có phân ra Khí Âm và Khí Dương, theo khối lượng thì Khí nhẹ hơn là Khí Dương, khí nặng hơn là khí Âm. Theo THANH TRỌC của khí thì khí Dương Thanh còn khí Âm Trọc. như vậy quy chiếu ở đây là Khối lượng và Thanh trọc.
Trong một Nguyên Tử, thì electron mang điện tích Âm, notron mang điện tích Dương. Electron nhẹ hơn nên là Dương, notron nặng hơn nên là Âm, electron ở bên ngoài bao quanh notron nên electron là Dương, notron là Âm. electron chuyển động còn notron đứng yên (Tĩnh) nên electron là Dương, notron là Âm
Nguồn gốc Âm Dương
Hiện nay nguồn gốc về Âm Dương và đồ hình Thái Cực đã không còn xa lạ gì với người học Dịch lý, người xưa dùng bóng cây Sào để đo bóng theo ánh nắng Mặt Trời trong năm, kết quả được 1 hình vẽ phân làm 2, phần bóng Sào là phần Âm, phần Sáng là phần Dương. Từ thời xưa, ở triều đại nào sử dụng đo bóng Sào đầu tiên thì triều đại đó xem là cội nguồn xuất phát của Dịch Lý.
Ngũ hành có nguồn gốc Âm Dương
Trong Kinh Dịch, Hệ từ viết : “Dịch hữu Thái cực, thị sinh lưỡng Nghi, lưỡng Nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát Quái”. Trong câu cốt lõi mà bất kỳ người học Dịch nào cũng biết này rõ ràng chẳng hề có nhắc đến Ngũ hành.
Trong Thái cực Đồ thuyết – Chu Liêm Khê viết “Vô Cực cũng là Thái Cực. Thái Cực động thì sinh ra Dương; động tới cực điểm thì tĩnh; tĩnh thì sinh ra Âm. Tĩnh tới cực điểm thì trở lại động. Một động một tĩnh, làm căn bản cho nhau. Phân ra Âm và Dương, thì lưỡng nghi thành lập. Dương biến Âm hợp, thì sinh ra: thuỷ (nước), hoả (lửa), mộc (gỗ), kim (kim loại), thổ (đất). Ngũ khí (năm khí của ngũ hành) thuận hoà phân bố tạo ra sự vận hành của tứ thời (bốn mùa). Ngũ hành hợp nhất là Âm Dương. Âm Dương hợp nhất là Thái Cực. Thái Cực có gốc là Vô Cực. Ngũ hành được sinh ra, mỗi hành có một tính. Cái chân của Vô Cực và cái tinh của Âm Dương ngũ hành, diệu hợp thì ngưng tụ”.
Xét vậy thấy rằng Âm Dương là tiên đề cốt lõi, Ngũ hành do Âm Dương kết hợp mà sinh ra. vì vậy người Học Dịch phải nắm được sự cùng của Âm Dương mà biến hóa Ngũ hành.
(Dẫn theo trang kimca.net)