TỬ VI
(Vương Đình Chi đàm tinh)
(Dịch và bình chú: Hà Phong)
Tinh hoa của cuốn “Tử Vi đẩu số toàn thư”, là nằm ở chương “Chư tinh vấn đáp”. Do vì chương này ghi chép thiếu tính hệ thống, nên thường khiến cho người đọc xem nhẹ. Hiện tại Vương Đình Chi tôi không ngại chỉnh lý thêm, để tiện cho việc nghiên cứu.
Tử Vi thuộc Âm Thổ, là chủ tinh của tinh hệ Bắc Đẩu.
Phàm xem Tử Vi (ý nói luận sao Tử Vi), tất phải chú ý đến 2 điều: Tam-đài và Hội-chiếu.
Tử Vi ở Mệnh cung là Trung-đài, trước một cung gọi là Thượng-đài, sau một cung gọi là Hạ-đài, đó là Tam-đài vậy; chủ yếu là dùng để đánh giá Tử Vi có hay không có cát tinh đến giáp cung. Nếu như Tử Vi Phá Quân đồng độ, được Văn Xương Văn Khúc, Tả Phụ Hữu Bật giáp cung, thì sẽ hình thành kết cấu tốt đẹp (佳美的结构).
Hội-chiếu là xem tinh diệu hội hợp ở tam phương, “Vô Phụ Bật đồng hành, tắc vi cô quân”, “Cánh ư chư sát đồng cung”, tất “Quân tử tại dã, tiểu nhân tại vị”.
Tử Vi đế toà, nhất định phải có quần thần tới trợ giúp (必须群臣夹辅), chính là ý của cổ nhân vậy.
Cổ ca rằng: “Tử Vi nguyên thuộc thổ, quan lộc cung chủ tinh. Hữu tướng vi hữu dụng, vô tướng vi cô quân”.
Những ca quyết này hết lần này tới lần khác chứng minh rằng, Tử Vi tất cần phải có các sao cát tinh như Tả Phụ Hữu Bật, Văn Xương Văn Khúc, Thiên Khôi Thiên Việt (tới hội hợp/giáp cung), rồi sau đó mới nói rằng là có được sự/kẻ phụ-tá, có phụ-tá chính là có tướng.
Tử Vi nên ở tại cung Mệnh/Quan Lộc/Tài Bạch. Cũng nên tại cung Điền Trạch. Nhưng không nên nằm ở cung Tật Ách/Huynh Đệ/Nô Bộc/Phụ Mẫu. Các cung Tử Vi nên đóng gọi là cường-cung, không nên đóng gọi là nhược-cung/hãm-cung. Tử Vi ở tại bốn hãm-cung, tất “Chủ nhân lao lục, tác sự vô thành” (主人劳碌, 作事无成) .
Đại khái là, Tử Vi tại cung Phụ Mẫu thì lực lượng của người quản lý (cấp trên) của đương số quá mạnh; tại cung cung Huynh Đệ thì người hợp tác cùng đương số cũng rất mạnh; tại cung Tật Ách sức ảnh hưởng lên cung Phụ Mẫu và Huynh Đệ rất lớn; cho nên đều chủ cho việc đương số bôn ba vất vả, chịu sự sai khiến của người, mà không có lực để sai khiến người khác.
Trong chương “Chư tinh vấn đáp”, có đoạn sau đây do “Trần Hi Di tiên sinh viết”, đã nêu rõ được sự cốt yếu, rất (颇) là quan trọng: “Tử Vi là đế tòa, tại các cung có thể giáng phúc tiêu tai, giải (trừ) tính ác-hư của các sao. Có thể chế Hỏa Linh thành thiện, có thể hóa Thất Sát thành Quyền. Được Phủ Tướng Tả Hữu Xương Khúc cát tập, chắc chắn được Quí, nếu không thì (Hà Phong: và lại còn) chủ cự phú, cho dù tứ sát xung phá, cũng là trung cục. Thêm sát tinh xung phá nữa thì cũng được bình thường, không phải là hạ tiện.”
Đoạn nói trên, chủ yếu dùng để luận đoán Tử Vi tại cung Mệnh, (Hà Phong: và rõ ràng là Mệnh Tử Vi) vẫn cần “Phủ Tướng Tả Hữu Xương Khúc cát tập”, nghĩa là có chư cát tinh hội-chiếu, rồi mới có thể trở thành phú quí thượng cục.
Nhưng cũng lại có ca quyết rằng: “Kình Dương Hỏa Linh tụ, thì là phường trộm gà bắt chó” (擎羊火铃聚, 鼠窃狗偷群), tức là Tử Vi cư Mệnh gặp Kình Dương, Hỏa Linh thì hạ tiện; đương nhiên là mâu thuẫn với “Cho dù có thêm sát tinh xung phá, vẫn là bình thường, không phải là hạ tiện”? Thực ra không phải thế, “Cho dù có thêm sát tinh xung phá, vẫn là bình thường, không phải là hạ tiện” là chỉ trong trường hợp đã phải có chư cát tinh hội chiếu mà nói, nếu không gặp cát tinh, chỉ gặp sát tinh, thì là hạ tiện.
Tử Vi tại cung Mệnh, rất thích hội hợp Thiên Phủ, Thiên Tướng. Trong 12 cung, chỉ khi Tử Vi ở Tý Ngọ, mới được Phủ Tướng hội chiếu, và được gọi là “Phủ Tướng triều viên”. Trong 2 cung này, thì Tử Vi tại Ngọ tốt đẹp hơn, cho nên cổ nhân liền gọi Tử Vi tại Ngọ cư Mệnh là “Cực hướng ly minh cách”; cực chỉ Tử Vi, Ngọ là Ly cung vậy.
Nếu Tử Vi tại Tý Ngọ, cho dù không gặp Phụ Bật, Xương Khúc hội chiếu/giáp cung, thì do có cấu trúc “Phủ Tướng triều viên”, cho nên cũng không trở thành “Quân tử tại dã”.
Tử Vi Thiên Phủ đồng cung (Hà Phong: tại cung Dần và Thân), thì sẽ hội chiếu với Thiên Tướng; Tử Vi Thiên Tướng đồng cung (Hà Phong: tại cung Thìn và Tuất), thì sẽ hội chiếu với Thiên Phủ, nhưng do vì lực lượng ở tam phương không cân đối, nên không đẹp bằng “Phủ Tướng triều viên”.
Thời xưa, nữ nhân không có sự nghiệp riêng, cho nên dù Nữ Mệnh Tử Vi được cát tinh hội chiếu, cũng chỉ chủ “Gặp được người quí, việc lành” (遇吉事贵人). Thời nay phụ nữ có sự nghiệp riêng, thì cách cục đó cũng chủ cho đương số được phú quí, chỉ là nếu như tinh diệu ở cung Phu Quân yếu nhược, thì khó tránh khỏi thanh danh lớn hơn chồng, quí bạn nghĩ sao về điều này?
Nữ Mệnh Tử Vi Phá Quân hoặc Tử Vi Thiên Tướng thì hôn nhân tương đối khó hoàn mĩ. Nếu Mệnh cung là Tử Vi Phá Quân, thì cung Phu Quân có Liêm Trinh Tham Lang đồng độ (Hà Phong: thực tình thì là Liêm Tham xung chiếu cung Phu). Nếu Mệnh cung là Tử Vi Thiên Tướng thì cung Phu Quân là Tham Lang độc tọa, đối cung là Liêm Trinh. Liêm Trinh Tham Lang đều có tính đào hoa, cho nên từ điểm này có thể suy đoán tình hình (của hôn nhân, của đời sống tình cảm).
Khi cung Phu Quân có tính đào hoa, nếu như Nữ Mệnh ôn nhu, thì còn có thể nhẫn nại, nhưng Nữ Mệnh Tử Phá/Tử Tướng đều bị ảnh hưởng bởi Phá Quân, tự nhiên rất khó có thể nhẫn nại. (Hà Phong: Nhẫn nại để làm gì?). Ở thời nay, li hôn là xong, nhưng tại thời xưa cách cục này liền biến thành người vợ có tính mạnh mẽ (hung hãn) và đố kị. (Hà Phong: Cho nên thời nay, khi luận đoán Tử Vi nhất định phải có sự gia giảm, không thể hoàn toàn theo lề xưa thói cũ cho được).
Thời nay, phụ nữ cũng có thể xem trọng sự nghiệp, (mà có thể) không bàn đến hôn nhân (Hà Phong: Không nhất định phải coi hôn nhân là quan trọng duy nhất), cho nên có thể đạt được công danh phú quí. Tuy nhiên tính cách khó tránh khỏi mưa nắng thất thường (翻手为云, 覆手为雨为性格). (Hà Phong: Có lẽ là muốn nói đến tính vị lí bất vị tình của Phá Quân). Hương Cảng những năm 80, mẫu hình phụ nữ như vậy phát triển (về số lượng?), không thể xem thường (họ).
Người Mệnh Tử Vi, khuyết điểm lớn nhất là chủ quan, lại thêm phân biệt yêu ghét thái quá. Cho nên khi Tử Phá đồng cung, rất dễ thể hiện ra tính chất này nhiều hơn nữa.
Có thơ rằng: “Tử Vi Phá Quân Thìn Tuất Sửu Mùi tứ mộ cung, làm tôi thì bất trung, làm con thì bất hiếu” (紫微遇破军于辰戌丑未四墓宫, 为臣不忠, 为子不孝.) thực ra là để chỉ đến tính cách luôn phân biệt yêu ghét quá mức độ. Rồi vì yêu ghét phân minh, nên dễ dàng bất hòa với người khác (与人反目), và cũng dễ phát huy tính phản nghịch.
Lại có thơ rằng: ” Tử Vi Phá Quân tọa Mệnh, người sinh năm Giáp Ất Mậu Kỷ Canh, phú quí có thể đạt được” (紫微破军坐命, 甲乙戊已庚生人, 富贵堪期/可期.); lại còn là cách cục thuận lợi (喜在) phát triển trong giới chính trị. Phàm Tử Phá tại Mệnh cung, đắc Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa, không sát diệu, thì rất có lợi cho việc theo đuổi con đường chính trị. Chính trị gia chẳng phải mưa nắng thất thường hay sao (翻手为云, 覆手为雨)? Rất hợp với tính chất của Tử Phá.
Lại có câu: “Tử Vi thủ Mệnh gặp Dương Đà, thuận lợi cho kinh thương”; nghĩa là Tử Vi gặp sát tinh thì không có lợi cho con đường làm quan (不利仕途), nhưng có thể kinh thương, bởi vì thương nhân cũng có thể là người mưa nắng thất thường, tráo trở lật lọng (翻云覆雨).
Thời nay, Tử Phá ngược lại là Mệnh tạo tốt đẹp.
Khi Lưu niên, Đại hạn Mệnh cung gặp cung có Tử Vi, thì có 2 câu ca quyết có thể tham khảo: “Tử Vi viên nội cát tinh lâm, nhị hạn tương phùng phú lộc hưng. Thường nhân đắc ngộ đa tài phú, quan quí phùng chi chức vị thăng” và “Tử Vi nhập hạn bản vi quần, chỉ khủng tam phương Sát Phá Lang. Thường thứ phùng chi đa bất lợi, quan viên lạc hãm hữu kinh thương”. Nếu theo như ca quyết, phàm gặp Tử Vi Thất Sát hoặc Tử Vi Tham Lang hoặc Tử Vi Phá Quân đồng độ, bất luận người thường hay kẻ quan quí đều bất lợi, thời nay chẳng phải tất nhiên là như thế. Đại khái thời xưa sợ sự thay đổi (变迁), cho nên không ưa thích Sát Phá Lang (Hà Phong: Văn minh nông nghiệp luôn sợ sự thất thường của thiên tai địch họa), thời nay có thể càng biến thiên càng tốt đẹp, cho nên gặp Sát Phá Lang cũng thường có thể an tâm. Chỉ cần gặp cát diệu, lại gặp các sao cát theo lưu niên xung khởi, thì là chủ về sự chuyển biến tốt đẹp.
Nhưng mà đối với người già, đại vận Tử Vi kết hợp với Sát/Phá/Lang chưa chắc đã có lợi, tuy gặp cát (diệu), cũng cần thường xuyên chú ý đến sức khỏe.