THIÊN LƯƠNG

(VƯƠNG ĐÌNH CHI ĐÀM TINH)

(Dịch và bình chú: Hà Phong)

Tương truyền vào thời cổ đại người nghiên cứu về “sao” cho rằng: Nam đẩu chủ sinh, Bắc đẩu chủ tử, Thiên Lương chính là sao quản về tuổi thọ của chòm Nam đẩu, Tham Lang chính là sao quản về tai ách tử vong của chòm Bắc đẩu. (古代星家相传, 南斗主生, 北斗主死, 天梁即为南斗司寿之星, 贪狼为北斗司灾厄死亡之星.)

Cho nên cung Mệnh hoặc cung Tật Ách gặp Thiên Lương, chủ phùng hung hóa cát, tiêu tai giải ách. Còn Tham Lang nếu như gặp sát kị hình hao hội hợp, lại thêm lưu-sát xung khởi, tức sẽ là điềm tử vong, tai ách rất kị gặp Liêm Trinh hóa Kị.

Song việc Thiên Lương có thể tiêu tai giải ách, từ một phương diện khác mà nói, thì tất cần có tai ách phát sinh, rồi sau đó năng lực tiêu tai giải ách mới bắt đầu phát huy. Cho nên phàm người mệnh Thiên Lương, một đời tất nhiều tai nan (không phải tai nạn) (一生灾难必重), khi còn nhỏ tất có tai ách nguy chứng, cuối cùng lại có thể phùng hung hóa cát, nguy mà không nguy vậy.

Thiên Lương không ưa đóng tại 3 cung Tị, Ngọ, Mùi. Đại khái lúc này sẽ hội với Thái Dương lạc hãm ở 3 cung Hợi, Tý, Sửu và vì Thái Dương lạc hãm nên không đủ khả năng giải trừ tính cô khắc hình kị của Thiên Lương (不足以解天梁孤克刑忌之性).

Thiên Lương tại Tị, thì dù không gặp các sao sát kị hình, vẫn chủ một đời nhiều tai nan, hoặc lắm bệnh hoạn, hoặc là làm những công việc có tính chất nguy hiểm. Nếu lại gặp các sao sát kị hình, thì chủ cửu tử nhất sinh, duy là nhất định sẽ vượt qua đại nạn. Mệnh lệ loại này gặp nhiều đến mức quen thuộc, độ chuẩn xác cao. Từng có người bị trói đến pháp trường (để chém/treo cổ), đến lúc cuối cùng lại được cứu.

Thiên Lương tại 2 cung Ngọ, Mùi thì đều chủ dễ bị người ta xa lánh/gạt bỏ/loại trừ. Lại càng đáng chú ý hơn khi Thiên Lương đồng độ với Lộc Tồn, hoặc Thiên Lương hội hợp với Hóa Lộc, đều là cấu trúc rất dễ vời thị phi (皆易招是非尤怨). Nếu như đồng độ với sát diệu, tức thì khẩu thiệt thị phi càng nặng, (mà lại còn) dễ bị đả kích, duy có điều cuối cùng (đều) có thể hóa giải được.

Bất quá, Thiên Lương tại 2 cung Ngọ, Mùi sẽ tương đối cô độc, rất ít nhân duyên, mà lại còn không cậy nhờ được vào lục thân, một đời tương đối gian khổ.

Thiên Lương tại Ngọ mà đồng độ với Văn Khúc thì ngược lại lại là dấu hiệu của đại quí.

Nếu như Thiên Lương và Âm Sát/âm sát đồng độ, lại gặp Thiên Cơ và sát diệu, thì chủ cho người có âm nhãn, có thể nhìn thấy ma quỉ (则主人有阴眼, 能见鬼魅), nếu lại có Linh Tinh đồng cung, thì tính chất này càng nghiêm trọng, có thể phát triển thành suy nhược thần kinh. Chỉ khi được cát hóa và gặp cát diệu, thì người xưa cho rằng mới có thể tránh được vật âm tà (则前人认为可令阴物回避).

Lúc có các sao không hao sát đồng cung, thì đa phần sẽ có khuynh hướng về tôn giáo và thần bí, thời cổ đại thì là thuộc vào tăng đạo (在古代即为僧道之流).

Cổ nhân nói: Cơ Lương hội hợp thiện đàm binh, nhưng mà chương “Chư tinh vấn đáp” trong “Tử Vi đẩu số toàn thư” lại nói: Gặp Thiên Cơ và hao tinh, tăng đạo thanh nhàn. 2 điều này phân biệt là ở chỗ hao tinh.

Cái gọi là hao tinh, thông thường là chỉ Phá Quân, nhưng mà Thiên Lương trong tam phương tứ chính không thể gặp Phá Quân, cho nên có người cho rằng hao tinh là Đại Hao, (chỉ là) Đại Hao chỉ là tạp diệu, tác dụng không có gì là to lớn.

Trong vấn đề này, có thể nói là cổ nhân làm ra thứ huyền hư, tình hình trong thực tế là: Thiên Cơ Thiên Lương đồng độ tại 2 cung Thìn, Tuất, chủ cho người có hứng thứ trên nhiều phương diện (嗜好广泛), đặc biệt là thích khoa trương tài hoa (尤其喜爱炫耀才华), nhưng cũng chỉ là hư ảo/hư ảnh/không ngôn đàm binh (但浮光掠影), chỉ là ngồi một chỗ mà nói chuyện xa ngàn dặm mà không làm được gì/không bắt tay vào làm (坐言万里不能起行). Thời cổ loại văn nhân chỉ giỏi đàm luận binh pháp, vẻ ngoài giống như văn võ toàn tài, chính là kiểu người này (古代文人以能谈兵法为文武兼资, 即是此类).

Thiên Lương là thọ tinh, cho nên khi Thiên Lương và Thiên Thọ đồng cung, thường thường tượng trưng cho việc trong các mối quan hệ có sự khác biệt lớn về tuổi tác.

Ví dụ như, cung Phu Thê gặp Thiên Lương Thiên Thọ đồng cung, nữ mệnh thì lấy chồng lớn hơn mình từ 12 tuổi trở lên (hoặc không thì sẽ ngược lại, lấy chồng nhỏ hơn mình từ 1 đến 3 tuổi); nam mệnh thì lấy vợ ít tuổi hơn mình từ 8 tuổi trở lên (hoặc không sẽ ngược lại, vợ sẽ nhiều hơn 1, 2 tuổi).

Nếu như Thiên Lương đóng tại cung Tử Tức, Thiên Thọ đồng cung, sẽ chủ vãn niên sinh con, hoặc con gái và con trai sẽ có sự chênh lệch khá lớn về tuổi tác.

Nếu như cấu trúc trên ở vào cung Phụ Mẫu, thì tuổi tác của bố mẹ sẽ có sự chênh lệch lớn.

Nếu lại là ở cung Huynh Đệ, thì chủ tự người đó là trưởng nam hoặc trưởng nữ, và có cách biệt lớn về tuổi tác với các em, hoặc là có anh chị em do mẹ kế sinh ra.

Những điều vừa thuật trên có độ chứng nghiệm cao, trong khi quan sát tinh bàn rất có tác dụng.

Mệnh Thiên Lương, thường là chủ sống thọ. Hoặc đối cung (cung Thiên Di) có Thiên Lương cũng như vậy.

Nhưng khi có các sao sát kị hao đồng độ với Thiên Lương, thì sống thọ không đồng nghĩa với sự khỏe mạnh (所谓有寿却不等于健康), có khả năng là sống lâu nhưng có bệnh, hoặc là phục dược để kéo dài tuổi thọ (từng có người hút/hít nha phiến để trị bệnh khạc ra máu, cũng tức là một ví dụ về việc phục dược kéo dài tuổi thọ).

Vì thế Thiên Lương cũng là tinh diệu của việc “uống độc dược” (天梁亦为吸毒服药的星曜), lại càng rõ tính chất này hơn khi hội với Thái Dương lạc hãm, (mà lại thêm) có Hỏa Linh đồng độ, lại thêm vào đó là những tạp diệu mang tính chất không tốt đẹp, thì sẽ chủ có khuynh hướng “uống độc dược” (trường kì dùng thuốc an thần cũng là một dạng uống độc dược).

Nước Trung Quốc thời cổ đại, danh sĩ tùy theo thời mà có thói quen dùng độc dược khác nhau, như là thời Ngụy Tấn danh sĩ dùng “ngũ thạch tán” (五石散), thời Đường Tống danh sĩ dùng “đan hống” (丹汞), cho đến đời Thanh thì danh sĩ dùng nha phiến (鸦片), đều thuộc loại mệnh cục này. Cho nên người mệnh Thiên Lương, cũng đa phần có phong độ của danh sĩ. Thiên Lương Thiên Đồng đối củng (Hà Phong: Đồng Lương đối củng ở Tị Hợi, Đồng Lương đồng cung ở Dần Thân) hội với sát diệu Không Kiếp, đa phần như trên miêu tả.

Sao Thiên Lương có phong phạm/khí chất của danh sĩ (名士风范), cho nên thích gặp Phụ Bật, Xương Khúc, Khôi Việt. Cổ nhân cho rằng: Thiên Lương và Văn Xương cư miếu vượng, vị tận đài cương (台纲 – vị trí giềng mối/cương lĩnh); Thiên Lương Tả Hữu Khúc gia hội, xuất tướng nhập tướng (出将入相 – trước làm tướng võ, sau làm tướng văn); Thiên Lương cư Ngọ đồng cung với Văn Khúc, vị trí đứng đầu tỉnh (台省之位). Đại khái từ thời Tống về sau, trọng danh sĩ hơn là trọng môn đệ, cho nên Thiên Lương ngộ cát (sẽ) chủ thanh quí (清贵 – trong sạch và quí hiển). Ở thời nay, sẽ là người làm chuyên môn (专业人士), mà cũng đa phần có vị trí hạt nhân trong lĩnh vực quản lí kế hoạch (且多居监核管理计划之职).

Nếu như Thiên Lương gặp các sao sát kị hình hao, tất khí chất danh sĩ biến thành lãng đãng bất kham (浪荡不羁, 羁 – Ki: dàm/cương ngựa). Cổ nhân cho rằng: Lương Đồng đối cung ở Tị Hợi nam lãng đãng, nữ đa dâm (thời cổ đại nữ nhân lãng đãng tức là xướng kĩ, cho nên mới đoán là đa dâm); Thiên Lương Thiên Mã hãm, là người phiêu đãng phong lưu; Lương tại Dậu, Nguyệt tại Tị, là khách phiêu bồng (Hà Phong: chú ý là lúc này Dương Lương đồng cung tại Dậu). Xấu nhất thì là Thiên Lương tại Tị, Hỏa Tinh Đà La đồng độ, thì không chỉ một đời nhiều tai ách, mà còn cô khắc lục thân, đời người lãng đãng không có chỗ dựa/che chở.

Thiên Lương cũng là sao của “giới truyền thông” (传播之际星), tính chất truyền thông này, là do vì Thiên Lương mang sắc thái của văn diệu, cho nên khi có Xương Khúc Thiên Tài đồng độ, hoặc cung Quan Lộc có Cự Môn đồng cung hoặc đối củng, thì tất có khuynh hướng theo nghiệp truyền thông. (Hà Phong: an Cự Môn, thì tiếp theo là Thiên Tướng, rồi đến Thiên Lương; cho nên Mệnh Thiên Lương luôn luôn có Cự Môn ở cung Phu Thê, nên nhất định là đối cung với cung Quan Lộc).

Nhưng nếu Thiên Lương đồng cung với các sao đào hoa, thì có khuynh hướng của biểu diễn nghệ thuật, nếu lại gặp sát diệu, sẽ chủ vì sắc mà gặp họa (因色致祸), phàm người mệnh Thiên Lương, cung Phu Thê tất có Cự Môn, cho nên đối với hôn nhân nên có thêm sự chú ý/chú tâm.

Thiên Lương tại Tý, nếu (gặp) nhiều sao đào hoa, càng chủ tìm kiếm kích thích (尤其喜找寻刺激), lấy chuyện khốn nhiễu trong tình cảm làm việc vui (以感情困扰为乐事). Lúc này, nếu Xương Khúc hội hợp, thì Xương Khúc cũng trở thành đào hoa, tuyệt không chủ cho người có địa vị cao quí. Mà là một đời người nhiều lãng đãng bất định (且人生亦多浮荡无根).

Cho nên sao Thiên Lương, tuy có ý tứ của sự che chở (虽有荫庇之意), lại còn là thọ tinh, nhưng ngược lại lại không phải là trọn vẹn cát lợi (但却并非全吉), nên khi luận đoán nên lưu ý cung Phúc Đức, và việc hội hợp với Thái Dương là miếu vượng hay lạc hãm. Do vì Thiên Lương tại Mệnh cung, thì cung Phúc Đức nhất định có liên quan đến Thái Âm, cho nên luận Thiên Lương tất cần kiêm luận Nhật Nguyệt.

(Hà Phong: Thiên Lương vốn được gọi là ấm tinh, nhưng xem ra không phải toàn vẹn tốt đẹp).

(Hà Phong: Thiên Lương vĩnh viễn tam hợp với Thái Âm, phàm Mệnh Thiên Lương thì cung Tài Bạch sẽ có Thái Âm, và Thái Âm luôn đối cung với cung Phúc Đức).

(Hà Phong: Mệnh Thiên Lương thì tuyến Phu Quan luôn có Cự Môn, tuyến Phúc Tài luôn có Thái Âm. Cự là ám tinh, Nguyệt là âm tinh, xem ra một đời Thiên Lương không tránh khỏi âm ám trên phương diện tiền bạc, công việc, phúc đức và hôn nhân).

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.