Thái Âm ở cung Mệnh (Thân)
Thái Âm nên nhập miếu, không nên lạc hãm, nên là người sinh vào ban đêm, không nên là người sinh vào ban ngày. Nếu người sinh vào ban đêm gặp Thái Âm nhập miếu thì rất tốt; người sinh vào ban ngày thì giảm phúc. Nếu người sinh vào ban đêm gặp Thái Âm lạc hãm, chưa chắc đã hung, vẫn cần phải xem xét các sao phụ, tá, sát, hoá mà định; nếu người sinh vào ban ngày gặp Thái Âm lạc hãm, ắt sẽ bất lợi đối với người thân phái nữ. Nữ mệnh cũng bất lợi đối với bản thân, hoặc sớm mồ côi.
Cung mệnh vô chính diệu, cung thân ở cung thiên di là Thái Âm lạc hãm, gặp sát tinh (sợ nhất là Hoả Tinh, Linh Tinh), người sinh vào ban ngày chủ về theo mẹ cải giá, hoặc làm con thừa tự của bác hay chú.
Thái Âm thủ mệnh, lại còn chia ra hai nhóm, nhóm người sinh vào thượng huyền (ngày 1 đến 15) và người sinh vào hạ huyền (ngày 16 đến 30). Sinh vào thượng huyền thì cát, đây là thời kỳ trăng tròn dần; sinh vào hạ huyền thì không cát tường, đây là thời kỳ trăng khuyết dần. Người sinh vào hạ huyền càng đúng với ứng nghiệm “theo mẹ cải giá” thuật ở trên.
Thái Âm nhập miếu, gặp sao cát ở tam phương đến hội, chủ về hưởng thụ, nhất là hưởng thụ tinh thần. Tức không mang toàn bộ tinh thần tập trung vào việc kiếm tiền và theo đuổi sinh hoạt vật chất. Còn gặp Văn Xương, Văn Khúc thì thiên về văn chương; gặp Thiên Đồng thì ưa thích âm nhạc, dù gặp Thiên Cơ cũng chủ về có hứng thú nhiều lãnh vực, lấy đó để tiêu khiển. Chỉ đồng độ với Thái Dương là thiếu sinh hoạt tinh thần.
Hễ Thái Âm ở cung mệnh, lúc luận đoán cần phải xem kèm cung phúc đức, mà cung phúc đức ắt sẽ là Cự Môn toạ thủ, cát hung của nó có thể ảnh hưởng đến Thái Âm của cung mệnh, nhất là về phương diện hưởng thụ tinh thần. Thái Âm chủ về phú, nên ưa có Lộc Tồn hoặc Hoá Lộc đồng độ hoặc vây chiếu; trường hợp Lộc Tồn hoặc Hoá Lộc ở cung tam hợp là kế đó. Gặp Hoá Quyền, Hoá Khoa mà không gặp sao lộc, sẽ chủ về tài lộc do địa vị xã hội và học lực quyết định. Cho nên cần phải cực lực tranh thủ tiến bộ; gặp Văn Xương, Văn Khúc là chủ về thông minh; gặp Tả Phụ, Hữu Bật mới có thể làm tăng địa vị.
Thái Âm có bản tính hướng nội, nhưng nếu hướng nội thái quá sẽ chủ về tiêu trầm. Nó không ưa các sao Đà La, Linh Tinh, Hoá Kị, Âm Sát, Địa Không, Địa Kiếp, Thiên Hình. Nếu có các sao hình, hao tụ tập, sẽ chủ về chứng tự kỷ, thiểu năng trí tuệ, hoặc có tâm lý mặc cảm; nhất là ở bốn cung Dần, Thân, Mão, Dậu thì càng đúng.
Cổ quyết: “Thái Dương ở cung Tị, Thái Âm ở cung Dậu, an mệnh ở cung Sửu là chủ về phú, bước lên cung Hằng” (Nhật Tị Nguyệt dậu, an mệnh Sửu phú, bộ thiềm cung); “Thái Dương ở cung Mão, Thái Âm ở cung Hợi, an mệnh ở cung Mùi, phần nhiều đỗ đạt” (Nhật Mão Nguyệt Hợi, an mệnh Mùi cung, đa chiết quế). Đây là Thái Dương, Thái Âm miếu vượng, hội chiếu cung mệnh. Còn nói: “Thái Dương, Thái Âm cùng ở cung Mùi, an mệnh ở cung Sửu, là tài đến bậc hầu bá” (Nhật Nguyệt đồng Mùi, an mệnh Sửu, hầu bá chi tài). Đây là mệnh vô chính diệu, mượn “Thái Âm, Thái Dương” của cung Mùi để an sao, cũng bằng Thái Dương, Thái Âm hội chiếu. Hễ Thái Dương, Thái Âm hội chiếu, trong các tình hình thông thường thì tốt hơn Thái Dương, Thái Âm đồng cung. Vì tính chất của Thái Dương, Thái Âm đồng cung không hợp nhau, dễ sinh khuyết điểm.
Cung mệnh được Thái Dương, Thái Âm giáp, nếu Thái Dương và Thái Âm miếu vượng thì cũng chủ về phú quý. Giáp Thiên Phủ Hoá Khoa, hoặc Thiên Phủ đối nhau với Liêm Trinh Hoá Lộc là cát lợi; giáp Vũ Khúc, Tham Lang Hoá Lộc là kế đó.
Thái Dương ở cung Hợi, Thái Âm ở cung Mão, không phải là cách cục “phản bối”, các sách thường lầm. “Phản bối” là Thái Dương ở Tuất, Thái Âm ở cung Thìn. Cách cục “phản bối” chủ về rời xa quê hương, hay làm con nuôi người khác, nếu có Hoả Tinh, Linh Tinh đồng cung, thì còn bé đã rời xa cha mẹ, sát tinh nặng chủ về bị bỏ rơi. Nếu lại gặp các sao phụ, tá cát, thì rời xa quê hương mà phát phúc.
Thái Âm không ưa có Kình Dương, Đà La cùng ở cung mệnh, chủ về gian khổ. Nếu Thái Âm Hoá Kị (hoặc hội sao kị, hoặc Thái Âm Hoá Kị bị Kình Dương, Đà La giáp cung), đều chủ về không có duyên với lục thân, cô quả linh đinh, còn chủ về dễ đầu tư sai lầm.
Thái Âm chủ về ẩn tàng, vì vậy cũng không nên có Địa Không, Địa Kiếp, Thiên không đồng độ. Mức độ không cát tường lớn hơn so với Thái Dương.
Thái Âm chủ về phú, cho nên rất ưa gặp sao lộc. Hoá Lộc là rất tốt, Lộc Tồn là kế đó. Thái Âm Hoá Quyền chỉ chủ về quản lý tài chính, hoặc nắm quyền tài chính, dù có thể phú cũng nhờ đó mà ra.
Thái Âm độc toạ ở hai cung Mão hoặc Dậu, ở cung dậu ưu hơn ở cung Mão rất nhiều. Có điều, nếu ở cung Mão gặp các sao phụ, tá cát mà không gặp sát tinh, lại được cát hoá, đây là cách cục “phản bối”, chủ về đại phú.
Đối với Thái Âm độc toạ ở hai cung Mão hoặc Dậu, các cung hạn Cự Môn, “Liêm Trinh, Thiên Tướng”, Thất Sát, Thiên Cơ là những đại vận hoặc lưu niên có tính then chốt. Cách cục “phản bối” thì không luận Thiên Cơ.
Thái Âm độc toạ ở hai cung Thìn hoặc Tuất, Thái Dương và Thái Âm đều sáng, là thượng cách. Có điều, cần phải được cát hoá mới chủ về phú quý. Nếu không có sao cát, mà gặp sát tinh, sẽ chủ về danh lợi đều trống rỗng, hôn nhân cũng bất lợi.
Đối với Thái Âm độc toạ ở hai cung Thìn hoặc Tuất, các cung hạn “Liêm Trinh, Tham Lang”, Cự Môn, “Vũ Khúc, Thất Sát”, Thiên Cơ là đại vận hoặc lưu niên có tính then chốt.
Thái Âm độc toạ ở hai cung Tị hoặc Hợi, ở cung Tị phần nhiều dễ có những khuyết khuyết đáng tiếc; nữ mệnh chủ về chồng là người tính toán cho người khác nhiều hơn là tính toán cho mình; nam mệnh phần nhiều trôi dạt. Đây là do Thái Âm lạc hãm phát tán thái quá. Ở cung Hợi, gọi là “Nguyệt lãng thiên môn”, gặp sao lộc thì chủ về kiếm được tiền một cách bất ngờ mà thành đại phú.
Thái Âm độc toạ ở hai cung Tị hoặc Hợi, gặp các sao đào hoa và các sao sát, hình, kị, hao, chủ về nhiều âm mưu mà còn ham tửu sắc.
Đối với Thái Âm độc toạ ở hai cung Tị hoặc Hợi, các cung hạn “Thiên Đồng, Cự Môn”, Thất Sát, “Liêm Trinh, Thiên Phủ”, “Thái Dương, Thiên Lương” là những đại vận hoặc lưu niên có tính then chốt.
(Dẫn theo blog Trần Nhật Thành)