Phép hội sao

Phép hội sao là một bí ẩn của tử vi. Nó cho biết bản chất Thiên Không, bản chất cung quan. Phép hội sao có bản chất là thứ tự. Vũ trụ này có trật tự. Gia đình thì có tôn ti, không thể hổ lốn cá mè một lứa nhâu nhâu. Nôm na là đường tròn có chiều. Tuy khi tĩnh là cân đối nhưng khi động thì có một chiều ưu tiên như gốc—>thân—>ngọn.

Vì sao Nhật Nguyệt phản bối bị coi là xấu khi chính xung thìn tuất và ở thế hãm địa. Vì Nhật Nguyệt là một cặp âm dương, cần phối hợp với nhau hơn là đồng cung và xung chiếu. Khái niệm đồng cung ở đây được hiểu là chồng chéo. Chứ không phải như cặp tình nhân được đặt lên một giường. Đồng cung ví như một cái áo mà cả hai người chui vào, một toa lét mà cả hai người ngồi lên. Và ý nghĩa tổng quan là phải chọn 1 trong 2. Cho nên Nhật Nguyệt đồng cung ý nghĩa kém tốt, Nhật Nguyệt xung đối ý nghĩa kém hay. Nhật Nguyệt tam hợp với nhau hoặc cùng giáp cung sửu mùi được coi là tốt hơn.

Lý luận trên lấy mặc định Nhật Nguyệt có bản chất đơn lẻ là tốt, nhưng hai cái tốt đó như hai ông tướng trong cờ tướng, không bao giờ được nhìn mặt nhau, nhìn thấy nhau là có vấn đề. Cho nên Không Kiếp với mặc định bản chất đơn lẻ là xấu. Khi chúng đồng cung hoặc xung đối thì ý nghĩa là trở nên tốt đẹp, vì cái xấu kìm hãm lẫn nhau. Hình ảnh của Nhật Nguyệt tứ mộ và Không Kiếp tứ sinh là điển hình ý nghĩa của xung và thủ.

Quay lại Đào Hồng. Chúng là một cặp âm dương như Nhật Nguyệt. Đào chủ sắc, thì Hồng chủ nết. Đào chủ tươi sáng, thì Hồng chủ đằm thắm. Đào chủ đẹp, thì Hồng chủ tốt. Tương quan vị trí của chúng có lúc tam hợp, có lúc đồng cung, có lúc xung đối, và có lúc không phối hợp. Và khi Đào Hồng đồng cung hoặc xung đối thì tuổi đó là tuổi tí ngọ mão dậu. Cụ thể là tuổi tí ngọ thì Đào Hồng tương xung, còn mão dậu thì Đào Hồng đồng cung. Ta hiểu theo hình ảnh của Nhật Nguyệt thì hai cái tốt này đồng cung hay xung đối đều không tốt. Ứng hợp thay khi đó Thiên Không tứ mộ.

Quay lại sự xung chiếu. Sự xung chiếu cho thấy anh xung tôi thì tôi xung anh. Rõ ràng không thể phân biệt được ai xung ai. Các bạn đừng tưởng tôi nói đùa, vì hiện nay 99.99% giới tử vi chẳng hiểu xung và tam hợp thực sự là gì. Ai dè bản chất của xung rất đơn giản, đó là tôi với anh, chẳng có ai phải nể ai cả, chẳng có ai phải theo ai cả. Tôi với anh cá đối bằng đầu, húc vào nhau đến như cá chày đỏ mắt. Và tử vi nhận định điều đó là xấu. Vì âm với dương phối hợp và chuyển hóa lẫn nhau. Nếu đương đầu trực diện xung nhau như vậy thì kết quả là cả tôi và anh đều bị sứt mẻ và kiềm chế.

Khi xung, không ai là chủ. Vậy khi tam hợp nhất định phải có chủ. Tam hợp của mệnh và tài khác tam hợp của mệnh và quan, mặc dù tài và quan đều tam hợp với mệnh. Cho nên vòng tròn tam hợp phải có một thứ tự ưu. Có thể là ngược hay thuận chiều kim đồng hồ, nhưng phải có một thứ tự ưu. Theo chiều của 12 cung thì ta thấy sự “quản” ngược chiều kim đồng hồ là quan quản mệnh, mệnh lại quản tài. Trong tử bình là quan khắc ta, ta khắc tài. Như vậy vòng tam hợp mệnh tài quan thì thứ tự mệnh—>tài—>quan phải có một ý nghĩa đặc biệt.

Đưa lên cung vị, thì đó chính là phép hội sao. Ảnh hưởng của các tinh đẩu trong hai cung tam hợp tới là không như nhau, và có chiều ưu tiên.

Như vậy, sẽ có câu hỏi thú vị. Là trong tam hợp vĩnh viễn Đào Hoa với Kiếp Sát thì Đào quản Sát hay Sát quản Đào ?

Khi Thiên Không ở dần cho tuổi sửu. Đào Hoa ở ngọ. Hồng Loan đồng cung Thiên Không. Khi đó Đào tam hợp với Hồng thì Hồng quản Đào hay Đào quản Hồng. Sách của tác giả Thiên Lương cho rằng ở đây Thiên Không có xu hướng cái không của tu hành sắc không. Tức ở đây Hồng Loan át Đào Hoa, hay Đào phải theo Hồng, mà Hồng quản Đào. Tuổi hợi, Đào Hoa ở tí, Hồng Loan ở thìn. Đào Hoa đồng cung với Thiên Không. Và Thiên Lương cho rằng trường hợp này Đào át Hồng trong cách cục. Nói cách khác Đào quản Hồng, Hồng phải theo Đào.

Như vậy chiều ưu khi hội sao là chiều thuận kim đồng hồ, ngược với chiều ưu của 12 cung xuất phát từ mệnh. Sao tam hợp phía tay phải có tác dụng mạnh hơn sao tam hợp phía trái. Như Thiên Tướng vĩnh viễn chịu sự quản lý của Thiên Phủ do Tướng tam hợp từ phía trái lại so với Phủ.

Giữa xung đối và thủ, thì xung đối buộc phải đối mặt không thể lẩn tránh, cho nên khi bị Hóa Kỵ xung có thể chắc chắn ảnh hưởng của Kỵ, còn khi Kỵ thủ thì ảnh hưởng của Kỵ trong vận đó có thể khá mờ nhạt. Nên khi Kiếp Không hãm địa xung từ cung đối diện sang, thì ảnh hưởng của Không Kiếp hãm là không thể tránh khỏi. Như trường hợp bị chiếu tướng, không thể nào không xử lý mà có thể đi quân khác.

Đó là phép hội sao. Và đáng tiếc là Kiếp Sát quản Đào Hoa cho nên hồng nhan họa thủy.

(Tác giả: AlexPhong)

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.