Ngũ Hành
CON NGƯỜI LÀ MỘT ĐỘNG VẬT CÓ LINH.
Nói “Con người là một động vật có linh” có nghĩa là cần phải xem xét con ngưòi trên cả hai phương diện: phần xác và phần hồn. Tạo ra phần Xác là quyền của Cha Mẹ, thuộc Âm. Và theo cấu trúc trên thì tạo phần Hồn thuộc về Thiên định (Ngũ hành nạp âm là phần Hồn, thuộc Dương). Chính vì thế mà người xưa đã nói: “Cha mẹ sinh con, Trời sinh tính”.
Nhìn trên 12 cung Địa Bàn, ta thấy có:
* Bốn cung Tràng Sinh (Tứ Sinh), là các cung mang Địa chi Dần – Thân – Tị – Hợi, thuộc các quẻ Cấn – Khôn – Tốn – Càn ở vào 4 hướng Đông Bắc – Tây Nam – Đông Nam – Tây Bắc, giữ các Thiên can Giáp – Canh – (Bính – Mậu) – Nhâm, thuộc các hành Mộc – Kim – (Hỏa – Thổ) – Thủy. Đó là Tứ sinh Dương.
* Bốn cung Tứ Tuyệt là: Mão – Dậu – Ngọ – Tí, thuộc các quẻ Chấn – Đoài – Ly – Khảm, và là chính hướng của 4 hướng Đông – Tây – Nam – Bắc, giữ các Thiên can Ất – Tân – (Đinh – Kỷ) – Quí, thuộc các hành Mộc – Kim – (Hỏa – Thổ) – Thủy. Đó là Tứ sinh Âm.
Quan sát tổng hợp các cung tứ sinh, tứ tuyệt đó ta sẽ thấy chúng phản ánh vào vận mạng con người theo từng thời gian, từng góc độ, tạo nên các thông tin cho mỗi chủ thể, được định theo tính lý của các Thiên can chứ không theo các Địa chi, cho nên nói: Trời sinh tính là thế. (Thiên là Trời…)
Sự xuất hiện các thông tin có tính định mệnh (mạng) ấy lại được ấn định và diễn biến theo từng năm (gọi là Thái Tuế – vua của năm) và có chu kỳ là 60 năm.
Ví dụ: đối với người sinh năm Đinh Dậu, ta nói người đó mang mệnh Sơn Hạ Hỏa, khi nói năm Đinh Dậu ta nói đó là năm Hỏa, Hỏa đấy là Hỏa ở Phương Tây, Hỏa ở quẻ Đoài, Hỏa của Tân…
Nhưng cũng cần biết tiếp, là theo thuyết luân hồi thì cái thân xác hiện hữu ở cõi giới này của con người chỉ là một phần trong cuộc đời của người đó. Câu hỏi đặt ra là: Người đó từ đâu đến? Sau khi trả thân cho cát bụi thì người đó đi về đâu? Con người tâm linh từ đâu tới?
Bộ môn Tử Vi vốn giúp người ta biết mình để tu học, là người không có chân mạng tu hành thì biết mình, biết người mà đạt đạo làm người, có mạng tu hành phải biết con người xác phàm, con người tâm linh của mình hợp Thiên hay hợp Địa… để từ đó biết đường tu học, nếu Nhân hợp Thiên thì có thể thắng Địa, nếu Nhân hợp Địa có thể thăng Thiên, cho nên mới có câu “Đức năng thắng số”. Đức ở đây là chữ Biết để học tập, vận hành, cho hợp thời vậy.
Tác giả Nguyễn Hoàng Phương trong cuốn Tích hợp đa văn hóa Đông – Tây cho một chiến lược giáo dục tương lai (Nhà xuất bản Giáo dục – Hà Nội – 1996) đã trích dẫn các quan điểm về một vũ trụ có trật tự của các tôn giáo như sau:
· Quan điểm vũ trụ có trật tự của Lão Giáo thì vũ trụ có 36 tầng trời.
· Quan điểm vũ trụ của Thông Thiên Học thì vũ trụ gồm 7 cõi chính, thành 49 cõi con; trong đó có các cõi hữu hình và các cõi vô hình.
· Quan điểm vũ trụ của Đạo Phật có rất nhiều cõi như: có 10 cõi Tiên, có 6 cõi Trời dục giới, 4 cõi Sắc giới, có các cõi Vô Sắc giới và 4 cõi Người, 4 cõi này là:
Ø Cõi Tây Ngưu Hóa Châu: Cõi này không chú ý đến việc học hành mà chỉ chú trọng đến việc làm giàu, mua bán, đổi chác…(Trên lá số Tử Vi thuộc các cung Thân – Dậu; giữ các Thiên can Canh – Tân; thuộc Phương Tây, thuộc quẻ Khôn, Đoài). Cõi này thường lấy “con Trâu” để trao đổi, mua bán. (Cũng hiểu rộng ra là cõi nhiều động vật – gia súc…).
Ø Cõi Bắc Cu Lô Châu: Đây là cõi trung gian giữa cõi Diêm Phù Đề và cõi Trời. (Thuộc Hợi – Tý; giữ các Thiên can Quý – Nhâm; thuộc Phương Bắc; thuộc Càn – Khảm).
Ø Cõi Đông Thắng Thần Châu: cõi này không có tư hữu, mọi người đều bình đẳng với nhau về quyền lợi, tài sản, không phân biệt giai cấp, mỗi người đều lấy sự học hành, tri thức đạo đức làm lẽ sống; người nào học cao thì đứng đầu theo sự suy tôn của quần chúng (Thuộc Dần – Mão; thuộc Giáp – Ất; thuộc Phương Đông; thuộc Cấn – Chấn).
Ø Cõi Nam Thiên Bộ Châu: đây là cõi chúng ta đang ở, còn gọi là cõi “Diêm Phù Đề”, cõi này lấy Vàng làm chuẩn, do vậy người cầm đầu một nước gọi là đức Kim thượng, mọi người tại cõi này ganh đua nhau làm giàu.
Phân biệt như vậy để có thể biết phần Linh hồn của con người đó, tức là phần Ngũ hành nạp âm, ở khoảng không gian & thời gian (Thiên can & Địa chi) đó, từ đâu đến? và cũng để trả lời câu hỏi rằng “Theo Thiên định (không đổi), thì sau khi hiện diện ở cõi này thì người đó đi về đâu?”
Điều này Kinh Dịch chỉ rõ là: đến thì bất dịch mà đi thì biến dịch, tùy thuộc vào Tháng – Ngày – Giờ sinh nữa, và cũng phụ thuộc rất lớn vào vào tâm thức, đức độ, sự tu học của từng người… ta sẽ lần lượt xem xét (ở đây ta lấy con người làm tiêu chí để luận lí).
Ví dụ: một người Nam sinh năm Nhâm Dần; tháng Quý Mão; ngày Bính Thìn; giờ Canh Dần, ta có các tiêu chí sau:1. Sinh năm Nhâm Dần à Ngũ hành nạp âm (phần Linh Hồn) là Kim Bạc Kim (hành Kim): Thiên định kiếp trước là Người từ cõi Đông Thắng Thần Châu tới. Tại sao ta biết như vậy? Đó là vì Dần thuộc phương Đông và trong các tuổi Dần chỉ có một tuổi Nhâm Dần mang hành Kim, đồng thời ngôi Dần – Thân là “cửa Người” theo tính lý các cửa của đạo Phật. (Nếu là tuổi Nhâm Thìn chẳng hạn, thì ta nói người này kiếp trước là ATULA từ cõi Đông Thắng Thần Châu đầu thai về làm người tại cõi Nam Thiên Bộ Châu này).2. Là Nam mạng (thuộc Dương) hành Kim àkhi hiện hình tại cõi này được địnhTràng Sinh tại Tỵ, Đế Vượng tại Dậu, Tử tại Tí, nhập Mộ tại Sửu, Thai tại Mão, như vậy người này thiên định đầu thai về Mão: về phương Đông thuộc Đông Thắng Thần Châu, thuộc quẻ Chấn là cửa Quan (cửa Súc sanh) có nghĩa là kiếp sau người này thiên định lại quay về cửa Quan tại cõi Đông Thắng Thần Châu.3. Nhật Nguyên sinh (ngày sinh) là Bính – Hỏa giữ Nhân định: Bính Hỏa Tràng Sinh tại Dần, Đế Vượng tại Ngọ, Tử tại Dậu, Mộ tại Tuất, Thai tại Tí, như vậy bản thân người này khi sống làm người tại cõi Nam Thiên Bộ Châu này, luôn luôn hành sự, tu học… theo hướng sau này đầu thai về cửa Phật của cõi Bắc Cu Lô Châu.4. Cục của lá số khi lập thành Tử Vi là Mộc Tam Cục à như vậy “Cục Đất” để trồng “Cây” này lại là Mộc, giữ phần Địa định (xã hội, môi trường…) là: Tràng Sinh tại Hợi, Đế Vượng tại Mão, Tử tại Ngọ, Mộ tại Mùi, Thai tại Dậu và ta thấy Địa định xu thế để người này kiếp sau làm Quan tại cõi Tây Ngưu hóa Châu.Như vậy cả ba phần Thiên định – Địa định – Nhân định đều không cùng hành với nhau, nhưng theo thuyết tương sinh của Ngũ hành thì Mộc sinh Hỏa, cho nên phần Địa định (Mộc) tương sinh phần Nhân định (Hỏa) và ta nói: kiếp sau người này được vào cửa Phật tại cõi Bắc Cu Lô Châu.Ta lại phải biết thêm tính giới của 12 Địa chi (cửa- Mật giáo):
Æ Tý – Ngọ là cửa PhậtÆ Tị – Hợi là cửa TiênÆ Dần – Thân là cửa NhânÆ Thìn – Tuất là A Tu LaÆ Mão – Dậu là: Súc sanhÆ Sửu – Mùi là: Ngạ quỷ
Như vậy, khi xem trong Tứ Trụ các Địa chi của Năm – Tháng – Ngày – Giờ sinh của một người, ta cũng đã biết người đó Thiên định có thể tu học theo con đường nào, có thể vào cửa Phật hay chỉ tu vào các cõi Tiên…
III. THUYẾT NGŨ HÀNH.
Ngũ hành hiện hữu và Ngũ hành nạp âm
Thuyết Ngũ hành chia ra Ngũ hành hiện hữu và Ngũ hành nạp âm, khi lý giải vào Tử Vi thì:· Con người phần Xác lấy Thiên can ngày sinh là hành trong Ngũ hành hiện hữu. Xét Ngũ hành hiện hữu thì chú ý vòng Tương Sinh – Tương Khắc và biết về quan hệ Lục Thân (Bốc Phệ) của Ngũ hành:· Con người phần Hồn lấy Ngũ hành nạp âm làm gốc, đây là con người Tâm linh, con người Tư duy, cho nên cung Phúc Đức trên lá số giữ vai trò rất quan trọng cho mỗi Mạng.Từ lý giải trên, khi lập thành lá số, nhờ cung Phúc đức và các sao cài đặt trong cung, ta có thể phân biệt được một phần cá nhân đương số. Cung Phúc Đức này nói về Tâm linh, về đức nghiệp của các đời trước, nhưng khi nói về thực tại thì đó lại là tâm hồn, tư duy, còn khi nói về hậu vận là nói tới con cái của người có lá số.Vì vậy, một người có cung Phúc nằm tại một trong ba ngôi Tràng Sinh – Đế Vượng – Mộ thì tốt hơn những người không được cung phúc nằm vào ba ngôi này. Nếu các sao trong cung Phúc lại đồng hành hoặc sinh cho hành của Mệnh thì các sao đó ảnh hưởng mạnh và trực tiếp với người có lá số.Cho nên khi dùng Ngũ hành nạp âm để dự đoán cho con người, phải nắm chắc vòng Tràng Sinh, chú ý là khởi vòng này theo Kinh Dịch.Ví dụ: Một người tuổi Nhâm Dần, mạng là Kim Bạc Kim (Ngũ hành nạp âm là Kim – phương Đông), Nam mạng, ta xét: Thiên can chữ Nhâm có ngũ hành là Dương Thủy; Địa chi chữ Dần mang ngũ hành Dương Mộc.Xét vận năm Nhâm Dần ta nói: đây là năm Thiên – Địa tương sinh, Ngũ hành bản Mệnh của người đó là Thiên can Nhâm (Thủy) sinh cho Địa chi Dần (Mộc).Năm Nhâm Dần, Ngũ hành nạp âm là Dương Kim, như vậy Kim ở đây là Phụ mẫu của Thủy, là Quan quỷ của Địa chi Mộc. Theo đó, người ở tuổi Nhâm Dần này thì Cha có lợi mà Mẹ thì bất lợi… Nên phần nhiều những người tuổi Nhâm Dần nam mạng mà sinh vào mùa thu thì rất khắc Mẹ, còn nếu là nữ mạng thì hại Cha, điều này liên quan đến vòng sinh – tử, âm – dương khác nhau. Cũng là mạng Kim của tuổi Quý Mão, nhưng nếu là Nam Mạng lại hại Cha vì khi đó Kim âm sinh tại Tý, Quý (Thủy) vốn đã phát sinh cho Mão (Mộc), lại còn phải sinh tiếp thì kiệt mất, còn Kim Dương, Tử tại Tí (Thủy) thì Thủy Vượng (theo bảng Vượng – Tướng – Hưu – Tù – Tử – Tuyệt).
(Dẫn theo trang hoc-tuvi.blogspot.com)